Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Cấp phép 2.100 lao động TQ: Vì phụ thuộc nguồn vốn TQ?

Datviet

(Tin tức thời sự) – “Có thể khi triển khai tuyển dụng người của nước họ đề ra những tiêu chuẩn, phía công nhân VN không đáp ứng được”.
Trước thông tin Công ty China Chengda Engineering vừa tuyển trên 2.100 người lao động Trung Quốc làm việc tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, tỉnh Trà Vinh. Giáo sư, Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình.
Việc tuyển dụng đang quá phụ thuộc vào chủ đầu tư

Cảnh sát giao thông bị nhiều người vây đánh


***!!! Xã hội hỗn quân hỗn quan!!!  -Đúng là “thượng bất chánh hạ tắc loạn” – Quan mà thanh liêm có đạo Người thì làm sao mà Dân làm thế, trong Xã hội loài người muốn tốt đẹp,an bình, thì Kẻ cai trị, những người có học,những người có địa vị …trong xã hội phải làm gương tốt và làm trước những điều tốt, thằng cha ăn cướp, nhậu nhẹt đàng điếm bịp bợm…thì không lý do gì dạy thằng con nên người tốt được.-Loạn thật rồi!!!
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/canh-sat-giao-thong-bi-nhieu-nguoi-vay-danh-20140708235230807.htm
Thứ Tư, 02:03  09/07/2014
Khoảng 17 giờ ngày 8-7, hàng trăm người trên địa bàn TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã vây đánh 2 cảnh sát giao thông vì cho rằng rượt đuổi đối tượng vi phạm dẫn đến suýt tông người.
Nhiều người chứng kiến vụ việc cho biết lúc đó, 2 cảnh sát giao thông điều khiển xe đuổi theo một xe máy có dấu hiệu vi phạm. Khi đến đoạn giao nhau giữa đường Trần Hưng Đạo và Hoàng Văn Thụ, xe cảnh sát giao thông suýt tông một người đi đường. Tuy người suýt bị tông không bị thương tích nhưng ngay sau đó, hàng trăm người kéo đến đòi hành hung 2 cảnh sát giao thông trên.
Hàng trăm người dân vây quanh CSGT
Hàng trăm người dân vây quanh cảnh sát giao thông
Một số đối tượng quá khích lợi dụng lúc đông người để đánh người đang làm nhiệm vụ, buộc lòng 2 cảnh sát giao thông phải gọi điện cho lực lượng CSCĐ đến giải cứu. Được biết, đây là tổ công tác thuộc lực lượng cảnh sát giao thông Công an TP Kon Tum.
Tối cùng ngày, Đại tá Từ Lam, Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum, cho biết chưa nghe thông tin vụ việc và sẽ cho điều tra.
Tin-ảnh: H.Thanh

Nhà báo Hoàng Tùng: Dân chủ hóa là giải phóng trí tuệ…

CAND

Hồng Thanh Quang

Nhà báo Hoàng Tùng (1920-2010) là một nhân vật nổi tiếng vào loại hàng đầu trong làng báo chí cách mạng Việt Nam, một người không chỉ được đánh giá là cây bút lý luận xuất sắc mà còn là nhà quản lý báo chí cự phách. Tôi đã có may mắn được hầu chuyện ông khi ông đã ở tuổi ngoại “bát thập”. Và ngay cả khi đó, nhà báo Hoàng Tùng vẫn giữ được phong độ tư duy minh mẫn và sắc sảo.
Trong không khí hướng tới kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2014), xin được trích giới thiệu cùng bạn đọc một phần nội dung cuộc trò chuyện đó. Còn không ít những chi tiết thú vị trong cuộc trò chuyện này xin sẽ được giới thiệu ở những thời điểm thích hợp khác.
- Hồng Thanh Quang: Ngày xưa và cả bây giờ cũng vậy, người ta  vẫn hay nghĩ rằng, cái tên do cha mẹ đặt cho mình có ảnh hưởng không nhỏ đến đường đời của mỗi con người. Như thể định mệnh vậy! Trong trường hợp của ông, hình như đại đa số người Việt đều biết tới ông với cái tên Hoàng Tùng, một nhà báo lão thành! Nhưng theo tôi biết, ông họ Trần và Hoàng Tùng không phải là tên thật của ông. Theo cảm nhận của ông,  liệu có phải vì đổi tên gọi nên cuộc đời của ông mới diễn ra như đã diễn ra không?

TRÁI ĐẮNG GENÈVE (1954)

Vietstudies

Cùng một tác giả bài  Thủ tướng có thật sự không màng “hữu nghị viễn vông”?
Hạ Mai
Sự thay đổi Ban lãnh đạo trong điện Kremlin sau cái chết của I.V.Stalin (5-3-1953) – một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ XX, đã khiến các nhà lãnh đạo phương Tây nghĩ đến khả năng giảm bớt căng thẳng quốc tế. Hy vọng đó được thể hiện trong bài phát biểu nổi tiếng “The chance for Peace” của Tổng thống Eisenhower (16-4-1953) và phát biểu tại Hạ viện nước Anh của Thủ tướng Winston Churchill (11-5-1953). Kêu gọi tổ chức đàm phán cấp cao nhằm “hạ nhiệt” cuộc Chiến tranh Lạnh đang rất “nóng” của Nguyên thủ một số nước phương Tây gặp sự phản hồi tích cực của Liên Xô. Hội nghị Genève được “thai nghén” trong điều kiện đó.
1- Đường đến Genève

Còn cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy

Vietstudies

Nguyễn Trung
Chẳng lẽ đốn đời đến mức phải nói lời cảm ơn với cái giàn khoan HD 981 hả trời đất!? Tôi cảm thấy xấu hổ trong lòng về ý nghĩ này, và quả thực  trong bụng có lúc tôi đã nghĩ như vậy!
Sự thật là không ít các bạn đồng niên của tôi cũng có cách nghĩ như thế trước một thực tế đau lòng: Hàng chục năm nay, chí ít là từ khi anh Trần Quang Cơ trong cuốn Hồi ức và suy nghĩ  (2001) của mình đã giấy trắng mực đen cảnh báo rành rành trước cả nước về mối họa Thành Đô. Nhưng tất cả cứ như nước đổ đầu vịt! Các lời cảnh báo khác qua mấy khóa đại hội đảng cũng thế…

Liệu còn ai dám “Yêu nước”

Quechoa

Nàng Hương/ Bà Rịa Vũng Tàu
“Yêu nước” luôn luôn là một truyền thống quý báu và là một đặc tính nổi bật của con người Việt Nam trong suốt bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Có thể nói rằng, cảm hứng “yêu nước” luôn luôn ẩn sâu trong dòng máu mỗi con người Việt, từ thuở bào thai cho đến khi “đã nằm xuống”. Và đã có hàng tỷ cách mà nhân dân thể hiện lòng yêu nước.
  Dạo gần đây, Nhân dân Việt Nam chúng ta đang phải tiếp nhận thêm một số khái niệm “yêu nước” mới. Đặc biệt, những khái niệm “yêu nước” mới này lại đến từ cửa miệng của quan chức cao cấp đầu ngành. Thường những lời nói đi ra từ cửa miệng của các quan chức đều mang tính “bị ngờ vực” cao, và được nhân dân soi rất kỹ. Và ngôn lời của các vị bộ trưởng đương nhiệm cũng không là một ngoại lệ.

Thêm Macau đòi bỏ phiếu dân chủ làm TQ khốn đốn

 Motthegioi

- 16:11 09-07-2014
Người biểu tình Hồng Kông giằng co với cảnh sát hôm 2.7. Ảnh TL
Người biểu tình Hồng Kông giằng co với cảnh sát hôm 2.7. Ảnh TL

 Sau Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh lại dính thêm một cơn đau đầu mới. Lần này đến lượt đặc khu Macau. Kinh đô cờ bạc thế giới muốn noi gương Hồng Kông tổ chức một cuộc trưng cầu đòi cải cách dân chủ.
Chưa khi nào làn sóng trăm hoa đòi dân chủ tại các vùng miền ở Trung Quốc lại dâng cao như hiện giờ.
Đã sẵn sàng phản kháng

‘Lãng tử hồi đầu’

Tạp ghi Huy Phương  – Nguoiviet

Từ năm 111 trước Công Nguyên, Việt Nam bắt đầu 1,000 năm Bắc thuộc, trong thời gian này đã có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại sự thống trị của vương triều phương Bắc.

Sau khi giành độc lập, các triều đại phong kiến của Việt Nam thường có một thái độ ngoại giao là khôn khéo và mềm mỏng, duy trì bang giao với các triều đại phong kiến, và giữ chế độ triều cống để nhận được sự công nhận ngoại giao của các triều đại Trung Quốc.
Việt Nam đã giữ việc gửi sứ giả sang triều cống các hoàng đế Trung Hoa với những lễ vật, đặc sản địa phương hàng năm hoặc khi có sự thay đổi ngôi vị lãnh đạo, hay kế vị ngôi vua với mục đích để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tâm lý là để xoa dịu một quốc gia lớn mới bị bại trận khỏi mất thể diện.

ẢO TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH TRUNG QUỐC

Danquyen

(The illusion of Chinese power)
David Sambaugh
The National Interest
25-6-2014
Sự thông thái qui ước cho rằng cỗ xe khổng lồ Trung Quốc không thể bị chặn lại, và thế giới phải điều chỉnh theo thực tế của người khổng lồ Á châu này, với tư cách là một cường quốc thế giới. Những nhà tiên tri về sự nổi lên của Trung Quốc đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ vừa qua. Họ đều tô vẽ hình ảnh của thế giới vào thế kỷ thứ 21 với Trung Quốc là một tác nhân thống soái. Sự tin tưởng này là một điều có thể hiểu được, và rất phổ biến; nhưng thực ra, đó là một sai lầm.

MỘT KIỂU PHẢN ỨNG THỦ THỈ

 Boxitvn

Nguyễn Văn Tuấn
Sáu ngư dân đã bị Tàu cộng bắt dưới họng súng, và lôi về Tàu. Không ai biết họ đang bị giam ở đâu và tính mạng ra sao. Đã BỐN ngày trôi qua. Phía VN phản ứng ra sao? Nói chung là phản ứng như thủ thỉ. Nhưng qua những cái gọi là phản ứng này chúng tôi mới thấy tình cảnh của ngư dân là giống như “đem con bỏ chợ”. Đây là vài cái tít tiêu biểu:
Thoạt đầu là xác định vị trí bị bắt:

Thư bạn đọc

 Boxitvn

Bồng Sơn
Trong lúc mọi người Việt Nam yêu nước đang căm phẫn bọn Tàu cộng (cộng sản màu sắc TQ) xâm lược vùng đặc quyền kinh tế của nước ta trên Biển Đông, dọc quốc lộ 14 phường Trần Hưng Đạo TP Kon Tum xuất hiện những hộp đèn nhỏ in rõ hình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và câu nói hợp lòng dân của ông: Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông. Thái độ trong lời nói đó dù sao cũng làm cho dân có phần yên lòng là lãnh đạo không bán nước, không nhu nhược như dư luận. Riêng tôi cũng có cảm xúc như vậy. Tuần trước, khi đi đến một số tỉnh, tôi không thấy tỉnh nào tuyên truyền hình và lời TT như tỉnh Kon Tum nên đã nói với mấy người bạn: Phạm Thanh Hà (Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo)  làm việc được đấy! Cán bộ đảng viên ngày nay phải có dũng khí và có chính kiến của mình, chứ cứ theo lối mòn trên thì quan liêu, dưới thì bảo sao nghe vậy là không còn được nữa rồi!
Thế nhưng sáng nay các hộp đèn đó đã bị lột hết rồi!

Đứa con ngỗ nghịch và đứa con hoang, ai hơn ai?

Boxitvn

Bình luận của GS Nguyễn Đăng Hưng
Cứ nghĩ Triều Tiên điên rồ cam phận chạy theo chủ nghĩa viễn vông làm tay sai cho Trung Cộng. Triều Tiên hiếu chiến, chỉ lo súng đạn khí giới hạch nhân, hoả tiễn công phá… Các hành động, chủ trương của chính quyền Triều Tiên những năm gần đây chỉ rõ sự xác đáng của những nhận định trên. Bởi vậy, đề xuất mới đây (http://www.kcna.co.jp/top-eng.html) của Triều Tiên thật bất ngờ!
Triều Tiên đã trở thành đứa con ngỗ nghịch!

Tàu vận tải TQ hối hả chở vật liệu ra mở rộng trái phép Gạc Ma

http://soha.vn/quoc-te/tau-van-tai-tq-hoi-ha-cho-vat-lieu-ra-mo-rong-trai-phep-gac-ma-20140708161151549.htm
Anh Tuấn – My Lan – theo Trí Thức Trẻ | 09/07/2014 07:29

(Soha.vn) – Các trang tin Trung Quốc cho rằng, những hành vi trái phép của Trung Quốc ở đá Gạc Ma đã được nước này tính toán kỹ lưỡng, lên kế hoạch từ rất lâu.
Kể từ khi dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép đá Gạc Ma của Việt Nam, Trung Quốc đã liên tục cải tạo, xây dựng nhiều thế hệ công trình từ nhà tạm đến nhà kiên cố tại đây, nhằm biến Gạc Ma thành căn cứ quân sự, phục vụ mưu đồ bành trướng Biển Đông. Gần đây, tiến độ và quy mô các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Gạc Ma ngày càng nguy hiểm.

PGS.TS Trần Đình Thiên:Căng thẳng với Trung Quốc, cổ phần hóa phải…

(Tài chính) – Việc đùn đẩy cái khó cho các doanh nghiệp khác chính là cách giết chết doanh nghiệp khác nhanh hơn. Nói cách khác là kéo nhau cùng chết
PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam thẳng thắn nêu quan điểm.
CPH không triệt để, tái cơ cấu sẽ thất bại
PV: - Công cuộc tái cấu trúc như các chuyên gia đã nói “tái mãi mà không chín” và cứ Xuân – Thu nhị kỳ các Diễn đàn kinh tế lại đều đặn nhắc về sự chậm trễ tái cấu trúc, nhất là đối với khối doanh nghiệp nhà nước. Nhưng theo ông, tái cơ cấu bằng cách chuyển những doanh nghiệp khó khăn cho các tập đoàn khác, thay tên đổi họ, khoanh nợ giãn nợ… thì có tiến hành tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước theo cách này được không và vì sao?

Biệt đãi Formosa: Việt Nam muốn được gì?

(Doanh nghiệp) – “Với Formosa, các mục tiêu của một dự án FDI (hút công nghệ,vốn,lao động…) dường như đều đi ngược lại nhất là với cách ưu đãi đặc biệt cho dự án này”.
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh đã đưa ra nhận định như vậy trước việc Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh được Chính phủ cho nhiều ưu đãi ở mức rất cao. Formosa được ưu đãi kịch trần, miễn tiền thuê đất 15 năm, miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định.
Biệt đãi ngược với kinh tế học?