Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Mỹ là “thế lực thù địch” trong bản tuyên bố chung Trung – Việt

Basam

Ifeng.com

Mỹ là “thế lực thù địch” trong bản tuyên bố chung Trung – Việt

Tiết Lý Thái – bình luận gia chuyên mục trang Phượng Hoàng võng
19-10-2011
Ý cốt lõi:  “Thế lực thù địch” mà hai nước Việt Nam, Trung Quốc cùng phải đối mặt, không phải chỉ các nước tuyên bố có chủ quyền ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) khác trong khối ASEAN, cũng không phải chỉ Nhật Bản và Ấn Độ, cả hai còn chưa đủ nặng ký, chưa thể được gọi là “thế lực thù địch” mà hai nước Việt Nam, Trung Quốc cùng phải đối mặt. Nói trắng ra, “thế lực thù địch” chính là nước Mỹ.

THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM PHỦ NHẬN LIÊN KẾT VỚI MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC: NƯỚC NHỎ TÌM LIÊN MINH ĐỂ CHỐNG NƯỚC KHÁC LÀ TỰ SÁT


Basam

6. 6. 2013
 Người dịch:  XYZ
 1
Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh
Việt Nam với Trung Quốc núi sông nối liền, song gần đây vấn đề Nam Hải[i] đã dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Theo một số nhà phân tích, Việt Nam đang tìm cách hợp tác với Mỹ chống lại Trung Quốc. Ngày 6.6, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang ở thăm Trung Quốc đã nhận lời phỏng vấn của trang Hoàn cầu (www.huanqiu.com),  ông nêu rõ, Việt Nam sẽ không liên minh với nước khác để đánh lại nước thứ ba, nước nhỏ mà tìm liên minh để chống nước khác thì chắc chắn là tự sát.

Việt Nam xoay trục – Để Hà Nội không còn lo lắng và gần Washington hơn

Basam

Foreign Affair
Tác giả: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
09-09-2014
Chiến lược quốc tế của Việt Nam đang chuyển dịch một cách kịch tính. Trong nhiều năm qua, Việt Nam hy vọng rằng họ có thể đối phó được động lực nắm quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc bằng cách thể hiện nhượng bộ Bắc Kinh đúng mức. Vì mục đích đó, các quan chức tại Hà Nội đã cố gắng nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ với các đối tác Trung Quốc, đồng thời theo đuổi quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, đặc biệt là các nước láng giềng ASEAN, nhưng không liên minh với nước nào cả.

Góc nhìn sinh viên về phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay

Danluan

Phóng viên Dân Luận thực hiện
Dân Luận – Phân hóa giàu nghèo (PHGN) là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Và tại Việt Nam trong những năm gần đây, sự PHGN đang tăng nhanh và thể hiện rõ rệt trong đời sống của người dân mà bất kỳ ai cũng có thể cảm thấy được.
phanhoa.jpg 

Phóng viên Dân Luận có dịp ngồi trao đổi trò chuyện cùng một số bạn sinh viên của trường Đại Học Kiến trúc tại TP. HCM. Và sự PHGN trong xã hội Việt Nam hiện tại được các bạn cảm nhận chia sẻ qua góc nhìn riêng của mình – một góc nhìn của thế hệ sinh viên trẻ.
Người bạn trẻ mà chúng tôi muốn thực hiện cuộc nói chuyện là Nguyễn Đoàn Thành, Sinh viên năm 3 của trường ĐH Kiến Trúc TP.HCM.

Đi vay để tiêu sớm

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

000_Hkg644364.jpg
Ảnh minh họa chụp tại một trung tâm chứng khoán ở Hà Nội trước đây.  AFP PHOTO

Cuối tháng qua, giới chức Hà Nội cho biết Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu quốc tế trị giá khoảng một tỷ Mỹ kim để đảo nợ. Điều ấy nghĩa là gì, Diễn đàn Kinh tế xin tìm hiểu qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây…

Cái giá của tờ giấy nợ


Cải cách ruộng đất (1949 – 1957)

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – người tù bất khuất trở về trong chiến thắng


Danlambao – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – người bị chế dộ CS kết án nặng nhất trong đợt trấn áp hồi năm 2008 sẽ ra tù vào ngày 11/9/2014, sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam.
Nếu không có gì thay đổi, ông Nghĩa sẽ bị công an trại giam An Điềm (Quảng Nam) áp giải lên xe đưa về nhà riêng tại Hải Phòng để ‘bàn giao’ cho địa phương.
Theo bản án được tuyên vào năm 2009, nhà văn 65 tuổi này sẽ tiếp tục bị án quản chế 3 năm tại địa phương, một hình thức giam lỏng tại gia, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Đặng Chí Hùng đến bến Tự Do



Cập nhật: Ngay khi đặt chân đến Canada, Đặng Chí Hùng gửi lời cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã hỗ trợ anh đến được bến bờ tự do, như Lao Động Việt, Radio Đáp Lời Sông Núi, Ân xá Quốc tế, HRW, RSF…
‘Đặc biệt là những độc giả trên Danlambao và các website khác đã quan tâm, lo lắng trong lúc tôi bị cầm tù. Đó là điều tôi rất hạnh phúc. Một lần nữa, cám ơn tất cả mọi người đã yêu thương và coi tôi như một người thân trong gia đình’, Đặng Chí Hùng cho biết.

Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào.

Đanchimviet

GS Trần Đức Thảo        http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/09/tdthaos.jpg
                                                          GS Trần Đức Thảo
Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối qua lời ghi chép lại của Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có và cuối cùng chỉ còn biết thở dài với một thứ triết lý bi quan: Quả đúng là một kiếp người-. Quả đúng là một hành trình chữ nghĩa đầy gian lao và khổ cực phải đối đầu với nỗi sợ thường trực hầu như suốt đời. Cái đói no vốn là thiết thân với sự sinh tồn của con người, vậy mà so với nỗi sợ hãi bị theo dõi và ám hại xem ra còn nhẹ nhàng hơn nhiều.

Cải cách Ruộng ̣đất: văn bản và ý kiến

 Boxitvn

clip_image001
Triển lãm ‘tài sản địa chủ’ tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội

Nhìn lại một số văn bản và ý kiến trước đây và hiện nay nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất đang diễn ra tại Hà Nội:
Luật Cải cách Ruộng đất 04/12/1953 do Hồ Chí Minh ký:
Chương IV: Cơ quan chấp pháp và phương pháp thực hiện cải cách ruộng đất

Nhà xuất bản nói về tác động của tác phẩm Đèn cù

Kính Hòa, phóng viên RFA

Quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh
Quyển sách tư liệu mang tựa đề Đèn Cù của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh RFA files

Cuối tháng Tám  2014 tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh được nhật báo Người Việt xuất bản tại miền Nam California, Hoa Kỳ. Nhà báo Đinh Quang Anh Thái cho biết nhận định của ông về tác động của quyển sách này lên chính trị và xã hội Việt nam.

Sự thật của cuộc triển lãm ‘cải cách ruộng đất’

An Nhiên, thông tín viên RFA

Hình ảnh một trong hàng trăm hàng ngàn vụ đấu tố của cộng sản
Hình ảnh một trong hàng trăm hàng ngàn vụ đấu tố của cộng sản Files photos

Chính quyền Hà Nội quyết định cho phép triển lãm những hình ảnh, di vật trong thời gian Cải Cách Ruộng Đất, tuy nhiên cuộc triễn lãm có phản ánh đúng với những gì đã diễn ra trong lịch sử?
Không đầy đủ không trung thực

Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất

Hiệu Minh


Tuổi thơ xem đấu tố. Ảnh mang tính minh họa. Tuổi thơ xem đấu tố. Ảnh mang tính minh họa.
Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc.
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Dư chấn thời thơ ấu kéo dài 60 năm chưa dứt
Nếu nói rằng tôi nhớ cuộc đấu tố địa chủ làng khi 3-4 tuổi có lẽ bạn đọc không tin, nhưng tôi từng tham dự và nhớ thật. Chẳng hiểu vì lý do gì mà mẹ tôi cho mấy chị em đi xem đấu địa chủ trên bãi đất rộng toàn cỏ gà, hồi đó là bãi tha ma, trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình).

Nhân triển lãm CCRĐ đang diễn ra tại Hà Nội: VỀ NGƯỜI BỊ “BẮN THÍ ĐIỂM” TRONG CCRĐ

https://scontent-2.2914.fna.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/936685_655830821204558_7448170147349381688_n.jpg?oh=2b135a0a578652899517dced9d340f30&oe=5485EDE0

Lê thọ Bình FB

Cho đến nay, Cải cách ruộng đất (CCRĐ) 1953-1956 vẫn là một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Kết quả là hàng trăm ngàn người bị bắt, giết, gia đình ly tán.
Người đầu tiên được “lựa chọn” để “xử bắn thí điểm” là bà Nguyễn Thị Năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện về bà Năm, từ khi bà bị bắn năm 1953 cho đến nay, vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và còn không ít những uẩn khúc cần tiếp tục được giải mã.

CCRĐ- bi kịch của lịch sử dân tộc
Để chúng ta có thể hình dung lại, mức độ, quy mô và hậu quả của một trong những giai đoạn bi thương nhất của lịch sử dân tộc, chúng ta cùng nhau trở về thời kỳ 1953-1956.

***TIN NGÀY 10/9/2014 -Thứ Tư.



Chính trị – Xã hội

TQ lên tiếng vụ xây đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa
TQ lên tiếng vụ xây đảo nhân tạo, căn cứ quân sự trái phép ở Trường Sa  -(GDVN) – Cái bà Oánh gọi là “cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo” thực chất chính là mở rộng các hoạt động đồn trú quân sự trái phép.===>>>
Mời xem lại :  Báo Hoàn Cầu: Việt Nam hãy lượng sức khi đã từng nếm mùi đau đớn?!  -(GDVN) –  *** Nó mắng ai nhỉ, chớ Dân Việt nam thì “không bao giờ nếm’ mà bụp cho mang đầu máu chạy về Tàu như…Vịt tàu….
Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính  -(ĐV) -Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng…đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
Trung Quốc ngang ngược khống chế, đập phá, cướp tài sản tàu Việt Nam  -(VnM)   —   Trung Quốc lại đập phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam  -(PLTP) –   Chuyện xảy ra vào các ngày 1/8, 14/8 và 15/8, Trung Quốc đã “khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân” trên các tàu QNg 96416 TS, QNg 96674 TS và QNg 96697 TS   —   Ngư dân bị cướp, cả tháng sau đảng mới dám… xì! - (DLB)   —   Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân   -(ĐV)   —   Yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam  -(NLĐ)   —   Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không ngăn cản tàu của ngư dân   -(TTXVN)

Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách ruộng đất


 
Nguyễn Quang Duy – Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học… được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.

Chuyện ngày ‘Cải Cách Ruộng Đất’



P. Vũ (Danlambao) Tôi gửi cho Danlambao câu chuyện có thật 100%. Đây là câu chuyện trong cải cách ruộng đất ở quê tôi. Nay tôi đã già rồi, nếu không viết lại được thì e rằng câu chuyện này tôi sẽ mang về cõi âm mãi mãi. Chuyện là thế này:

Trung Quốc lại đập phá tài sản, đánh đập ngư dân Việt Nam

http://plo.vn/thoi-su/trung-quoc-lai-dap-pha-tai-san-danh-dap-ngu-dan-viet-nam-494929.html
Thứ Ba, ngày 9/9/2014 – 18:18
(PLO)- Theo thông tin xác minh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong các ngày 1 và 14/8 vừa qua, các tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96416 TS và QNg 96674 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản. Vietnam+ phát lúc 18g08 ngày 9-9 cho biết như trên.

Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Nghiêm trọng hơn, ngày 15/8 vừa qua, trong khi đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96697 TS đã bị hai canô cao su cùng số hiệu 207 của Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân.

Ông Nguyễn Trung: Chỉ cần đảng CSVN đặt lợi ích dân tộc lên trên hết

Basam

H1Nguyễn Đình Ấm
09-09-2014
Tôi và anh bạn được ông Nguyễn Trung tiếp tại tư gia giữa buổi chiều mưa thu tầm tã. Chúng tôi đội mưa đến nhà ông thật không uổng. Cả khu làng Võng Thị (nay thành phố Võng Thị, Tây Hồ HN) im lìm trong tiếng mưa rơi, lá rụng…làm cho câu chuyện giữa chúng tôi và ông như không bao giờ dứt.
Ông Nguyễn Trung nguyên là đại sứ VN ở Thailand, trợ lý nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, một chức tước mà người như tôi không bao giờ quan tâm. Thế nhưng, tôi ngưỡng mộ và mong gặp ông qua những bài viết rất chí lý, tâm huyết về quốc kế, dân sinh như “Còn cay đắng hơn chuyện Mỵ Châu, Trọng Thủy, Hiểm họa đen, Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc…”.

Tự triển lãm ảnh Cuộc cải cách ruộng đất tại miền bắc 1949-1956

        
Ông Hồ Chí Minh nói với ông Hoàng Tùng, Chánh Văn phòng TƯ: “Mình đã nói là để cho mình đánh xong giặc Pháp rồi thì muốn làm gì hãy làm, nhưng họ không nghe, cứ ép mãi, thành ra bây giờ hỏng hết cả”.
– Nếu ta được toàn quyền làm theo ý ta thì ruộng đất vẫn về tay nông dân mà mọi sự sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Nhưng ta làm sao dám bất tuân họ, súng đạn phải xin, lương thực phải xin, tiếng nói trên diễn đàn quốc tế vẫn phải nhờ cậy lúc này lúc khác. Vì cái lớn mà phải chịu nhẫn nhịn những cái nhỏ. Cũng là may, trong những năm đánh Mỹ ở cơ quan chiến lược không có ông cố vấn Tàu hay Nga nào, có thì rách việc lắm.
(Nghĩ muộn, Nguyễn Khải)

Bùi quang Minh FB

Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là “bóc lột”, “phản quốc” (theo Pháp, chống lại đất nước), “phản động” (chống lại chính quyền) như địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập… được Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956. Cải cách ruộng đất tịch thu tài sản, đất đai của những người này và chia cho bần nông, cố nông; đồng thời tiến hành đấu tố và xử tội họ.

Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính

(Bình luận quân sự) – Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng…đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng phi pháp, biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh cung cấp thì tình hình có vẻ như đúng, trên đó đang hình thành một sân bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?
Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian.
Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian.

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu


Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

Cao Huy Huân -VOA

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Lực lượng vũ trang cần trung thành với ai?

Anh Vũ, thông tín viên RFA

000_Hkg380740.jpg
Lực lượng vũ trang Việt Nam AFP photo

Khẩu hiệu “Trung với Nước – Hiếu với Dân” của ông Hồ Chí Minh liên tục được dùng để giáo dục các chiến sĩ trong lực lượng võ trang trong hàng chục năm qua. Song đến bây giờ, khẩu hiệu đó bị sửa thành “Trung với Đảng – Hiếu với Dân”.

Tết Trung Thu xã hội chủ nghĩa

 VietTuSaiGon – RFA

Một đất nước mạnh hay yếu, yên bình hay bạo loạn, người ta căn cứ vào độ ổn định của thế hệ già và sự nỗ lực của thế hệ trẻ. Độ ổn định ở đây cần được hiểu là tầm mức văn hóa và tính nhân văn; Sự nỗ lực của thế hệ trẻ ở đây có thể có thiên hình vạn trạng mục tiêu nhưng thước đo của nó vẫn là tính nhân văn và phông văn hóa của lớp trẻ. Cách hưởng thụ hay vui chơi của lớp trẻ cũng phản ánh rất nhiều về tính cách cũng như tương lai của quốc gia, dân tộc.

Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? – Phần I

JB Nguyễn hữu Vinh -RFA

Tôi sinh ra sau khi cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) được thực hiện xong. Khi tôi có chút hiểu biết thì những sự kiện đã xảy ra trước đó cả chục năm vẫn hàng ngày, hàng giờ được nhắc lại như một nỗi kinh hoàng. Nỗi kinh hoàng đó không phải là bom rơi, đạn lạc, người chết  hay lũ lụt… mà nó hiển hiện và tồn tại trong từng công việc, từng cách nghĩ, việc làm của người dân Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ “cuộc cách mạng long trời lở đất” trước đó được gọi là CCRĐ.


“Long” và “lở”