Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Đại tướng quân hai lúa Trần Quốc Hải kể chuyện chế tạo xe bọc thép

*** Không biết Đại tướng quân BTQP CHXNCN VN Phùng quang Thanh khi đọc tin này có “tâm tư” không nhỉ??

Motthegioi


Hai cha con ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân Châu, Tây Ninh) bên chiếc xe bọc thép mới chế tạo
Hai cha con ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân Châu, Tây Ninh) bên chiếc xe bọc thép mới chế tạo
   Ông Trần Quốc Hải, nông dân ở huyện Tân Châu, Tây Ninh vừa được Quốc vương Campuchia trao tặng Huân chương Đại tướng quân vì thành công trong việc chế tạo xe bọc thép tại nước bạn. Chuyện làm xe học thép ông kể không khác gì canh bạc. 

Sống lại những phút giây Bức tường Berlin sụp đổ

Thụy My – RFI

Ngày 09/11/1989, « Bức tường Ô nhục » do Đông Đức dựng lên năm 1961 đã sụp đổ dưới áp lực của đám đông dân chúng, sau 28 năm hiện diện. Mời các bạn cùng xem lại những hình ảnh cảm động cách đây 25 năm (theo Nouvel Obs).
Một bé gái Tây Đức dùng một hòn đá đập vào tường, ngày 19/11/1989.

Sau 25 năm Việt Nam vẫn kém Đông Âu

Việt Nam ‘đánh lén’ Trung Quốc vụ Exxon?

BBC

Trung Quốc nhiều lần phản đối Việt Nam khai thác dầu khí ở Biển Đông với nước ngoài
Hoàn Cầu Thời báo vừa đăng bài chỉ trích hợp đồng khí đốt của Việt Nam với tập đoàn Mỹ Exxon Mobil, gọi đây là ‘đánh lén’ sau lưng Trung Quốc.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được nói là đang đàm phán hợp tác với Exxon Mobil về một dự án điện khí tại Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ đôla.
Tuy chưa có xác nhận chính thức từ cả PVN lẫn Exxon về dự án này, phía Trung Quốc đã đưa ra phản ứng gay gắt.

Tường Berlin: Biểu tượng Chiến Tranh Lạnh và sự phá sản của Chủ nghĩa Cộng sản



Kỷ niệm ngày Tường Berlin sụp đổ: 9 tháng Mười Một
Thái Phục Nhĩ (Danlambao) - Thế Chiến II làm thay đổi trật tự quyền lực của thế giới. Đế quốc thuộc địa của các nước phương Tây như Anh, Pháp, Hòa Lan tan rã, quyền lực rơi vào hai nước lớn: Mỹ và Liên Bang Soviet. Hai thế lực này vốn đối nghịch nhau về ý thức hệ, nhưng trong chiến tranh tạm gác qua mọi xích mích để đánh phe Trục. Sau chiến tranh mới bắt đầu lao vào một cuộc đối đầu mới: chiến tranh lạnh. Sự đối đầu chính trị, kinh tế, và võ trang này toàn diện và căng thẳng, khiến những nước nhỏ hơn buộc phải chọn một trong hai phe. Tây Âu và Nhật Bản được Mỹ hậu thuẫn, mau chóng phục hồi và trở thành những nước mạnh trên trường quốc tế. Đông Âu bị Stalin áp đặt chính thể cộng sản từ sau Thế Chiến II cho tới đầu thập kỷ 1990, chính trị hóa ngột ngạt và kinh tế rơi vào chỗ èo uột. Bức tường Berlin dựng lên giữa thủ đô Berlin của Đức là biểu tượng cho sự chia rẽ này giữa tư bản và cộng sản.

Lý giải sự tàn bạo của Stalin

VHNA

Anne Applebaum

Lý giải sự tàn bạo của Stalin
Kho lưu trữ hồ sơ của Nga hé lộ rằng Stalin không phải là một kẻ điên rồ mà là một nhà lý luận tài tình và duy lý đến mức không gì lay chuyển được.
Làm sao mà Stalin đã trở thành Stalin? Hay nói một cách chính xác hơn: làm thế nào mà Iosif Vissarionovich Djugashvili – cháu của hai người nông nô, con của một người phụ nữ làm nghề giặt quần áo và một thợ sửa giầy – đã trở thành Nguyên soái Stalin, người chịu trách nhiệm cho những vụ giết người hàng loạt dã man nhất mà thế giới từng biết đến? Làm sao mà một cậu bé sinh ra tại một thị trấn vùng núi heo hút ở Gruzia đã trở thành một nhà độc tài nắm quyền kiểm soát một nửa châu Âu? Làm sao mà một chàng thanh niên mộ đạo, người đã chọn theo học để trở thành một linh mục, lại trở thành một người nhiệt thành với chủ nghĩa vô thần và một người theo chủ nghĩa Marx?

Xã hội hóa chính trị: Nho giáo với chính trị

VHNA

Hồ khang – Hồ Hoàng Thái
[Qua tác phẩm “Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử” của Trần Văn Giàu]
Nền giáo dục Việt Nam thế kỷ XIX được đặt trên tấm thảm nhung của lịch sử, có lẽ vì thế mà không kém bị lên án, khi được triều đình ra sức củng cố và trọng vọng. Sự sùng bái Nho học từ Gia Long đến Tự Đức không có dấu hiệu đứt quãng, mà ngày càng được tăng cường. Hệ thống giáo dục với hai cấp độ Trung ương và địa phương, với trường công và tư, đã sản sinh ra một thế hệ nho sĩ ghi tên trong lịch sử một cách tự hào, nhưng cũng tủi hổ. Dương Quảng Hàm tóm tắt cách tổ chức việc học việc thi của nhà Nguyễn như sau:Nay ta nhận kỹ thì phép tắc ấy (việc học, việc thi – người viết)cũng là phỏng theo quy củ đời Lê:

Phan Khôi và bước chuyển từ chính trị sang văn hóa

VHNA

Đỗ Lai Thúy

Phan Khôi và bước chuyển từ chính trị sang văn hóaTrong thế kỷ XX, nếu lấy chính trị và văn hóa như là hai chiều kích đối lập nhau trong một khung lịch sử, thì con đường của người trí thức Việt Nam diễn ra theo các chuyển động rất phức tạp. Tuy vậy, có thể khái quát thành những xu hướng cơ bản sau: 1) từ chính trị sang văn hóa; 2) từ văn hóa sang chính trị; 3) từ văn hóa đến văn hóa; 4) vừa chính trị vừa văn hóa. Trong các xu hướng này, con đường từ chính trị sang văn hóa, tuy không được số đông hành cước, nhưng lại là con đường phát lộ nhiều vấn đề của xã hội Việt Nam hiện đại, và có ý nghĩa đặc biệt trong sự hình thành tầng lớp trí thức độc lập. Bởi vậy, suốt thế kỷ trước, người ta thường thấy một hiện tượng rất đáng lưu ý: một nhân vật đang mải mê hoạt động, sau một sự cố nào đó, liền từ giã sự nghiệp chính trị chuyển sang hoạt động văn hóa. Phan Khôi là một trường hợp đầu tiên và tiêu biểu.

Những con số tướng lãnh VN: nên hiểu như thế nào?

GS Nguyễn văn Tuấn FB

Nhiều năm trước, một anh bạn làm nghề báo chí nhưng không hẳn là kí giả, đưa ra một nhận xét làm tôi giật mình. Anh nói với tôi: “Ông nói nhiều về lạm phát con số giáo sư và tiến sĩ, nhưng ông không chú ý là VN còn lạm phát về tướng tá.” Một tay nâng tách cà phê Trung Nguyên, tay kia anh chỉ ra đường nơi một người cảnh sát giao thông đang làm việc, anh nói: “Có thời nào trong lịch sử VN mà trung tá đứng đường phạt vi phạm giao thông?” Nhưng hôm nọ khi nghe Phùng đại tướng nói không phong tướng thì “anh em tâm tư” (1), giờ tôi mới hiểu một chút tại sao VN có nhiều tướng tá. Tôi phải sưu tầm con số tướng lãnh để trước hết là hiểu vấn đề, và sau là để tham khảo sau này.

Không chỉ có một bức tường Berlin ô nhục

JB Nguyễn hữu Vinh -RFA

Ngày 9/11, kỷ niệm 25 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ – một sự kiện đáng nhớ trong đời sống chính trị thế giới, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc sụp đổ bất khả kháng của cái gọi là “Phe Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Người ta còn nhớ, cách đó chưa lâu Liên Xô – được coi là “Người anh cả” của hệ thống Cộng sản trên thế giới đã tuyên bố “Hoàn thành giai đoạn xây dựng CNXH để tiến lên bước đầu xây dựng “Chủ nghĩa Cộng sản”, ở đó “Của cải tuôn ra dào dạt, người người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” và mọi chế độ, nhà nước, đảng phái… không còn tồn tại. Tưởng như, khối cộng sản thế giới sẽ là một thực thể vững chắc không gì lay chuyển nổi.

Con đường của IDS

Nguyễn thị Từ Huy -RFA

Thật thú vị khi thấy bài « Nghịch lý nhân sự » của tôi nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả C. Nguyễn, khiến ông/bà viết bài trao đổi dưới nhan đề « Vài ý kiến về bài viết “Nghịch lý nhân sự” của Nguyễn Thị Từ Huy ».
Ông/bà C. Nguyễn, trong bài viết của mình, đưa ra một cách nhìn khác với cách nhìn của tôi, và đứng từ một góc nhìn khác với góc nhìn của tôi. Các độc giả, với góc nhìn và sự hiểu biết riêng của mình, tự họ sẽ có cách đánh giá riêng, cách lĩnh hội riêng đối với từng bài viết. Cá nhân tôi luôn tin tưởng ở sự công tâm của công chúng nói chung, và công chúng trên internet nói riêng.

Bạo hành những người bất đồng chính kiến: Thủ đoạn mới của cộng sản Việt Nam


Trần Quang Thành (Danlambao) - Từ đầu năm 2014 đến nay, số vụ bắt tạm giam những người bất đồng chính kiến tại VN chỉ có 3 vụ, thay vào đó công an cộng sản Việt Nam đã đẩy mạnh hành động giả danh côn đồ bạo hành những người bất đồng chính kiến, tín đồ các tôn giáo và cả người dân.
Từ Sài Gòn, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, là một nạn nhân của hành động bạo hành này đã chia sẻ với phóng viên Trần Quang Thành như sau:

***TIN NGÀY 10/11/2014 -Thứ Hai.


Chính trị – Xã hội

Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm và làm việc tại Israel  -(VOV)    —   Myanmar thất bại ở Biển Đông, Trung Quốc đòi bàn COC với từng nước  -(GDVN)
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc muốn sống hòa hợp với các nước láng giềng -(GDVN) – Hòa bình kiểu Trung cộng là chiếm Biển Đảo, đất đai của Quốc gia láng giềng.
Nghiên cứu Việt nam ở Mỹ: Phỏng vấn giáo sư Peter Zinoman  -(RFA)
Chế xe bọc thép cho Campuchia, 2 nông dân nhận huân chương  -(VTC)  -Ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân Châu, Tây Ninh) và ông Trần Quốc Thanh (con trai ông Hải) vừa được Vương quốc Campuchia trao huân chương.   —  Hai nông dân Việt được Campuchia trao huân chương Đại tướng quân  -(MTG)   —  Mấy chục nghìn thằng, con mang học hàm học vị GS, TS nghĩ gì khi đọc tin này?  -(Ngân An FB)