Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Việt Nam rộ lên tin đồn về sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh


Thụy My -RFI blog

Bài đăng : Thứ sáu 29 Tháng Tám 2014 – Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 29 Tháng Tám 2014 
Từ mấy ngày qua tại Việt Nam đã rộ lên tin đồn về sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên trung ương đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương bị bệnh nặng đang chữa trị ở Mỹ, thậm chí có tin cho biết ông vừa qua đời sáng nay 29/08/2014. Báo chí trong nước đã cải chính tin xấu về tình hình sức khỏe của nhân vật đang phụ trách công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Thanh, 61 tuổi, là Chủ tịch đầu tiên của Đà Nẵng sau khi tỉnh này tách rời khỏi Quảng Nam. Năm 2003 ông giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, và đến cuối năm 2012 khi Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nội chính Trung ương.

***TIN NGÀY 31/8/2014 – Chủ Nhật.

Chính trị – Xã hội

Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) - tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa  -(RFI)
Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) – tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines =>>
Các phương tiện của Trung Quốc tham gia xây dựng tại bãi Gạc Ma Từ một bãi chìm , mới hồi   tháng 6/2014 đến nay mà Trung cộng làm thế này thì kinh thật- Cho nên cái

Bắc Kinh chống quyền tự do ứng cử lãnh đạo Hồng Kông


Khẩu hiệu "bất phục tùng" được dựng lên gần khu trung tâm tài chính Hồng Kông ngày 31/08/2014.
Khẩu hiệu “bất phục tùng” được dựng lên gần khu trung tâm tài chính Hồng Kông ngày 31/08/2014.  -REUTERS/Bobby Yip

Tú Anh  -RFI

Đúng như tiên liệu, chế độ Trung Quốc không cho người dân Hồng Kông tự do ra tranh cử chức vụ lãnh đạo hành pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc với vai trò bù nhìn thông qua các quyết định của đảng Cộng sản buộc các ứng cử viên tranh ghế lãnh đạo Hồng Kông phải là người « yêu nước » và được « chọn lọc ».

Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an ép tội

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh.
Ngày 12-6-2013 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn – phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tập trung phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Source Blog danoan2012

Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.

Chuyến đi khôi phục 16 chữ vàng và 4 tốt

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 17 tháng 8, 2014 ở Bắc Kinh  -Courtesy NEWS.CN (Xinhua/Ding Lin)
Ba điểm thống nhất được công khai sau chuyến làm việc tại Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến dư luận quan ngại. Lý do là Hà Nội không thay đổi gì trong quan hệ với Bắc Kinh sau sự cố giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, là một trong số những người có quan ngại như vừa nêu.
Gia Minh có cuộc nói chuyện với ông và trước hết ông đưa ra nhận định về những điều có thể được trao đổi tại Bắc Kinh trong chuyến đi của ông Lê Hồng Anh mà không được báo chí loan tin.

Con đường lệ thuộc vừa được gia cố

Nam Nguyên, phóng viên RFA


Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tiếp ông Lê Hồng Anh nhân chuyến thăm Trung Quốc hôm 26/8/2014  -Photo courtesy of baothainguyen.org.vn
Quan hệ Việt Trung sau sứ mạng Lê Hồng Anh bắt đầu được chi phối từ “nguyên tắc ba điểm” mà hai bên đạt được ngày 27/8/2014 ở Bắc Kinh. Có vẻ cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 đã chìm vào dĩ vãng, để hai Đảng Cộng sản khôi phục và tăng cường quan hệ và tất nhiên là sự hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước.
Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS một tổ chức tư nhân tự giải thể, từ Hà Nội phát biểu:

An-nam thời mạt giáo

Baron Trịnh


1. Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” với kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng và áp dụng cho 327.127 học sinh đang gây nhiều tranh cãi lẫn bức xúc trong dư luận.
Tranh cãi không phải vì đổi mới hay đổi cũ, cải tiến hay cải lùi, cũng như cần-lao An-nam đã quá quen với những chính sách trên trời hay sặc mùi lợi ích nhóm trong ngành giáo dục. Mà là vì không hiểu tại sao Tp.HCM lại chọn và quyết liệt áp dụng cho toàn bộ các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Trong khi vấn đề này còn chưa rõ ràng về tính hiệu quả lẫn tác hại của nó, kể cả ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ.

Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?

Hoàng Xuân Phú

Vậy là đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Nếu coi là “Hiến pháp mới”, thì e rằng ăn quá non nên gạo còn sống sượng. Còn nếu gọi là “Hiến pháp sửa đổi”, thì có lẽ hâm quá đà nên cơm cũ đã cháy khê.
Dù muốn hay không, Hiến pháp 2013 cũng chi phối cuộc sống của Nhân dân ta và sự phát triển của Dân tộc ta trong thời gian tới. Do đó, thay vì ca ngợi ngất trời hay chê bai triệt để, nên tìm hiểu những biến đổi về nội dung của Hiến pháp, để đoán biết hệ quả mà phòng xa hay tận dụng, đồng thời để thấy rõ hơn tâm và tầm của bộ máy lập hiến.  Theo tinh thần ấy, bài này trao đổi về hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp 2013.

NHỚ LẠI VỀ MÌNH

Basam

H1Phạm Quế Dương
30-08-3014
Sách “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH” vừa ấn hành ở Mỹ của Nguyễn Thanh Giang là một công trình đồ sộ. Sách viết về 60 nhân vật lịch sử đã có cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Trần Độ, Trần Dần … đến Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh … Không chỉ kể về khối lượng, với 548 trang in khổ A4, tương đương hơn một nghìn trang in khổ thông thường, sách là một biên niên sử mang hơi hướng sử thi vì được viết không chỉ bằng trí tuệ thật uyên thâm và uyên bác mà còn bằng một tấm lòng ưu ái rất đáng trân trọng.
Về mặt trí tuệ, nhiều bài trong “Đêm Dày Lấp Lánh” có giá trị như một bản tóm tắt luận án tiến sỹ với ngồn ngộn tư liệu và những phát hiện mới làm người đọc ngạc nhiên.

Trình tự Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế

VNTB

(Tái bản lần 2)
Người dịch: Vũ Quốc Ngữ

Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa
Chương 4: Quyền được tiếp cận với thế giới bên ngoài
Người bị giam giữ có quyền thông báo cho người thứ ba rằng họ đã bị bắt hoặc bị giam giữ và nơi họ bị giam giữ. Người bị giam giữ có quyền liên lạc ngay với gia đình, luật sư, bác sĩ, quan chức tư pháp và, nếu là người nước ngoài, người bị giam giữ được quyền liên lạc với nhân viên lãnh sự hoặc một tổ chức quốc tế có thẩm quyền.

Vì sao Đảng Cộng sản luôn sợ sệt Xã hội dân sự?

VNTB

(VNTB) – Nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế và chính trị, người ta thấy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính trị – xã hội trong xã hội dân sự ngày càng tăng.
Những quốc gia tạo ra sự ổn định và phát triển thời gian lâu dài đều có chung một bài học là xử lý tốt mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị – xã hội, và xã hội dân sự trong quá trình hoạch định chính sách.
Ở đây thử lý giải vì sao vẫn còn nhiều người nhân danh Đảng, nhân danh cách mạng và nhân danh cả Chủ tịch Hồ Chí Minh để phản ứng quyết liệt các tổ chức xã hội dân sự.
Nguyễn Cao

Bài 1: Đảng sợ bị hạ bệ

Tháng Chín TPP: Lá tử vi cuối cho Việt Nam?

VNTB

Viết Lê Quân
 
“Việt Nam sắp tiến ra biển lớn”

(VNTB) – Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra một trong vài kỳ họp TPP cuối cùng của năm 2014, cũng mang ý nghĩa như một sự “chung quyết” đối với số phận của Nhà nước Việt Nam có được tham dự vào hiệp định cứu cánh này hay không.
Về thực chất, Việt Nam sẽ chẳng còn mấy cơ hội để tham gia TPP, nếu tiến trình đàm phán vẫn giậm chân tại chỗ như thời gian qua. Sau thời gian đầu ồn ào với nỗi phấn khích tưởng như không có gì kềm giữ nổi, nhiều tờ báo nhà nước bất chợt xẹp nguội nhanh chóng nhiệt huyết tuyên truyền cho việc “Việt Nam sắp tiến ra biển lớn”.

“Lùm xùm” về di chúc Hồ Chí Minh

Võ Văn Tạo/ Quê Choa

Lời bình của Huy Đức:Chỉ khi nào Hồ Chí Minh được nói đến như một nhân vật lịch sử (có đúng, có sai; có mặt sau, có mặt trước của “tấm huân chương”) thay vì như một đấng toàn năng thì Việt Nam mới thoát ra khỏi tình trạng cựa quậy trong đống dây nhợ của quá khứ, rũ bỏ những sai lầm, lựa chọn một con đường khôn ngoan để mưu cầu một tương lai sáng sủa hơn cho dân tộc.
Gần đến ngày 2-9-2014, trong lúc cuộc vận động học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh do ĐCSVN phát động đang ráo riết, cũng là gần đến 2-9 – ngày HCM qua đời (trùng Quốc khánh), báo điện tử Vnexpress (từng tuyên bố dẫn đầu lượng người truy cập báo quốc doanh) ngày 30-8-2014 đăng bài: “Vì sao 20 năm mới công bố ngày mất Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Cuộc Tấn công Quyến rũ của Trung Quốc đã kết thúc?

Nghiencuuquocte

http://nghiencuuquocte.net/wp-content/uploads/2014/08/growing-chinese-soft-power.si_.jpg
Tác giả: Bonnie S. Glaser, Deep Pal | Biên dịch: Viết Tuấn
Ông Tập Cận Bình rõ ràng đang áp dụng đồng thời cả hai chiến thuật hăm dọa và tấn công quyến rũ trong tranh chấp lãnh thổ. Theo đó, Trung Quốc vẫn có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong khi nỗ lực thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Cân bằng chiến lược bấp bênh của Việt Nam

Nghiencuuquocte

20140619_YangJiechi_reuters_0
Tác giả: Lê Thu Hương
Kể từ khi vượt qua những năm tháng bị cô lập đến cuối những năm 1990, Việt Nam đã theo đuổi chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”. Từ năm 2001, Việt Nam đã bắt đầu thiết lập một mạng lưới các mối quan hệ đối tác được định nghĩa một cách linh hoạt, bao gồm: “toàn diện”(tăng cường quan hệ song phương và ngoại giao kinh tế), “chiến lược” và “chiến lược toàn diện” (mức cao nhất của hợp tác dựa trên mối quan hệ dài hạn).

Báo chí Trung Quốc viết về chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh

VHNA

Nguyên Hải dịch và giới thiệu

习近平:中越应回正确发展轨道传统友谊值得珍惜

Dưới đầu đề « Tập Cận Bình : Trung Quốc, Việt Nam nên trở lại quỹ đạo phát triển đúng đắn, mối tình hữu nghị truyền thống đáng được quý trọng » , Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 27/8/2014 đăng bản tin của Tân Hoa Xã nói về cuộc gặp giữa ông Lê Hồng Anh với Chủ tịch Tập Cận Bình, toàn văn như sau:

TẬP CẬN BÌNH CHUẨN BỊ HẠ BỆ GIANG TRẠCH DÂN


"Hình http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/271/2014/7/4/140704_xi-jinping.jpg

Binh Le Tho FB

Theo Epoch Times
Tin về đoàn điều tra chống tham nhũng của lãnh đạo đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đến làm việc tại Thượng Hải đã được thông báo rộng rãi. Một công bố ngắn gọn vào ngày 11 tháng 8 trên trang web chính thức của Viện kiểm sát tối cao Thượng Hải, cơ quan chịu trách nhiệm việc điều tra và truy tố tội phạm, cho biết cuộc điều tra đang được tiến hành một cách nghiêm túc.

‘Chọn Chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm’

BBC

Việc lựa chọn chủ nghĩa cộng sản là một ‘sai lầm’ theo ý kiến của một cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP. Hồ Chí Minh.
Trao đổi với BBC nhân bà Võ Thị Thắng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng mới qua đời ở Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu, cựu đồng chí của bà Thắng trong thời gian trước 1975 tại Sài Gòn, nói:
Chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm. Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ. Chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay

Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa


Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) - tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines
Một bức ảnh mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) – tại quần đảo Trường Sa -chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines

Trọng Nghĩa  -RFI

Theo báo chí Nhật Bản và Ấn Độ vào hôm nay, 30/08/2014, chính quyền Manila vừa công bố ảnh chụp từ trên không cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng cơ sở có thể dùng vào mục đích quân sự trên một số rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không ngần ngại tố cáo thái độ nói một đằng, làm một nẻo của Trung Quốc.

Chuyện tiếu lâm XHCN* :Vụ “chánh thanh tra khoe ăn hai đầu lương”


Vụ “chánh thanh tra khoe ăn hai đầu lương”

Quốc Hùng là công ty của vợ con ông chánh thanh tra ‘ăn hai đầu lương’

Ngày 29-8, một nguồn tin cho biết ban giám đốc Công ty Điện lực Bình Thuận đang tiến hành họp để kiểm điểm và xử lý việc ông Nguyễn Quốc Thắng, Chánh Thanh tra đơn vị này, đã đứng ra giải thích thắc mắc của nông dân tại trụ sở Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Xây lắp điện Quốc Hùng và khẳng định mình “ăn hai đầu lương”.

“Chính phủ đang cân nhắc vay 1 tỷ USD để đảo nợ”

VnEconomy

“Chính phủ đang cân nhắc vay 1 tỷ USD để đảo nợ”Phương thức và lãi suất của đợt phát hành trái phiếu quốc tế sắp tới chưa được tiết lộ…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: “Phát hành trái phiếu lần này chỉ như vay để đảo nợ thôi”.
Ngô Trang
“Do khoản vay khoảng 1 tỷ USD của chúng ta trước đây lãi cao nên Chính phủ đang tính toán vay một khoản khác tương đương với lãi suất thấp hơn”.
Thông tin này được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên xác nhận tại buổi họp báo Chính phủ, chiều tối 28/8.
Theo Bộ trưởng Nên, mục đích của việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ giống như việc vay để đảo nợ. Hiện nay chúng ta có một khoản vay trên dưới 1 tỷ USD, nhưng phải chịu lãi suất cao vì vay vào thời điểm lãi suất cao trước đây.

Huế năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim(*)

http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/hue-nam-1945-va-chinh-phu-tran-trong-kim*

  Lê Xuân Khoa(1)

(Trích)
…Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu.

Danlambao 30/8/2014.

Mật vụ cộng sản đâm xe, ám hại ông Nguyễn Bắc Truyển 



Ông Nguyễn Bắc Truyển tường thuật việc bị công an cố ý đâm xe tối 28/8/2014
CTV Danlambao – Ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động nhân quyền từng bị kết án 3,5 năm tù giam vừa bị 2 viên an ninh cộng sản tông xe gây thương vào lúc 19 giờ tối qua, ngày 28/8/2014 tại Sài Gòn.
Vụ trả thù nghiêm trọng xảy ra khi ông Truyển cùng vợ là bà Bùi Thị Kim Phượng đang đi bộ từ trạm xe bus về nhà. Khi đến trước khu vực số nhà 349 Bà Hạc (phường 4, quận 10), xuất hiện hai tên an ninh điều khiển xe máy lao đến, cố tình đâm thẳng vào vợ chồng ông Truyển.