Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Nhập siêu từ Trung Quốc tăng gấp 8 lần

Infonet

Nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng chóng mặt. ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế (VCCI), đề nghị đoàn đàm phán phải lấy yếu tố Trung Quốc để phân tích rút kinh nghiệm cho các cuộc đàm phán FTA sau.

Khi các FTA song phương và đa phương được ký kết mức độ cam kết về hàng hóa sẽ xóa bỏ 90-100% thuế nhập khẩu.


Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 08 FTA song phương và đang đàm phán 07 Hiệp định khác, TS. Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc Hội cho biết trong Hội thảo “Quốc Hội với việc đàm phán, lý kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA)” do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID).
Hội nhập kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại đã khiến Việt Nam gia tăng xuất khẩu, thu hút nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý, môi trường kinh doanh thông thoáng và an toàn hơn … Khi các FTA song phương và đa phương được ký kết mức độ cam kết về hàng hóa sẽ xóa bỏ 90-100% thuế nhập khẩu.
Hiện đã có 7/10 nước đầu tư vốn lớn vào Việt Nam là những nước đã có FTA với Việt Nam. Khoảng 34% vốn FDI liên doanh, liên kết với DN Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liệu chúng  ta có khai thác được thuận lợi trong FTA? Vì chúng ta đã nhận thấy mặc dù xuất khẩu tăng nhưng giá trị gia tăng không cao, chủ yếu là xuất thô, hàng gia công. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu của các DN FDI ngày càng tăng, từ dưới 50% năm 2002 lên 61,4% năm 2013.
Các mặt hàng trong nước thì bị cạnh tranh gay gắt bởi các mặt hàng cạnh tranh từ chính các nước FTA: gà, tỏi, trái cây… khiến nhập siêu tăng mạnh lại chính từ các nước có FTA với Việt Nam.
Đặc biệt là tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng chóng mặt. Năm 2001, nhập siêu từ Trung Quốc chỉ 210 triệu USD, đến năm 2012 đã tăng vọt lên tới 16 tỷ USD (tăng 76 lần). Nếu tính từ lúc ký FTA giữa ASEAN- Trung Quốc năm 2004 thì mức này gấp 08 lần.
Để rút kinh nghiệm cho các cuộc đàm phán FTA tiếp theo, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế (VCCI), đề nghị đoàn đàm phán phải lấy yếu tố Trung Quốc để phân tích.
Bên cạnh đó, DN xuất khẩu phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp từ các nước nhập khẩu như Hoa Kỳ như: ống dẫn dầu, ống thép không rỉ, chống trợ cấp tôm đông lạnh, tua bin điện gió, ống thép Cacbon, túi nhựa PE, cá tra, cá basa…
Ông Huỳnh cũng cho biết thêm, hiện nhiều DN Việt chưa tận dụng được các lợi ích thuế quan từ FTA, do không biết, do trình tự thủ tục cấp C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ưu đãi phức tạp, do chính DN không đáp ứng đủ các điều kiện ưu đãi.
Với FTA các DN nhỏ và vừa trong nước chủ yếu là điều chỉnh chứ không tận dụng được thời cơ. Điều này cho thấy cách lập định chính sách của chúng ta có vấn đề. Chúng ta chưa làm được những công cụ bảo vệ trong nước về tư pháp.
Linh Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét