Lê Ngọc Thống
(Quan hệ quốc tế) – Liên minh quân sự của Việt Nam với quốc gia nào đó chỉ vì tự vệ và chỉ khi tự vệ.
Trong quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai hay nhiều quốc gia xuất hiện nhiều cách thức mà cơ chế khác nhau như, liên minh; hợp tác, trao đổi đôi bên cùng có lợi…theo hình thức công khai hay là bí mật.
Tùy theo sức mạnh, vị thế của các bên tham gia mà có những cơ chế an ninh phù hợp cho từng bên. Chẳng hạn “Liên minh quân sự Mỹ-Philipines”, thì với vị trí chiến lược quan trọng của mình, Philipines cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự tại đây và đổi lại Mỹ sẽ bảo vệ Philipines trước ngoại xâm.
Hai tàu chấp pháp Trung Quốc chiếc thì phun vòi rồng,
chiếc thì đâm húc tàu Kiểm Ngư Việt Nam trên Biển Đông. Hành động “hữu
nghị” kiểu đại Hán?
|
Tuy nhiên, xung đột quân sự tại khu vực tranh chấp chủ
quyền biển đảo thì đến nay ngoại trừ quần đảo Senkaku của Nhật Bản
tranh chấp với Trung Quốc thì Mỹ tuyên bố là nó nằm trong cơ chế liên
minh quân sự Mỹ-Nhật Bản, nghĩa là Mỹ sẽ trực tiếp tham gia quân sự nếu
xung đột xảy ra, còn với Philipines thì chưa nghe Mỹ tuyên bố như vậy.
Tất nhiên, đằng sau việc Philipines rộng cửa cho Mỹ
vào các vị trí chiến lược của quốc gia gần đây không đơn thuần là chỉ để
bảo vệ Philipines bởi vì nguy cơ Philipines bị Trung Quốc tấn công xâm
lược là không có, Trung Quốc không cần Philipines, cái mà Trung Quốc cần
là các bãi cạn, đảo mà Philipines đang kiểm soát trên quần đảo Trường
Sa cơ, cho nên, những điều kiện Philipines muốn gì ở Mỹ thì thỏa thuận
đó chỉ có họ biết, là bí mật.
Không chỉ với Mỹ, Philipines còn có mối quan hệ an
ninh với Nhật Bản rất thân thiết, Philipines công khai ủng hộ Nhật Bản
tái vũ trang, ủng hộ quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản…và chẳng ngạc
nhiên khi Nhật Bản quyết định viện trợ cho Philipines 10 tàu tuần tra để
đối phó với Trung Quốc, ủng hộ Philipines kiện Trung Quốc.
Như vậy với vai trò trung tâm của Mỹ, một cơ chế an
ninh giữa Mỹ-Nhật Bản-Philipines được củng cố và phát triển phù hợp với
tình hình mới khi Trung Quốc đang hung hăng trỗi dậy, tạo ra một vành
đai mà nếu thêm Việt Nam hoặc Malaysia là bao trọn châu Á-Thái Bình
Dương.
Với Việt Nam hiện nay về công khai, chúng ta chưa có
một cơ chế an ninh chính trị với quốc gia nào trong khu vực. Để xây dựng
một chiến lược “hòa bình chủ động” trong tình hình hiện nay thì dứt
khoát phải chủ động tham gia vào các cơ chế an ninh khu vực, quốc tế mới
có thêm sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Nói “các cơ chế an ninh” vì Việt Nam
có nhiều đối tác, không chỉ Nga, Ấn Độ mà còn có Nhật Bản, Philipines,
Mỹ…mà qua đó Việt Nam có được những cơ chế an ninh khác nhau, phù hợp
với lợi ích quốc gia.
Đừng mơ tưởng khi “có được” một liên minh quân sự với
Mỹ thì Mỹ sẽ đánh Trung Quốc để bảo vệ Trường Sa cho Việt Nam, không bao
giờ, với lại, Việt Nam cũng không muốn như vậy nếu như có một cơ chế an
ninh cho 2 bên. Đành rằng còn quá sớm để bàn đến chuyện liên minh quân
sự với Mỹ khi Mỹ vẫn đang cấm vận VKST với Việt Nam nhưng khi tính đến
một cơ chế an ninh mà cả 2 cùng thỏa thuận thì đã đến lúc.
Trong chiến lược Mỹ, Việt Nam có 2 thứ mà rất có giá
trị với Mỹ, đó là, thứ nhất Việt Nam có một vị trí chiến lược cực kỳ
quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của
Mỹ, đặc biệt là quân cảng Cam Ranh.
Thứ hai là Việt Nam đã, đang thể hiện một ý chí, bản
lĩnh, trước sự hung hăng, ngang ngược, bất chấp đạo lý, pháp lý của
Trung Quốc, xâm hại đến chủ quyền biển đảo với một tinh thần “thà hy
sinh tất cả…”. Như vậy, Trung Quốc muốn vượt qua Việt Nam không phải dễ
dàng và Mỹ liệu có được lợi gì không khi Trung Quốc sẽ bị sa lầy
khi đối đầu với Việt Nam???
Về logic lợi ích thì Trung Quốc chỉ thay vai Mỹ cách
đây mấy chục năm về trước mà thôi, có điều, Việt Nam thay vì như ngày
xưa chỉ có quyền lựa chọn theo sự áp đặt của Trung Quốc thì ngày nay có
rất nhiều sự lựa chọn. Chắc chắn Việt Nam sẽ, đã chọn một cơ chế an ninh
nào đó với Mỹ có lợi cho cả hai.
Với Nga. Có thể nói hợp tác quốc phòng và dầu khí của
Việt Nam-Nga đã rất sâu cho nên một cơ chế an ninh Việt-Nga đã, đang có
là bắt buộc, là nhu cầu tất yếu.
Bằng cách nào Nga bảo vệ được lợi ích quốc gia trực
tiếp là các dàn dầu khí của mình trên Biển Đông? Bằng cách nào Nga bảo
vệ được các hợp tác quốc phòng của mình với Việt Nam tại căn cứ Hải quân
Cam Ranh? Nói cách khác, bằng cách nào Nga duy trì được chiến lược ngắn
hạn và dài hạn ở châu Á-TBD…?
Trước hết chúng ta hãy để ý một chút về Cam Ranh. Khi
nói về vị trí quân sự chiến lược của Việt Nam trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương người ta nghĩ ngay đến Cam Ranh, một vị trí còn độc đắc hơn
cà Subic của Philipines. Người Trung Quốc rất sợ điều tồi tệ nhất xảy ra
là khi Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự của nước ngoài (Nga, Mỹ, Nhật
Bản), vì thế họ luôn chỉ trích, lu loa rằng Việt Nam “dùng Cam Ranh làm
vũ khí” để chống Trung Quốc…(Cũng không sai, vì ở Việt Nam, “cỏ sẽ biến
thành chông, sông sẽ biến thành sông lửa” để tấn công quân xâm lược thì
có lẽ nào một Cam Ranh lại không…gì?).
Cơ chế an ninh nào cho Việt-Nga? Trước hết tại Cam
Ranh, Nga được ưu tiên, Việt Nam coi Nga như “người nhà”. Và, dĩ nhiên,
chắc rằng Việt Nam cần mua loại vũ khí nào của Nga để phục vụ cho chiến
thuật, chiến lược…thì Nga cũng không ngần ngại khi bán nó cho “người
nhà”.
Nếu như ngoài quân đội Nga ra chỉ Việt Nam là có hệ
thống tên lửa phòng thủ biển Bastion-P thì chẳng có gì là không thể xảy
ra để Việt Nam có một sức mạnh đủ để răn đe những cái đầu hiếu chiến. Vũ
khí người Nga tại Việt Nam làm cho Trung Quốc lo ngại nhiều chứ vũ khí
người Nga tại Trung Quốc người Việt không mấy lo lắng.
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu
trong thềm lục địa Việt Nam tại thời điểm khi Nga bắt tay với Trung Quốc
để phá thế bao vây của Mỹ và phương Tây là thử phản ứng của Nga và gây
chia rẻ mối quan hệ Nga-Việt, một trong những mục tiêu chính mà Trung
Quốc nhắm đến.
Chúng ta để ý, cứ mỗi lần Trung Quốc gây áp lực mạnh
với Việt Nam là Hạm đội Nga thăm Việt Nam đến Cam Ranh. Phải chăng đó là
biểu hiện của cơ chế an ninh Việt-Nga?
Tuy nhiên, vũ khí và ý chí, bản lĩnh, trí tuệ mới chỉ
là lực, là chưa đủ mà phải tạo ra thế mới có sức mạnh bền vững, cho nên,
dứt khoát chủ động tham gia vào cơ chế an ninh với Nhật Bản,
Philipines, Ấn Độ…để tạo thế, trong đó Nhật Bản, Philipines là then
chốt.
Nếu như một liên minh quân sự Việt Nam-Nhật Bản hình thành thì đó cũng là điều tự nhiên mang tính tất yếu. |
Có thể nói tình thế an ninh giữa 3
quốc gia Việt Nam, Nhật Bản và Philipines đã tạo ra những điều kiện cần
và đủ để rất dễ xảy ra liên minh quân sự nhất so với khả năng Việt Nam
liên minh quân sự với Nga, Mỹ, Ấn.
Điều kiện cần là Trung Quốc đã, đang hung hăng, cậy
mạnh, đe dọa sử dụng vũ lực để xâm hại chủ quyền biển đảo cả 3 nước ngày
càng leo thang đến nấc thang nguy hiểm.
Điều kiện đủ là cả 3 quốc gia có cùng kẻ thù trực
tiếp; Việt Nam không có bất kỳ mâu thuẫn nào về lợi ích với Nhật Bản,
với Philipines tuy có tranh chấp nhưng 2 nước đã thống nhất giải quyết
bằng biện pháp hòa bình; Việt Nam, Philipines đều án ngữ tuyến hàng hải
sống còn của Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời có địa quân sự quan trọng
thách thức rất lớn đến tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc.
Và khi 3 quốc gia này liên thủ thì có tính khả thi cao, có nghĩa là tham
vọng của Trung Quốc sẽ sụp đổ là rất lớn.
Đến đây nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vậy thì tại sao
không liên minh ngay đi…Đúng vậy, liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản và
Mỹ-Philipines đã có trước khi Trung Quốc trỗi dậy và hiện nay trên Biển
Đông, Hoa Đông đang rất căng thẳng bởi sự hung hăng ngang ngược của
Trung Quốc mà nếu xuất hiện liên minh quân sự Nhật Bản-Việt
Nam-Philipines thì liên minh đó được hiểu là để chống Trung Quốc, đối
đầu với Trung Quốc.
Trong khi đó, tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung
Quốc không phản ánh toàn bộ mối quan hệ với Trung Quốc. Bởi vậy sự ra
đời một liên minh quân sự là phải cân nhắc đúng thời điểm, nhưng trước
đó cần thiết phải có những cơ chế an ninh song phương, đa phương.
Trong chơi cờ chỉ có quân xe, quân mã là chiếu tướng
trực diện, nghĩa là nó đối diện trực tiếp với tướng mà không có quân
cản, còn lối tấn công của quân pháo thì không như vậy. Quân pháo chiếu
tướng phải có một quân làm ngòi và điều đặc biệt là quân làm ngòi đó đó
bất kể là quân của ai.
Có thể nói trên bàn cờ chiến lược Tây Thái Bình Dương,
để đối phó với sự hung hăng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, Việt
Nam đang sử dụng lối tấn công của quân pháo để chủ động tham gia vào cơ
chế an ninh khu vực nhằm tạo ra một sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến
tranh trong chiến lược hòa bình chủ động.
Việt Nam không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc,
một cường quốc láng giềng trừ phi phải tự vệ. Vì thế liên minh quân sự
của Việt Nam với ai đó cũng chỉ vì tự vệ và chỉ khi tự vệ. Chắc chắn
trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam đủ khả năng để lựa
chọn và đủ khôn ngoan để đi những nước cờ có lợi cho quốc gia.
-
Lê Ngọc Thống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét