Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Phái đoàn dân sự độc lập phát biểu tại phiên họp UPR

Danquyen

Geneva, 24/6/2014 – Vào 9h sáng ngày thứ ba, 24/6 (giờ địa phương, tức 2h chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại phiên Thảo luận Chung về UPR trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, luật gia Trịnh Hữu Long đã đại diện Phái đoàn dân sự độc lập, thay mặt cho 10 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, đọc bản báo cáo phản ánh tình hình nhân quyền trong nước đến cộng đồng quốc tế.



Bài phát biểu kéo dài trong hai phút, nhấn mạnh: “Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR hiện nay, nhưng thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình”. Luật gia Trịnh Hữu Long đề cập đến những vụ Nhà nước bắt bớ, bỏ tù công dân vì đã “dám” bày tỏ chính kiến, như trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm), hay những vụ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, trả thù những người tham dự kỳ UPR lần trước của Việt Nam với tư cách đại diện cho khối dân sự độc lập.
Cuối cùng, luật gia Long kêu gọi Hội đồng Nhân quyền chú ý nhiều hơn đến tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn đang diễn ra ở Việt Nam.
Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam không có mặt tại phiên họp.
Dưới đây là bản dịch tiếng Việt của bài phát biểu. (Xem nguyên bản tiếng Anh tại đây.)
* * *
Cảm ơn ngài Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền,
CICVICUS xin trình bày bài phát biểu này cùng với 10 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định với ngài rằng chúng tôi đặt kỳ vọng lớn vào tiến trình UPR và hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tuân thủ và cam kết đối với tuyên bố long trọng đã được đưa ra tại đây vào hôm thứ sáu nhằm thực hiện nhanh chóng những khuyến nghị đã nhận và tất cả mọi quyền con người đã cam kết trong bản Hiến pháp mới của Việt Nam. Chúng tôi trông đợi vào một sự phát triển thực sự,mà trong đó con người được chú trọng, được là trung tâm.
Nhưng thật không dễ dàng để chúng tôi có mặt ở đây. Một số đồng nghiệp của chúng tôi đã bị ngăn chặn, không cho tham dự phiên họp này. Một số khác thì bị cảnh báo là không được tham gia.
Cụ thể, các thành viên của phái đoàn chúng tôi tham dự phiên họp lần trước vào tháng Hai đã bị sách nhiễu và thẩm vấn khi họ trở về Việt Nam. Họ bị tịch thu hộ chiếu và một trong số họ đã bị đánh đập tàn nhẫn. Cho nên, việc trả thù là có thật và vẫn liên tục tiếp diễn tại Việt Nam.
Tệ hơn nữa, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ và bỏ tù những tiếng nói từ lương tâm. Những tiếng nói như Trần Huỳnh Duy Thức đã bị tống giam với bản án 16 năm tù vì đã dám thách thức chế độ độc đảng. Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù và bị buộc phải trả một khoản tiền phạt là 100.000 USD cho một cáo buộc phi lý về tội “trốn thuế”.
Tháng trước, blogger Anh Ba Sàm đã bị bắt giữ vì tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ”, trong khi đó, đáng chú ý là Việt Nam đã giam giữ nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng mà không qua xét xử, chỉ 6 ngày sau khi Việt Nam có bản báo cáo với nhiều thành tích cho chính Hội đồng này vào ngày 05/02.
Trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam, có hàng trăm tù nhân lương tâm.
Thưa ngài Chủ tịch, mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR hiện nay, nhưng thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình.
Do vậy, chúng tôi thúc giục ngài và Hội đồng dành nhiều sự quan tâm, chú ý hơn đến những vi phạm đang diễn ra tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ các nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập và nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền,để họ có thể tiến hành công việc của mình mà không bị sách nhiễu.
Xin trân trọng cảm ơn ngài.
Toàn văn tiếng Anh bài phát biểu:
FULL TEXT:
Thank you, Mr. Vice President.
CIVICUS presents this statement together with 10 civil society organizations in Vietnam. It is our first time speaking at the Council.
But it has not been easy for us to be here. Some of our colleagues were stopped from attending this session. Others were warned not to attend.
Specifically, members of our delegation who attended the last session in February have been subjected to harassment and interrogation since their return to Vietnam. Their passports have been confiscated and one member was severely beaten up. Reprisals are therefore real and continuing in Vietnam.
Worse, the Vietnamese government continues to arrest and imprison voices of conscience. Voices like Tran Huynh DuyThuc, the founder of the Vietnam Path Movement who was sentenced to 16 years imprisonment for daring to challenge the one-party rule.  And human rights lawyer Le QuocQuan who was sentenced to 30 months imprisonment and ordered to pay a fine of $100,000 US dollars on the false charge of ‘tax evasion’. All this despite the findings of the UN Working Group on Arbitrary Detention’s that his detention is arbitrary and unlawful.
Last month, Blogger Anh Ba Sam was arrested for the crime of ‘abusing freedom and democracy’ while most significantly, Vietnam continues to detain Activist Bui Thi Minh Hang without trial, 6 days after Vietnam’s glowing report to this very Council on February 5 on its Universal Periodic Review progress.
There are, in fact, hundreds of prisoners of conscience in Vietnam right now.
Mr President: Despite Vietnam’s joining the Council and the present UPR, the truth remains that Vietnam continues to violate international laws and in many instances, its own domestic laws.
We, therefore, urge you and the Council to pay more attention to the ongoing abuses in Vietnam and to assist independent civil society organizations to determine our own destiny.
Thank you very much.
on the wayTrên đường tới tòa nhà Palace of Nations của LHQ ở Geneva.
Trong tay luật gia Trịnh Hữu Long là bản báo cáo sẽ đọc tại phiên Thảo luận Chung.
on the way 2
Long thinking aloneVài phút chuẩn bị trước lúc vào phòng họp.
Cùi Các
toàn cảnh 24.6Hội trường trước giờ diễn ra phiên Thảo luận Chung, sáng 24/6.
Long ready to speak 2Sẵn sàng cho bài phát biểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét