Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Chân dung Joshua Wong, người thanh niên 17 tuổi đang làm rung chuyển Hong Kong

Dân Luận tổng hợp

Đâu cứ phải thần thánh, đâu cứ phải người tài ba đầy kinh nghiệm chính trị, quân sự, kinh tế … mà chỉ cần người dám đứng ra. Người làm rung chuyển Hồng Kông là một thanh niên 17 tuổi tên là Joshua Wong
 

Tuổi trẻ Hong Kong thường ít quan tâm đến chính trị. Đối với họ: học hành nghiêm túc, tìm được việc làm tốt và cầm trên tay những chiếc iPhone mới nhất là những gì ưu tiên hơn so với chính trị. Tuy nhiên,từ khi Trung Quốc xiết dần đời sống dân chủ ở cựu đảo quốc này và áp đặt những chương trình giảng dạy nhằm tẩy não, đầu độc trong mái nhà trường, giới trẻ Hong Kong lập tức đứng dậy thách thức.


Giữa những người trẻ tuổi đó, là Joshua Wong. Áo thun đen, quần bò, dáng gầy, mặt xương, Joshua Wong trông như mọi sinh viên đại học khác ở Hong Kong.
Ngay từ khi 15 tuổi, năm 2011, Joshua Wong đã kêu gọi học sinh chống lại chương trình tẩy não mà Bắc Kinh định đưa vào trường học Hồng Kông, ví dụ như “yêu nước là yêu CNXH” … Tháng 8 năm 2012, 8000 người đã tràn vào các cơ quan Chính phủ, làm cho chính quyền rút lại kế hoạch của Trung Quốc.
Kể từ khi thành lập một phong trào sinh viên mang tên Scholarism vào năm 2011 khi mới 14 tuổi, anh đã xuất bản một cuốn sách mang tên “Tôi không phải là một anh hùng”, chủ xướng một chương trình phát thanh, phụ trách một chương báo và thực hiện các cuộc phỏng vấn…
Trong bản tuyên ngôn của Scholarism, Johua khi ấy 15 tuổi đã thẳng thắn bày tỏ “Chính phủ đã khiến chúng tôi chán ngấy. Chúng tôi sẽ không lấy mạng sống của mình ra để đe dọa chính phủ. Nhưng chúng tôi đã không từ bỏ hy vọng”

 

Dù chưa lớn hơn ai, Joshua Wong đã biết nói về thế hệ nhỏ hơn mình “Chúng tôi chỉ không muốn nhìn thấy thế hệ tiếp theo của mình mất tự do và trở thành những con rối “.

“Chương trình giáo dục quốc dân muốn bồi dưỡng lòng yêu nước mù quáng trong giới sinh viên. Chúng tôi lo ngại rằng nhiều sinh viên sẽ bị tẩy não.”

Mặc dù các nhà phê bình đều cho rằng Trung Quốc sẽ không đảo ngược tiến trình để cho phép các nhà phê bình Bắc Kinh ứng cử chức giám đốc điều hành Hồng Kông, Wong vẫn kêu gọi các sinh nên tiếp tục đấu tranh cho các quyền rộng lớn hơn.
“Cải cách chính trị là cốt lõi cho mọi vấn đề,” Wong nói. “Ai cũng biết rằng dưới sự lãnh đạo của Cộng sản Trung Quốc, cuối cùng rồi sẽ đi đến việc thiếu vắng khả năng chiến đấu [cho] một cuộc phổ thông đầu phiếu thực sự … nhưng các sinh viên nên đứng ở tuyến đầu của từng thế hệ.”
Tự mô tả mình là một đứa trẻ bình thường, lớn lên với Game Boy và xem truyền hình. Anh nói hàng ngày mình dành 18 giờ mỗi ngày cho các nghiên cứu và hoạt động chính trị. Khi được hỏi đã sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào, anh nửa đùa nửa thật “ngủ và ngủ”.
Anh thú nhận: “Mệt mỏi lắm, chỉ có sinh viên mới có thể chịu một gánh nặng như vậy.”Nhưng anh cũng khẳng định “Giới trẻ tuổi luôn là những người tích cực nhất trong mọi thế hệ,”

Trong cuộc đấu tranh 2 năm trước, Joshua từng nói: “Trong một cuộc biểu tình, ai là người có thể đi nhanh hơn? Một người rất trẻ hay một chú 40 ?”Đứng trước việc có thể bị bắt, bị đàn áp thô bạo, anh không lên gân, không khoa trương hô hào hoa mỹ, anh thẳng thắn : “Nếu quân đội kéo đến, tất cả chúng tôi sẽ đi về nhà. . . chúng tôi không muốn nhìn thấy đổ máu, “
Nhưng lời lẽ của anh quả quyết khi kêu gọi các bạn cùng trang lứa cùng vào cuộc:

“Chúng ta chiến đấu cho mục tiêu của mình mà không cần phải phân tích đến khả năng thành công,”

“Nếu phải xem xét đến khả năng đạt được mục tiêu, thì bạn không nên tham dự vào các phong trào xã hội, phong trào sinh viên. “

Theo Hu Jia, một người tham gia phong trào Thiên An Môn năm 1989, thì Joshua Wong có khả năng bị bỏ tù.
Joshua Wong dành 18 giờ mỗi ngày cho học và các phong trào dân chủ.
Theo liên đoàn sinh viên, có khoảng 13.000 sinh viên của 24 trường Đại học, Cao đẳng khởi đầu cho cuộc bãi khoá dự tính trong vòng 1 tuần.

 

Sinh viên kêu gọi người dân chống lại “bầu cử giả tạo” – “đảng cử dân bầu” mà Bắc Kinh áp đặt vào Hồng Kông, lãnh thổ mà Anh Quốc trả lại Trung Quốc năm 1997, sau 150 năm thuê từ nhà Thanh. Theo thoả thuận giữa Anh quốc và Trung Quốc, thì Hồng Kông được hưởng một chế độ chính trị tự do ngôn luận, …, trong vòng 50 năm tiếp theo 1997.
Người đứng đầu Hồng Kông Leung Chun-ying kêu gọi người dân chấp nhận chính sách của Trung Quốc trên báo Finances Times vì ông cho rằng thoả thuận giữ Hồng Kông và Trung Quốc năm 1984 không bắt buộc bầu cử tự do.
400 viên chức các trường, trong đó có 300 giáo viên, ủng hộ phong trào của sinh viên.
Sinh viên dự tính bắt đầu từ ngày 1/10 tới, ngày Quốc khánh của Trung Quốc, họ sẽ làm tê liệt con đường tập trung các hãng tài chính quan trọng nhất của Hồng Kông.
Với những cuộc phản đối từ đầu tháng 7, hiện nay khoảng 1/5 dân Hồng Kông tính đến chuyện rời lãnh thổ.
Từ năm 1997, khi Hồng Kông bị trả lại trung Quốc, mỗi năm có khoảng 60.000 người từ bỏ nơi được coi là thiên đương của người Trung Quốc lục địa. Nghĩa là mất khoảng 1% dân số mỗi năm. Nhưng số dân Hồng Kông gần như không giảm vì Bắc Kinh đưa người sang lấp chỗ.
——————————————————————
Nguồn: FB Lê Quốc Tuấn & Con Đường Việt Nam
Tổng hợp từ: http://www.slate.fr/story/92453/joshua-wong#xtor=RSS-2
https://fr.news.yahoo.com/les-%C3%A9tudiants-d%C3...
http://www.spiegel.de/…/hongkong-tausende-studenten...
https://fr.news.yahoo.com/%C3%A9tudiants-hong-kong-gr%C3...
(Và từ các bài báo về Joshua Wong 2011-1014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét