Nguyên Thọ, cộng tác viên Dân Luận
Tin liên quan:
Trang cá nhân facebook của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân
quyền Việt Nam bị đóng tạm thời do những “báo cáo” của các “báo cáo
viên” tới nhà mạng facebook. Một số trang FB đã mở lại, nhưng còn một số
vẫn chưa lấy lại được quyền kiểm soát. Facebook Lã Việt Dũng là trường
hợp nạn nhân mới nhất của chiến dịch này!Chiến dịch báo cáo
Những nhà hoạt động ở Việt Nam ngày nay chủ yếu dùng mạng xã hội facebook để truyền đạt suy nghĩ của mình về những vấn đề nhức nhối của đất nước đến với người dân. Trước đây là blog Yahoo 360, nhưng khi đến mức không gian blog này không thể kiểm soát được, đã bị tác động của bàn tay nhám nhúa nào đó bắt buộc dừng hoạt động. Người dùng í ới nhau “chuyển nhà”, và lo lắng tìm nhau trong những trang blog mới.Điểm hạn chế của blog là tính cập nhật không thể nào nhanh và không kết nối nhiều người được. Facebook ra đời, phát triển và vào Việt Nam như một cứu cánh đối với các nhà hoạt động. Nó đáp ứng nhu cầu trò chuyện (chat) thay thế hiệu quả Yahoo, nó giống như một trang nhật ký có thể chia sẻ những tấm hình gia đình đến với nhiều người hơn; nó còn là một trang báo không bị kiểm duyệt mà mỗi cá nhân là những người làm báo.
Anh T, một nhà hoạt động nhân quyền ở Sài Gòn, công việc hàng ngày của anh là thức dậy vào lúc 6 giờ sáng, vệ sinh thân thể và ngồi vào máy. Anh đăng nhập vào facebook đầu tiên, dạo một vòng mạng xã hội này đến những trang cá nhân của những nhà hoạt động nổi tiếng và bắt đầu ghi chép. Những tin tức nóng hổi mà những người này cập nhật sẽ là các bài viết, bài nhận định mà anh sẽ gởi cho các trang web hoạt động về vấn đề nhân quyền.
Rồi một ngày anh mở máy, đăng nhập facebook và nhận ra rằng facebook đã đóng lại trang cá nhân của những người bạn của anh, trang cá nhân có 5000 bạn, và trên 10000 người theo dõi! Anh lo lắng và gọi cho bạn bè thì nhận được câu trả lời là tài khoản FB của họ cũng bị đóng lại giống vậy!
Thuyết âm mưu
Theo thuyết âm mưu thì dĩ nhiên những nhân viên an ninh mạng, dư luận viên đứng đằng sau các vụ báo cáo này. Họ nắm quyền điều khiển những fanpage và kêu gọi lập ra những đội báo cáo (team report) lên đến hàng ngàn người mang những cái tên rất “kêu” như: Quân đoàn Z, Cộng đồng Isocial…Đối tượng rất rõ ràng: những cá nhân có tư tưởng chống đối đảng và nhà nước, bài viết có trên 20 lượt thích (Like). Khi đã hẹn đúng giờ đủ quân số theo quy định, admin sẽ dẫn một đường link trang cá nhân lên nhóm, thành viên sẽ ào ạt báo cáo các trang này là “quấy rối”, dẫn đến việc Facebook đóng cửa trang cá nhân này.
Việc này không thể “bịt miệng” lâu những nhà đấu tranh, nhưng nó gây nên một sự hoang mang có thật cho những “dữ liệu” đã được xây dựng khá lâu. Từ hiện tượng này cho cái nhìn khá xám xịt cho tương lai Việt Nam.
“Đắng lòng”
Từ “Đắng lòng” được sử dụng khá thường xuyên hiện nay, như một sự châm biếm những phóng viên trên các tờ báo lá cải online, thường xuyên sử dụng từ này để câu “lượt xem” (view) cho các đề tài cướp, giết, hiếp. Nhưng người viết bài này thực sự “đắng lòng” khi nhìn thực trạng hiện nay của giới trẻ.Lướt qua thông tin cá nhân của các “báo cáo viên” hầu hết đều là những người trẻ tuổi, họ còn là học sinh, sinh viên. Những người dễ dao động nhưng mang tâm lý thù hận “dân chủ Mỹ” do nền giáo dục, báo chí định hướng và tuyên truyền một chiều! Họ gọi dân chủ là “rân chủ” và những nhà hoạt động là “rận chủ”, đáng “chém, giết…”
Đã có tình trạng tự phát mang tính trả đũa sau những gì những các “báo cáo viên” này gây ra, một số trang cá nhân của những người được cho là có ý kiến trái chiều với giới dân chủ cũng đã bị đóng. Điển hình là các tài khoản của Võ Khánh Linh, Hoàng Thị Nhật Lệ, Quang Trần Nhật v.v… Kết quả là người Việt đang tự bịt miệng lẫn nhau và hủy hoại không gian tự do ngôn luận hiếm hoi đã và đang được hình thành trên Facebook.
“Người đánh ta một cái, ta phản đòn hai cái!” Tình trạng này liệu còn kéo dài đến bao giờ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét