Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 9: Binh đạo

Basam

Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 9: Binh đạo
Nguyễn Tiến Dân
25-12-2014
BINH ĐẠO
Một Đất nước, ở vị trí chiến lược. Đã thế, lại còn giàu có và tươi đẹp. Ắt hẳn, có nhiều kẻ nhòm ngó. Để chống lại, người ta, phải: Tổ chức – Nuôi dưỡng và Trang bị cho Quân đội. Sao cho, nó đủ mạnh, để có thể, bảo vệ Tổ quốc.


Quân đội, nói riêng và các lực lượng vũ trang, nói chung: Sinh ra, là để bảo vệ Nhân dân – bảo vệ Đất nước. Các đảng phái – Tôn giáo… có thể,dùng đảng phí của mình, tổ chức ra những đội Tự vệ. Họ, không thể: Dùng tiền thuế của Nhân dân, nuôi dưỡng Quân đội, chỉ để, dùng riêng cho mình.  Câu nói: “Quân đội ta: Trung với Nước – Hiếu với Dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện quan điểm này.
Thiên này, thảo luận: Những nguyên tắc cơ bản, về Chiến tranh – Những nguyên tắc cơ bản, về việc xây dựng Quân đội vững mạnh.
Đối chiếu, những nguyên tắc ấy, với thực tiễn. Ta sẽ hiểu: Tại sao, đội quân Nguyên – Mông, có thể, làm mưa – làm gió trên Thế giới. Nhưng, 3 lần đến Việt nam, họ thua, có mỗi 3 đận. Tại sao, người Pháp và người Mỹ, không thể thắng được, ở Việt nam. Trong khi, thế và lực của Việt nam, lúc đó còn rất yếu. Đọc xong, ta sẽ hiểu: Tại sao, khi đã có quân đội chính quy – hiện đại, nhưng, những người CS, vẫn hết sức ốm yếu. Họ, không thể sông sót. Nếu, có những cuộc xuống đường của hàng vạn – hàng chục vạn quần chúng, tay không. Họ, không thể sống sót. Nếu, có những cuộc bầu cử, Tự do – Công bằng. Những luận điểm này, không phải, là phát minh của “các thế lực thù địch và phản động”.  Những luận điểm này, chỉ phản ánh thực tế, ở Nga xô và Đông Âu.

兵道

武王问太公曰:兵道何如?Võ vương vấn Thái công viết: Binh đạo hà như?
Võ vương (Thái tử Cơ Phát, con trai và là người nối nghiệp Chu Văn vương), hỏi Thái công: “Nguyên tắc cơ bản của phép dụng binh, là gì?”
太公曰:凡兵之道,莫过于一. Thái công viết: Phàm binh chi đạo, mạc quá vu nhất.
Thái công trả lời: Nguyên tắc cơ bản của phép dụng binh, gói gọn, chỉ trong 1 chữ. Đó là, chữ “Nhất”. Và, chẳng có, nguyên tắc nào, ưu việt hơn nó. “Nhất” – “Thống Nhất”, có nghĩa là:
-Thượng hạ, đồng lòng (Nhất tâm). Tôn Tử, cũng cho rằng: Đây là, nhân tố số 1, để xây dựng Quân đội vững mạnh – để làm nên Chiến thắng.
Khi, cả Nước đã đồng lòng, thích lên cánh tay, dòng chữ “Sát Thát”. Khi, tại Hội nghị Diên Hồng, các bô lão, thay mặt cho toàn Dân, đồng lòng gầm lên “Đánh”. Khi, “Vua – Tôi, đồng lòng. Anh – Em, hòa thuận. Cả Nước, gắng sức”. Giặc Nguyên: 3 lần đến Việt nam – 3 lần phải ôm đầu máu, tháo chạy. Trong khi, họ, đâu có phải, là những kẻ đụt.
Khi Vua – Chúa, chỉ nghĩ đến quyền lợi ích kỉ của mình, cưỡng ép Nhân dân và Đất nước, phải đi theo những luận thuyết hoang đường. Những luận thuyết, đã bị phế bỏ, ngay trên quê hương của nó. Vua – Chúa, công khai sống phè phỡn. Để mặc, Dân chúng lầm than – Để mặc, Đất nước kiệt quệ. Cả Nước “Nhất tâm” sao được.
Không có “Nhất tâm”, quân đông, nào có nghĩa lí gì. Không có “Nhất tâm”,vũ khí – trang thiết bị hiện đại, nào có tác dụng gì.
Muốn, củng cố, khối Đại đoàn kết toàn Dân, để đánh giặc. Sao, những người CS, nhìn ai cũng thấy, họ là kẻ thù. Và, chỉ muốn, tống người ta, vào tù?
-Binh lực, tập trung. B-52 của Hoa kì, sở dĩ có uy lực ghê gớm. Bởi, nó có thể, tập trung hỏa lực, để tiêu diệt đối phương, trên một diện rộng.
-Chỉ huy, thống nhất. Tôn tử cho rằng, 1 trong 5 nhân tố cần có, để làm nên Chiến thắng. Đó là: “Tướng năng – Quân bất ngự”. Nghĩa là: Phải lựa chọn, những người có tài, để giao cho họ, cầm quân. Và, khi đã giao quyền cho họ: “Tướng quân tại ngoại, giao Chú toàn quyền quyết định” (Hồ Chí Minh).
Cơ chế “hai thủ trưởng” và “Chính ủy, tối hậu quyết định”, hoàn toàn đi ngược, nguyên tắc này.
-Vũ khí, trang thiết bị, phải được tiêu chuẩn hóa. Để, có thể lắp lẫn, sử dụng chung.
一者能独往独来. Nhất giả năng độc vãng độc lai.
Thực hiện tốt nguyên tắc “Thống Nhất”, tướng – soái, sẽ luôn giữ được thế chủ động. Họ, chỉ huy ba quân, theo thực tế Chiến trường. Giữ được thế chủ động: Quân đội, mới có thể “xuôi ngược – tung hoành”. Không 1 kẻ thù nào, có thể ngăn cản được.
Muốn đánh: Kẻ kia, dẫu có thành cao – hào sâu. Chủ tướng của chúng, dẫu có giỏi tài và lì lợm như Tư Mã Ý, cũng phải, thò đầu ra khỏi hang, cho ta đánh.
Không muốn đánh, dẫu thế và lực của ta còn mỏng, kẻ kia, cũng chỉ dám, đứng từ xa – nuốt nước bọt, mà nhìn.
黄帝曰:一者,阶于道,几于神. Hoàng đế viết: Nhất giả, giai vu Đạo, cơ vu Thần.
Tiên đế (Chu Văn vương), đã từng dặn: “ Thống Nhất”, là trụ cột cơ bản của phép dụng binh. Nắm chắc và vận dụng nó, một cách thành thạo, người ta, có thể, giỏi đến mức: “dụng binh như Thần”. Đó, là đội quân, vô địch.
用之在于机,显之在于势,成之在于君. Dụng chi tại vu cơ. Hiển chi tại vu thế. Thành chi tại vu Quân,
Vận dụng nguyên tắc ấy, quan trọng nhất, phải có thời cơ. Hiển thị nguyên tắc ấy. quan trọng nhất, phải có thế và lực. Suy cho cùng, Tướng – Soái và cả Quân đội, cũng chỉ là công cụ của nhà cầm quyền. Thời cơ – Thế và kể cả Lực, đều nằm trong tay Vua – Chúa. Vì vậy, Thành hay Bại, đều xuất phát, từ chỗ: Người lãnh đạo Đất nước, có hiểu gì, về nguyên tắc tổ chức và lãnh đạo Quân đội, hay không.
Chúa giỏi, chỉ với 34 chiến sĩ, cũng có thể, làm nên chuyện lớn. Chúa dốt, quân đông và trang bị hiện đại, như quân của ông Saddam Hussein, cũng nhanh chóng, bị đối phương, làm cho tan rã.
故圣王号兵为凶器,不得已而用之. Cố Thánh vương hiệu binh vi hung khí, bất đắc dĩ nhi dụng chi.
Chúa nhân từ, luôn cho rằng: Chiến tranh, là tai họa – là chết chóc – là tàn phá – là khánh kiệt – là oán hận không nguôi. Bởi thế, luôn tìm cách giành Chiến thắng, mà Nhân dân, không phải đổ máu. “Tiên dụng Lễ – Hậu dụng Binh”. Chiến tranh, chỉ nên, là sự lựa chọn cuối cùng.
Tôn Tử, cũng nhấn mạnh viêc này. Ông, viết ngay ở chương 1– điều 1, trong bộ Binh pháp của mình: 兵者,国之大事,死生之地,存亡之道,不可不察也. Binh giả, Quốc chi đại sự, tử sinh chi địa, tồn vong chi Đạo, bất khả bất sát dã. Nghĩa là: Chiến tranh, là việc trọng đại của Quốc gia. Nó, làm cho, Đất nước bị tàn phá. Nó, làm cho, Chế độ bị lật đổ. Bởi thế, không thể không suy nghĩ thấu đáo – không thể, không khảo sát tường tận, trước khi tiến hành.
Khi, không tránh được Chiến tranh – Tôn Tử, mới dạy cách, tiến hành Chiến tranh.
Để tránh Chiến tranh, Thánh nhân, luôn chủ trương và chủ động tìm cách: Biến chiến trường – thành thị trường. Biến đối thủ – thành trợ thủ.
Lũ người ngu muội, chẳng thể, suy nghĩ được đến đầu – đến đũa. Chúng, luôn ảo tưởng, vào sức mạnh của mình. Do đó, đi gây sự, ở khắp mọi nơi. Ai, nói gì – viết gì khác ý: Chúng, đều bắt người ta, vào tù. Để, biến bạn – thành thù. Để, “bới cứt ra, mà ngửi”. Để, phát động 1 cuộc chiến, hoàn toàn, không đáng, để xảy ra. Chúng, chắc chưa bao giờ, đọc được câu nói “bất hủ” của TBT Nguyễn Phú Trọng, tại 1 hội nghị của Thành ủy Hà nội: “Ai chê ta, người đó chính là thày ta”.
Trò, sao lỡ, làm trái Đạo, mà đi bắt Thày.
今商王知存而不知亡,知乐而不知殃. Kim Thương vương tri tồn nhi bất tri vong. Tri lạc nhi bất tri ương.
Nay, Trụ vương của nhà Thương, chỉ biết mình, mà chẳng biết người. Kiêu căng, nghĩ mình mạnh. Cho rằng: Thiên hạ, không ai có thể địch nổi. Ta, sẽ “Muôn năm” tồn tại. Không bao giờ nghĩ: Có lúc, mình sẽ phải, chui vào ống cống. Như, Gaddafi. Không bao giờ nghĩ: Có lúc, “tứ cố – vô thân” và, phải chui ra, từ ổ chó nằm. Để đầu hàng, 1 cách nhục nhã. Như, Saddam Hussein. Vì vậy, Trụ vương, ung dung hưởng lạc thú, trên cuộc sống cơ hàn của Nhân dân. Đâu hay, tai ương đang lừng lững, lại gần.
夫存者非存,在于虑亡. Phù tồn giả phi tồn, tại vu lự vong.
Một thể chế, đứng vững được. Là nhờ, Quân vương, luôn nghĩ đến,những nguyên nhân thực sự, khiến họ có thể mất Nước. Và, có kế hoạch, loại trừ những nguyên nhân đó. Ngay từ khi, nó chưa bắt đầu.
乐者非乐,在于虑殃. Lạc giả phi lạc, tại vu lự ương.
Có thể, ung dung tận hưởng Phú – Quý. Là nhờ, lúc nào cũng nghĩ đến, tai ương đang lại gần. Và, có kế hoạch, đối phó với những nguyên nhân đó. Ngay từ khi, nó mới manh nha hình thành. Dân Việt, dặn con – cháu:
                     Được mùa, chớ phụ Ngô – Khoai.
                     Đến khi thất bát, lấy ai bạn cùng.
今王已虑其源,岂忧其流乎. Kim vương dĩ lự kì nguyên, khởi ưu kì lưu hồ.
Nay, Đại vương, trị Nước – an Dân, làm bất cứ việc gì, cũng truy, đến tận ngọn nguồn của nó. Việc gì phải lo, quá trình, nó sẽ xảy ra, như thế nào.
武王曰:两军相遇,彼不可来,此不可往,各设固备,未敢先发. Võ vương viết: Lưỡng quân tương ngộ, bỉ bất khả lai, thử bất khả vãng, các thiết cố bị, vị cảm tiên phát.
Võ vương hỏi: Quân đội 2 bên, đang gầm ghè nhau ở Trường sa. Kẻ kia, không thể, đưa tàu chiến đến. Ta, cũng không thể, mang khinh hạm ra. Bên nào, cũng mua sắm vũ khí và củng cố, những căn cứ đã chiếm được. Không bên nào, dám nổ phát súng đầu tiên.
我欲袭之,不得其利,为之奈何?Ngã dục tập chi, bất đắc kì lợi, vi chi nại hà?
Ta, muốn đánh lắm. Nhưng, không chắc, giành được thắng lợi. Trong trường hợp này, cần phải làm như thế nào?
太公曰:外乱而内整. Thái công viết: Ngoại loạn nhi nội chỉnh.
Thái công trả lời: Bề ngoài, cho nông dân mặc áo đỏ, đi đòi ruộng đất, ở khắp mọi nơi. Cho công nhân, đình công nghỉ việc, ở khắp mọi chốn. Không có việc gì, cũng cho công sai, đàn áp Tôn giáo. Để, Thế giới, có ảo tưởng, Ta có 1 cục diện, bi bét. Nhưng thực ra, nội bộ ta, cực kì nghiêm chỉnh. Ngay cả khi, Ta ba hoa chích chòe, nói ra những điều, cực kì ngu xuẩn, với đám quần thần. Không một ai, dám lên tiếng, cãi lại.
示饥而实饱. Thị cơ nhi thực bão.
Đưa ra, những chính sách – Định ra, những loại thuế. Khiến Dân chúng: Cơm, không có mà ăn – Áo, không có mà mặc – Doanh nghiệp, phá sản hàng loạt, như lúa gục sau bão. Thế giới nhìn vào, họ tưởng toàn Dân, đều sắp chết đói đến nơi. Thực chất, ngay cả “Đầy tớ của Dân”, ai cũng giàu “nứt đố – đổ vách”. Kiếm đâu ra, những ông Chủ nghèo.
内精而外钝. Nội tinh nhi ngoại đốn.
Hiền tài, phải giấu biệt. Hoặc, giấu họ thật kĩ, trong trại giam. Hoăc, làm cho họ, phải tự im hơi – lặng tiếng. Và, đưa bọn đốn mạt, lên cầm quyền.
一合一离. Nhất hợp, nhất li.
Bộ đội: Lúc, diễn tập hiệp đồng chiến đấu, trong đội hình Quân – Binh chủng hợp thành. Lúc, tách ra, huấn luyện họ, độc lập tác chiến.
一聚一散. Nhất tụ, nhất tán.
Lúc, đóng quân tập trung, trong doanh trại chính qui. Khi, diễn tập dã ngoại, ẩn mình vào Dân chúng.
阴其谋,密其机  Âm kì mưu, mật kì cơ.
Kế hoạch, kín đáo – Mưu lược, bí mật.
高其垒,伏其锐,士寂若无声,敌不知我所备. Cao kì lũy, phục kì nhuệ, sĩ tịch nhược vô thanh, địch bất tri ngã bị.
Thành cao – hào sâu, phòng thủ vững chắc. Vũ khí hiện đại – Bộ đội tinh nhuệ, giấu biệt. Tờ báo lá cải của lính, không được nói gì, về chuyện binh đao. Cứ ông ổng, nói về Văn phạt – về Âm mưu diễn biến hòa bình. Địch,chẳng hiểu đầu Cua – tai Nheo. Chúng, sao biết, ta phòng thủ Đất nước, như thế nào.
欲其西,袭其东. Dục kì tây, kích kì đông.
Muốn lấy đằng Tây, phải đánh đằng Đông.
武王曰:敌知我情. Võ vương viết: Địch tri ngã tình.
Võ vương nói: Cơ mà, địch, biết tình hình ta, rõ lắm. Bởi, thám báo của nó, trong vai thương gia, đã đi khắp hang cùng – ngõ hẻm nhà ta. Không những thế, địch, còn đặt được căn cứ quân sự, ở tất cả, những yếu huyệt phòng thủ của nhà ta.
通我谋. Thông ngã mưu.
Chúng, chẳng lạ gì, những kế hoạch của ta. Bởi, Hoa kiều của nó, đã ngồi thù lù, trong Bộ Tổng tham mưu nhà ta. Và, biết bao nhiêu quan lại của ta, chỉ vì đồng tiền – chỉ vì gái đẹp, đã cam tâm, làm tôi tớ cho giặc.
为之奈何? Vi chi nại hà?
Nguy ngập và tai hại như thế. Vậy, phải làm thế nào?
太公曰:兵胜之术,密察敌人之机而速乘其利,复疾击其不意. Thái công viết: Binh thắng chi thuật, mật sát địch nhân chi cơ nhi tốc thừa kì lợi, phục tật kích kì bất ý.
Đại vương! Lo chi, ba cái chuyện cỏn con đó. Chẳng qua, nó giống như, chơi 1 ván bài lật ngửa. Ngay cả trong trường hợp đó, ta vẫn giành được chiến thắng. Thiên hạ sẽ biết, ta cao tay, đến mức như thế nào.
Cao thủ, khi dụng binh, để giành Chiến thắng. Luôn, dựa trên, mấy nguyên tắc cơ bản:
-Luôn bí mật, giám sát địch nhân.
-Tìm ra cơ hội và nắm chắc thời cơ.
-Đánh nhanh – diệt gọn, khiến kẻ địch, trở tay không kịp. (节短 – Tiết đoản)
-Táo bạo, đánh vào nơi – vào lúc, mà kẻ địch, chẳng thể ngờ tới. (势险 –Thế hiểm)
Lời bàn

1-Nhân 70 năm, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt nam. Tổng bí thư Nguyến Phú Trọng, có bài viết: “Không phân chia sự lãnh đạo quân đội cho lực lượng khác ngoài Đảng”. Một bài viết, dài lằng nhằng. Nhưng, chẳng hề thuyết phục. Để, Nhân dân, tin vào mục đích của bài viết:
-Trời sinh ra đảng CS Việt nam. Và, trao cho nó, sứ mạng: Lãnh đạo Quân đội của Nhân dân Việt nam. Đó, là nhân tố quyết định, để làm nên Chiến thắng của Nhân dân Việt nam. Tuyệt đối, không phải, vì: “Nhân dân ta, có 1 lòng nồng nàn yêu Nước” và “Ý chí đấu tranh bất khuất, chống giặc ngoại xâm của Dân tộc Việt nam”, là nhân tố quyết định làm nên Chiến thắng. Như, Hồ Chí Minh, đã từng nhìn nhận.
-Đáng CS, dựa vào súng, để giành Chính quyền. Cho nên, họ nghĩ rằng, dựa vào súng, có thể, giữ vững quyền cai trị. Không có súng, họ đã đổ nhào từ lâu. Vì vậy, để đảm bảo, quyền được độc tôn lãnh đạo. Họ, sẽ  “Không phân chia sự lãnh đạo quân đội cho lực lượng khác ngoài Đảng”. Chia để chết à. Không dại.
-Trong quân đội, cơ chế “hai thủ trưởng” và “Chính ủy, tối hậu quyết định”. Là 1 phát minh, có tính đột phá, về lí luận quân sự của đảng CS Việt nam. Cơ chế này, hết sức ưu việt. Đảng CS còn – cơ chế này còn.
2-Ngay cả khi, đưa Hồ Chí Minh, ra làm dẫn chứng, Để, biện minh cho nguyên tắc: “Không phân chia sự lãnh đạo quân đội cho lực lượng khác ngoài Đảng”. Người ta cũng thấy, sự cẩu thả của người đứng đầu, đảng CS. Ông, mới chỉ, nghe Hồ Chí Minh nói. Ông, đã xem, việc Hồ Chí Minh làm chưa:
- Tướng Nguyễn Bình (1906-1951), là một yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân đảng. Sự thật rành rành này, chẳng nhẽ, không ai, nói cho ông biết. Mặc dù, chưa phải, là đảng viên Đảng Cộng sản. Nhưng, Nguyễn Bình, vẫn được đích thân Hồ Chí Minh, gọi lên. Và, trao nhiệm vụ: Vào Nam, phụ trách quân sự . Với, lời dặn: “Bác, giao cả Nam Bộ, cho Chú”. Ông TBT, giải thích chuyện này, như thế nào? Hồ Chí Minh, nhận thức, có bằng ông không?
-Hồ Chí Minh, có nói: Đảng, phải lãnh đạo Quân đội. Nhưng, Hồ Chí Minh, không giao, chức Bí thư Quân ủy Trung ương, cho những kẻ ngoại Đạo. Chức ấy, cho đến khi Cụ chết, tướng Giáp vẫn nắm. Ngay cả, con người nhiều tham vọng, như Lê Duẩn, lúc đó, cũng không dám cầm.
Ông TBT và kể cả người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh, chưa 1 ngày, mặc áo lính. Qua cách điều hành Đất nước, ta đoán chắc: Các ông, chẳng đọc Binh thư. Không đọc Binh thư, các ông, sao hiểu Binh pháp. Không hiểu Binh pháp: Sao vẫn, nhúng mũi vào việc quân cơ – Sao vẫn, tham quyền cố vị – Sao vẫn, khăng khăng đòi giữ chức, “Bí thư Quân ủy Trung ương”. Để, cuối cùng, được “tối hậu quyết định, việc Quân”. Có thể, Đảng của các ông, thấy như thế, là “đúng qui trình”. Còn, những người hiểu biết, họ, đều rõ: Giao Quân đội của Nhân dân Việt nam, cho các ông quyết định. Khác nào, giao ô tô, cho những kẻ, không biết lái xe.
3-Chúa dốt – nhưng, vẫn cố tình, xen vào việc Quân cơ. Sự ấy, tai hại lắm. Tôn Tử, viết về nó, ở thiên Mưu công, như thế này:
故君之所以患于军者三.  Cố Quân chi sở dĩ hoạn quân giả tam.
Ba tình huống, mà Vua – Chúa, có thể, làm tổn hại, đến việc Quân.
a-不知军之不可以进,而谓之进. Bất tri quân chi bất khả dĩ tiến, nhi vị chi tiến.
Không hiểu rằng: Tình hình thực tế, không cho phép, ta tiến lên. Nhưng, vẫn ra lệnh, cho bộ đội đánh bừa.
Tết Mậu Thân 1968, thế và lực của Việt nam, chưa thể đánh lớn. Nhưng,ai đó, vẫn ra lệnh “đồng khởi”. Đánh, khắp miền Nam. Chẳng hề, có trọng tâm – trọng điểm. Kết quả, chắc không cần nhắc lại.
不知军之不可以退,而谓之退. Bất tri quân chi bất khả dĩ thoái, nhi vị chi thoái.
Không hiểu rằng: Ta, chẳng còn đường lùi. Nhưng, vẫn ra lệnh, cho bộ đội tháo lui.
Đối với người Trung quốc: ở Biển Đông, Việt nam, lùi bước nàọ. Họ, sẽ tiến bước ấy. Đừng ảo tưởng: Ta, nhượng bộ vô nguyên tắc – Họ, sẽ để ta yên. Muốn đánh, họ thiếu gì cớ. Muốn tránh Chiến tranh, đồng thời, không phải nhượng bộ nhiều. Chỉ, mỗi cách: Đưa hồ sơ, nhờ Quốc tế, làm trọng tài, can thiệp. Sao, không dám làm?
是为縻军. Thị vị mi quân.
Vua – Chúa, làm như thế, quá bằng trói chân – buộc tay Quân đội.
b-不知军中之事,而同军中之政,则军士惑矣. Bất tri quân trung chi sự, nhi đồng quân trung chi chính, tắc quân sĩ hoặc hĩ.
Không hiểu nội tình – sự vụ của quân đội. Nhưng, vẫn cố tình, đòi xen vào việc Hành chính của họ. Khiến, quân sĩ hoang mang.
Vua – Chúa, chẳng hiểu việc quân. Không phân biệt được: cấp – hàm với thâm niên để lên lương. Vì vậy, phong cấp cho sĩ quan – tướng lãnh, vô tội vạ. Đất nước còn nghèo – tham nhũng – dối trá, hiện diện ở khắp mọi nơi. Nhưng, vẫn có tỉ lệ, tướng/binh sĩ là 1/800. Khiến: Nhân dân, bất bình – Quân sĩ, chẳng phục.
c-不知三军之任,而同三军之权,则军士疑矣. Bất tri tam quân chi nhiệm, nhi đồng tam quân chi quyền, tắc quân sĩ nghi hĩ.
Không biết nhiệm vụ của Quân đội. Nhưng, vẫn đòi hỏi vô lí, là chỉ huy họ. Đã thế, còn đòi được “tối hậu quyết định”. Việc đó, khiến lòng quân không yên. Họ nghĩ, Vua – Chúa, tham quyền – cố vị. Và, “dốt, nhưng thích thể hiện”.
Không hiểu gì, về nhiệm vụ phòng thủ của Đất nước. Nhưng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên –Huế, đương nhiên, vẫn là Chính ủy của Bộ chỉ huy quân sự Thừa Thiên – Huế. Cho nên: Không lạ gì chuyện, ông chỉ đạo, cho nước ngoài, thuê mũi Cửa Khẻm, trên đèo Hải Vân. Không lạ gì chuyện, ông chỉ đạo, cho Trung quốc thuê cảng Cửa Việt và những vùng lân cận.
三军既惑且疑,则诸侯之难至矣,是谓乱军引胜. Tam quân kí hoặc thả nghi, tắc chư hầu chi nan chí hĩ, thị vị loạn quân dẫn thắng.
Ba quân, vừa nghi ngờ – vừa không phục Chúa. Lân bang, sao có thể, bỏ lỡ dịp. Mà, không kéo quân sang xâm lược. Như thế, gọi là: Tự làm loạn quân mình. Để, chuốc lấy thất bại.
4-Xưa, An Dương vương, vì cạn nghĩ. Nên, rước sói vào nhà. Khiến, Nước mất – Nhà tan. Chế độ Phong kiến, hèn hạ. Chẳng chịu nhìn nhận, sự dốt nát của cánh đàn ông – con trai. Chẳng chịu nhìn nhận, sự dốt nát của Vua – của Chúa. Họ, qua lời của thần Kim quy: “Giặc, ngồi ngay đằng sau lưng nhà Vua đó”. Để, đổ riệt lỗi, cho nàng Mỵ Châu. Làm như, chính nàng, là nguyên nhân mất Nước. “Thắng, tranh công – Thua, đổ lỗi”, là cái sự đê tiện. Sau này, ông Tố Hữu, minh oan cho  nàng và kết tội chế độ Phong kiến, bằng mấy câu thơ:
Tôi kể bạn nghe, chuyện Mỵ Châu.
                            Trái tim nhầm chỗ, để trên đầu.
                            Nỏ Thần vô ý, trao tay giặc.
                            Nên nỗi cơ đồ, đắm biển sâu.
Ngày nay, những Chính ủy CS, cố tình rước lũ giặc vào nhà. Và, trao cho chúng, không phải, chỉ có 1 cái lẫy nỏ. Họ, trao cho chúng: Tất cả những gì, mà dân tộc Việt có được, để phòng thủ Đất nước. Họ, đã mở toang các cánh cửa, để mời giặc đến: Từ, những hải cảng – Từ, những cánh rừng Biên giới – Từ, yếu huyệt Tây nguyên.
Mai sau, khi xe tăng giặc, đuổi đến sát đít. Không biết, họ, mang thanh kiếm cùn của mình ra, tìm ai, để mà chém. Bởi, dân tộc Việt, chắc chẳng ai, chạy theo họ. Họ, không thể thăng Thiên. Họ, không thể độn Thổ. Họ, cũng không thể, theo An Dương vương, mà lặn xuống Biển Đông. Bởi, từ lâu, chính họ, đã tiếp tay, để Biển Đông lọt vào tay giặc, mất rồi.
Nguyễn Tiến Dân
Địa chỉ : 208 phố Định Công Thượng – quận Hoàng mai – Hà nội
Điện thoại : 0168-50-56-430
***************************
Mời xem lại : Phần mở đầu chép ở sau Bài 3
Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó :   PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 1: Văn sư.
Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 2: Doanh hư
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 3: Quốc vụ
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 4: Minh truyền
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 5: Văn phạt
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 6: Thượng hiền
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 7: Phát khải
Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó – Bài 8: Thuận khải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét