Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Tham kiến với bài “Tản mạn về Dân chủ” của Nguyễn Thế Duyên

Basam

Đào Văn Tùng
08-10-2014
Những ngày qua, tôi đang chú tâm theo dõi trang Ba Sam điểm tin về biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông. Không rõ với dụng ý gì, ngày quốc khánh Trung Quốc 01/10/2014, Nguyễn Thế Duyên xọt vào trang Ba Sàm bài “Tản mạn về Dân chủ”. Kiện tướng về Dân chủ đây rồi ! – Tôi ngỡ vậy. Đọc lần 1 rồi lần 2 bài “Tản mạn về Dân chủ” nầy, tôi có cảm giác như mình sa vào “Mê hồn trận”. Dầu không hiểu thật thấu đáo ý tác giả, nhưng tôi nhận ra ngay Thế Duyên không phải là dân quèn như tác giả tự giới thiệu, cũng không phải là “cao thủ”, chỉ xứng tầm một Dư Luận Viên nghiệp dư vừa rời lớp tập huấn ngắn ngày.


Nguyễn Thế Duyên nghe có vẻ lưỡng tính – anh hay chị (lơ hay la)? Vì không rõ, tôi tạm gọi anh cho dễ xưng hô trong trao đổi gián tiếp nầy.

Thế Duyên thân mến, bài viết của anh đã có Trường SơnĐỗ Như Ly mỗ xẻ khá chi ly và bạn cũng “giận dao chém thớt” trên trang Quê Choa. Bài viết nầy tôi xoáy sâu vào 3 việc:
1/ Với dụng ý gì Thế Duyên viết: “Bao nhiêu người có tâm huyết muốn thay đổi, nhưng thay đổi thế nào. Nêú thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippine thì thà cứ để yên cho Đảng CS đang còn giúp cho Việt Nam cũng có vị trí trong cộng đồng Asian”.
Từ dưới giếng mới lên hay sao, Thế Duyên quá đề cao Việt Nam rồi đó: Việt Nam ta đang nát bét về mọi mặt, nếu không có sự thay đổi, với cái đà nầy, muôn thuở VN vẫn lục tục đàng sau các nước Asean. Philippine là nạn nhân của bão nhưng bình quân thu nhập đầu người hiện nay vẫn cao hơn VN. Còn có bắt trói cột gốc cây đối với Thái Lan, Indonesia, 20 năm sau chưa chắc VN đến được với họ. Thôi đi Thế Duyên ơi, chết đến nơi, đừng đồng giọng hợp ca bài “tự xướng”.
Đất nước mình đang bị xâm lấn và có nguy cơ bị phụ thuộc, kinh tế lâm nguy, tham nhũng lan tràn, dân tình nhốn nháo… mà Duyên khuyên “hãy vừa lòng với hiện tại” – Duyên thuộc băng nhóm nào, có phải là Dư Luận viên vừa ra lớp tạp huấn về tâm lý chiến ?
2/ Trong bài viết của mình, Duyên nói lê thê cho rằng, đảng cầm quyền thì được quyền sở hữu lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) là không thuyết phục:   Khi ra đời cũng như hiện nay, lực lượng vũ trang nước ta đều mang tên “Nhân dân”, có nghĩa là nhân dân đưa con em mình vào, góp tiền nuôi dưỡng và trang bị phương tiện, vũ khí cho nó. Dĩ nhiên là nó có nhiệm vụ bạo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân “Trung với nước hiếu vời dân”. Khi lấy tên Đảng CSVN và giành quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội, (ghi vào Hiến Pháp 1980, 1992) ĐảngCSVN biến lực lượng vũ trang thành sở hữu riêng của riêng mình: Quân đội “Trung với Đảng”, còn Công an trịch thượng hơn “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình”.
Người ta lập luận đại thể rằng: Đảng CSVN muốn có lực lượng vũ trang riêng thì chọn đảng viên của mình, tự bỏ tiền ra nuôi và mua trang bị, vũ khí cho nó, sao lại lấy của chung làm của riêng, với dụng ý gì ?!. Nếu đất nước đa đảng, đảng nào cũng tổ chức lực lượng vũ trang để bao vệ cho riêng mình thì tránh sao khỏi loạn sứ quân. Hơn nữa, đảng là bộ phận dân tộc, lưc lương vũ trang bảo vệ Tổ quốc và Dân tộc bao gồm có đảng trong đó – Cái chung hàm chứa tất những cái riêng, cái riêng không thể hàm chứa hết cái chung…- Cha chung không ai khóc đang là một hiện tượng. Có lẽ những lời ta thán ấy ‘động lòng” Đảng CSVN, Hiến pháp 2013, ở điều 65 sửa đổi: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhứt, toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Thay vì điều 65 nầy chỉ cần ghi: “ Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và thực hiện nghĩa vụ Quốc tế” là đủ – Có lẽ sợ mất phần nên dài dòng như thế. Nhưng không sao, đặt Tổ quốc và Dân tộc lên trên hết là đã có tiến bộ ?. Đảng cầm quyền đã giác ngộ mà sao Thế Duyên nhà ta còn thốt lên những lời lạc lõng như thế?
3/ Về dân chủ, Thê Duyên viết: “Dân chủ có những đặc trưng nhưng không có hình mẫu. Tùy theo đặc điểm văn hóa và điều kiện hình thành mà nó có những sắc thái riêng của từng nước. Nhiều thứ có thể nhập khẩu, riêng dân chủ thì không”.
Theo tự xưng chỉ là người dân quèn, thế mà Thế Duyên nói về dân chủ hệt như lãnh đạo đương thời – đúng là “người tài” nằm trong lá ủ.
Vì không đồng nhứt quan điểm với Thế Duyên, vẫn trên tinh thần tôn trọng chính kiến của nhau, tôi kể ra một số việc có dính líu về dân chủ với dụng ý tham khảo không chỉ với Duyên:
Lúc sinh thời, từng là lãnh tụ Đảng và Nhà nước,Hồ Chí Minh nói “… Trăm điều phải có Thần linh, Pháp quyền”. Cụ nói thế với ngụ ý: Pháp Luật (Hiến pháp và Luật) dầu trăm ngàn điều cũng không được thiếu “Thần linh, Pháp quyền”.Thần linh có nghĩa là Tạo hóa. Pháp quyền là Nhà nước dân chủ quản lý xã hội bằng Pháp Luật, gọi tắt là Nhà nước Pháp quyền. Vậy là Cụ nhắc nhở hậu duệ luôn phải chú trong Nhân quyền và Dân chủ (Dân quyền).
Tạo hóa sinh ra con người cũng có nghĩa tạo hóa ban cho mỗi con người quyền làm người (nhân quyền). Có nghĩa: người lãnh đạo phải tôn trọng nhân quyền, người bị lãnh đạo phải quyết sống chết bảo vệ quyền làm người của mình. Nếu để bị ai đó cướp đi quyền làm người thì người ấy chỉ còn là động vật hạ đẳng.
Pháp quyền là quyền của mọi người được thể hiện trong Pháp Luật. Pháp luật phải do nhân dân hoặc đại biểu nhân dân phúc quyết. Xã hội văn minh “mọi người sống và hành động theo Pháp Luật”. Bộ máy cầm quyền do dân cử. Giới cầm quyền chỉ là những đày tớ của dân (Cụ Hồ nói thế). Người cầm quyền được làm những gì Pháp Luật cho phép, người dân được làm những gì Pháp Luật không cấm – Một xã hội Dân chủ phải ít nhất như thế.
Dưới thể chế độc tài bất kỳ, sản sinh ra nhà nước độc quyền chớ không phải nhà nước pháp quyền, ít nhiều có xâm phạm quyền làm người và quyền dân chủ của nhân dân.
Việt Nam ta đã và đang ra sao ?
Hiến pháp, ngoài điều 4, các điều khác ít nhiều có tôn trọng quyền của người dân, nhưng đó là trên giấy, còn thực tế quá phủ phàng, nhân quyền, dân quyền  liên tục bị vi phạm, áp dụng theo kiểu xin-cho:
Về nhân quyền: Cấm đoán, ràn buộc trong việc đi lại, cư trú; Tụ tập trên 5 người phải xin phép; Chỉ được nói những gì lãnh đạo cho nói, không được làm thinh khi nhà chức trách khai khẩu…
Về dân chủ, Hiến pháp trưng cầu dân ý theo kiểu lấy lễ; Luật thì không dựa vào Hiến pháp, ra búa xua miễn có lợi cho giới cầm quyền là được; thấy thứ gì quản không nổi thì cấm…Lập bộ máy cầm quyền theo thể thức “Đảng chọn Dân bầu”. Bộ máy hành chánh lấy hành dân là chính. Giới cầm quyền muốn làm gì thì làm bất kể Pháp Luật và lòng dân. Người dân chỉ được làm những gì giới cầm quyền cho phép theo kiểu xin – cho…
Về chính trị đã thế, về kinh tế đã và đang thực hiện kiểu “Tư bản Nhà nước”, những tư liệu sản xuát và những ngành kinh tế then chốt do nhà cầm quyền chiếm giữ, chia chác với nhau theo băng nhóm lợi ích. Lấy tham nhũng quyền lực làm tiền đề cho tham nhũng vật chất – quan gắn liền với quyền, quyền gắn liền với lợi. Từ thực tế, TS sinh học Hà Sĩ Phu khắc họa:
Bốn anh Trí, Phú, Địa, Hào,
Chỉ thương anh Trí lao đao đến giờ.
Đảng thương anh Trí ngu ngơ,
Cho Công, Nông, Trí chung cờ liên minh.
Trông lên Liềm, Búa hai hình,
Trí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâu !
Quay sang tìm Phú, Địa, Hào,
Thấy ba bụng phệ đã vào Đảng ta.
Cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ do tiền thân của Đảng CSVN phát động suốt 30 năm (1945-1975), 30/04/1975 coi như hoàn thành vế Dân tộc (loại được ngoại xâm), lẽ ra phải làm tiếp bước Dân chủ, nhưng Đảng CSVN nhận lớp bước Dân chủ để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Vậy là Đảng CSVN còn thiếu nhân dân món nợ Dân chủ ? Có lẽ biết mình còn nợ, Đảng CSVN buộc phải ghi vào Hiến pháp 1980,1992, 2013 khá nhiều điều về dân chủ. Chủ nợ thì cố đòi, con nợ thì quyết chiếm dụng, ù lỳ không chịu trả.
Phải khẳng định: Người ta đòi chớ không phải xin Nhân quyền hay Dân chủ.
Tôi buộc phải dài dòng như thế là ý muốn nói với Thế Duyên rằng: Đã là Nhân quyền, Dân quyền (Dân chủ) thì đâu cũng thế thôi. Chúng chỉ khác nhau ở dân chủ thật với dân chủ giả. Nếu “chịu chơi” Thế Duyên dựa vào Hiến pháp 2013, cho một bài giải thích về tính đặc thù của Dân chủ theo văn hoá Việt Nam?
Đọc bài “Tản mạn về dân chủ” của Thế Duyên, tôi liên tưởng đến việc Viện Bảo Tàng Lịch sử triển lãm về “Cải cách ruộng đất” – kiểu chọc tức dư luận xã hội mà tôi là 1 thành viên trong đó.
08/10/2014
Đ.V.T – Mỹ Tho, Tiền Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét