Đoàn nam Sinh FB
Chả cần phải là nhà kinh bang tế thế gì thì ai cũng thấy, tiền xuất khẩu không thể bằng chi ra để nhập khẩu. “Tổng số dư ngoại tệ do xuất cảng của VN không đủ để nhập …thuốc tây”. Lời của nhà lãnh đạo ngoại thương đấy.Thế thì in tiền ra trên cơ sở gì ? Sản xuất, dịch vụ và khai thác tài nguyên. Sản xuất nông nghiệp nhé, có hơn tiền nhập thuốc sâu phân bón nhưng không bù được cho mất mát tài nguyên và tác hại môi trường, kể cả con người.
Sản xuất lâm sản toàn nhập gỗ về, kể cả nhập theo kiểu “nhập nhằng” bên Lào, bên Kam. Rừng đâu nữa ? Đất rừng giờ trồng keo bán dăm gỗ giấy, chẳng khác gì trồng mì trên đất nông nghiệp, chẳng bù cho đất sẽ kiệt.
Công nghiệp và tiểu thủ công chết dở. Bốn năm mươi năm nay chỉ ăn vay chứ có sáng tạo được gì. Nếu có cũng mướn pa-tăng của người ta, nhờ nhượng quyền của người ngoài. Hầu hết chỉ gia công, bán sức lao động không chuyên giá rẻ.
Dich vụ thì thôi nhé, như ngành du lịch thì khách du chỉ một đi không trở lại, vì có gì cải tiến mới lạ đâu, ngoài bán cái cảnh quan, không khí. Chuyện dịch vụ này nhiều nổi. Không có sex thì không có tourism. Luật lệ lôi thôi, thì chết. Ngành nào cũng chết vì hành lang pháp lý dở hơi, chỉ vòi bên nguyên moi bên bị.
Chỉ cái luật vận chuyển hàng hóa đường thư, đường bay, đường biển đến giờ chưa ổn. Xảy ra việc thì cứ tham khảo thông lệ quốc tế, luật quốc tế, ta thì không, chết chưa. Nhỡ bị thiệt hại hãng vận chuyển chỉ đền cho có lệ.
Khai thác tài nguyên thì bán rẻ bèo. Cụ thể tỉnh X cấp hơn 200 giấy phép khai thác, thuế thu được mỗi năm 4 tỉ (chắc hơn nhiều nhưng vào túi riêng). Không đủ tiền sửa đường, mà làm đường thì xin trên bộ.
Ta chỉ xuất thô, không chế biến gì thêm vì chế biến kiểu gì, bán cho ai cũng phải mua công nghệ của họ. Phức tạp. (Quan trên ngu lâu, khó thuyết phục). Bán thô thì trên dưới nghe dễ thủng, OK ngay. Duy chỉ có xuất phụ nữ đi “lấy chồng”, xuất ô-sin, xuất cơ bắp,…là lãi trọn.
May mà nhờ người vượt biên, người lập nghiệp xa xứ, kể cả ô-sin, gái đĩ gửi kiều hối cho nhà, không thì chết tươi ngay.
Bao lâu nay làm đường sá, xây cầu cảng, mở rộng đô thị,…bằng tiền vay. Vay bao nhiêu, nợ công đến đâu thì chính phủ ngậm hột thị, dấu như mèo dấu cứt. Sao khó minh bạch thế ? Đơn giản thôi vì vay chủ yếu từ bên Tàu, thế chấp bằng non nước. Nói ra sợ dân tình nổi loạn, chửi cho là cõng rắn…, là rước voi…, là mãi quốc cầu vinh thân phì gia,…
Cho vay/ đầu tư được thì cột được: Đầu tư vào Bảo Tàng thì nắm được ngành Văn hóa; đầu tư công nghệ truyền hình thì nắm được bộ Thông tin truyền thông, báo chí; đầu tư vào sách, vào máy tính bảng thì nắm được ngành Giáo dục;… Cho vay làm cao tốc Pháp vân, Lào Kai, Quảng Nam, Dầu Giây,…rồi sẽ Hà đông, Quảng Ninh, Lạng sơn,… đủ cột cả bộ KH&ĐT, bộ GTVT,…
Kế hoạch bao lâu nay của Tàu là dùng tiền và thể chế chính trị để thực hiện 4 thông: Thông đường (đường bay, đường bộ và đường biển), thông hàng (nhập hàng quá cảnh), thông tiền (dùng ND tệ) và thông quân (lực lượng bảo vệ quyền lợi quốc ngoại). Là hết, Việt Nam trở thành phiên thuộc.
Gần đây Quốc Hội lộ tin vay chủ yếu để ăn xài, thực chất là để trả lương cho một bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả, lại nhũng lạm khắp nơi. Râm ran chuyện vỡ quỹ Bảo hiểm Xã hội, rồi đáo nợ nọ kia không trả nổi. Thực số mỗi đầu người gánh nợ công khoảng ngàn đô là thấp, nhưng cứ dấu giếm mãi. Bình ruồi bảo chì 2-3 trăm, nay thú thực hơn 5 trăm ngàn tỉ nợ xấu.
Đã có hàng trăm thứ thuế phí bổ đầu người dân, mà đi học vẫn phải mua chữ, đi viện vẫn mua chỗ nằm, cơm thuốc. Mà lại mua đắt nữa chứ. Có “thiên đường” nào táng tận thế này trên cõi người không ?
Nào là bẫy thu nhập trung bình, nào là già háp,…đủ mọi lời, mọi cấp, từ giới khoa học trong nước cho đến nhà kinh tế thân hữu cảnh báo, nhưng trển vẫn không nghe ra. Giặc xây sân bay, hải cảng trên đất cướp của nhà minh cũng không dám kêu kiện. Sợ nó đòi nợ thì lộ bem chuyện nhân nhượng từ thời ’91.
Nhưng rồi cũng phải nói thật ra, khi dân thôi hợp tác với nhà nước. Kệ họ, chẳng ai quan tâm. Hỏi cả bộ máy công sai này sẽ sống bằng gì, sống ở đâu ? Ai cho vay nữa mà vay. Chỉ ngưng kiều hối 3 tháng là tiêu tán đường.
Vỡ nợ là chuyện chắc chắn, trong tương lai gần. Có dám đứng đầu gió để đưa đất nước qua cơn hay quỵ hẵn thì cũng chính lúc này.
Toàn Đảng, toàn quân và toàn thể dân nước ơi, chuông sắp gióng, giờ sắp điểm.*
*Ý thơ của Appolinaire, Cầu Mirrabeau (…vienne la nuit, sonne l’heur…).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét