Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Nhân chuyện Hà Nội bức tử 6.700 cây xanh nhớ truyện Tấm Cám: Chặt cây giết người rước họa vào thân!

Bình luận án

BLA: Những ngày cuối tháng 3-2015,  cộng đồng mạng và dư luận cả nước hốt hoảng tìm cách “cứu” 6.700 cây xanh ở thủ đô Hà Nội đã bị chính quyền nơi này lên kế hoạch bức tử (chặt hạ). Báo Tuổi Trẻ đưa tin một cuộc vận động “6.700 người vì 6.700 cây xanh” vừa ra đời trên fanpage và được cộng đồng mạng nhiệt tình hưởng ứng. 


Nhân sự kiện này, bỗng nhớ về câu chuyện cổ tích Tấm Cám rất nổi tiếng. Theo đó, vì ghen tức, muốn giết hại Tấm, nên mẹ con mụ Cám đã rắp tâm chặt cây giết Tấm đến 2 lần. Tuy nhiên, hành động tàn ác này đã bị quả báo (xem truyện bên dưới).
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook cho thấy các công nhân đang chặt cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh trưa nay 19-3-2015

Tất nhiên tôi không có hàm ý so sánh gì chuyện Hà Nội chặt cây với chuyện mẹ con Cám chặt cây. Nhưng cây xanh từ xưa lá lá phổi của thành phố, tạo quang cảnh, nét văn hóa … chứ đâu phải cây công nghiệp mà khai thác, đốn hạ hàng loạt! Lịch sử loài người cho thấy nơi nào tàn ác với thiên nhiên, cây cỏ … rồi sẽ gánh chịu những hậu quả không nhỏ từ chính thiên nhiên!
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “vì lợi ích mười năm trồng cây” để khích lệ việc trồng cây. Ngay trong Di chúc (bản đầu tiên) ông cũng viết: “Sau khi tôi qua đời thì chôn trên một ngọn đồi” “Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và có lợi cho nông nghiệp”. (Ghi chú: Phải trích dẫn như ri mới có sức nặng!). Các nhà lãnh đạo cao cấp như Tổng bí thư, Chủ tịch nước … năm nào cũng trồng cây, đăng ảnh tuyên truyền, đính bảng “Cây này do đồng chí XXX trồng” để lưu danh muôn thuở.  Rứa mà nay chẳng hiểu vì lý do gì, có bức thiết hay không, mà chính quyền Hà Nội nỡ lòng nào lên kế hoạch hạ sát hàng ngàn cây xanh như vậy. Chưa kể chi phí tốn kém hàng chục tỷ đồng. Hu hu.
Cũng cần nói thêm là phía chính quyền Hà Nội đã có phản hồi cho rằng “chỉ chặt những cây mục ruỗng, sâu mọt, già …”, nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều cây tốt, khỏe đã bị đốn hạ. Còn cây càng già thì càng quý chứ có sao đâu mà phải bị chặt!
Những thông tin dưới đây đăng trong bài “Cộng đồng mạng tìm cách “cứu” 6.700 cây xanh Hà Nội” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 19-3-2015.
——————–
Cuộc vận động này diễn ra tại địa chỉ: facebook.com/manfortree, với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội và Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội.
Thư ngỏ đưa ra 3 yêu cầu cụ thể, trong đó có việc dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lộ trình và lí do chặt cây.
Hiện đã có 1.000 người ký vào thư ngỏ này.
Trang “6.700 người vì 6.700 cây xanh” được lập trên mạng xã hội Facebook ngày 17-3 sau khi có thông tin Hà Nội quyết định đốn hạ 6.700 trong số 50.000 cây xanh của thủ đô.
Đến trưa nay 19-3, đã có hơn 20.400 người bấm thích (like) trang này và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.
Trước đó, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng gửi thư ngỏ (*) đến chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ quan ngại về việc đốn cây xanh. Trong thư ngỏ, nhà báo Trần Đăng Tuấn kiến nghị chủ tịch UBND TP chỉ đạo tạm dừng việc chặt hạ cây xanh, xem xét lại việc cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh có đúng thuộc loại cây cong nghiêng, sâu mục hay không.
Cùng quan điểm với ông Tuấn, GS Ngô Bảo Châu cũng có ý kiến về việc đốn cây xanh trên trang cá nhân. Ông đặt ra một số vấn đề như:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão:
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khỏe mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố:
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố Nhà Hà nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo trồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3.  Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?”.
Trước đó, GS Châu cũng đề nghị: “Bạn hãy chia sẻ số lượng, chủng loại cây bị chặt nơi bạn sinh sống. Chụp ảnh cây trước và sau khi bị chặt. Kiểm tra xem cây bị chặt có thực sự mục ruỗng không. Hãy nói xem bạn muốn có một hàng cây đều tăm tắp trong mười năm nữa, hay bóng mát ngay bây giờ”.
Cũng trên Facebook, người dùng liên tục chia sẻ thông tin và hình ảnh về việc đốn cây xanh ở Hà Nội. “12g00 trưa nay 19-3, các công nhân vẫn miệt mài chăng dây, ngăn đường và cưa cắt không thương tiếc cả 1 hàng cây hoa sữa đều tăm tắp trên đường Nguyễn Chí Thanh! Thật đau xót!”, một người dùng viết.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook phản đối việc chặt hạ cây xanh hàng loạt
Ở một diễn biến khác, trên mạng Youtube một sáng tác Hà Nội mùa vắng cây xanh phỏng theo bài hát Hà Nội mùa vắng những cơn mưa với những lời lẽ rất da diết mang thông điệp: Hãy trả lại màu xanh cho Hà Nội, đã thu hút nhiều người quan tâm.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook cho thấy các công nhân đang chặt cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh trưa 19-3-2015.
Cuộc vận động này diễn ra tại địa chỉ: facebook.com/manfortree, với mục tiêu thu thập 6.700 chữ ký vào bức thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội và Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội.
Thư ngỏ đưa ra 3 yêu cầu cụ thể, trong đó có việc dừng ngay việc chặt cây để hỏi ý kiến người dân và các chuyên gia, đồng thời công khai lộ trình và lí do chặt cây.
Hiện đã có 1.000 người ký vào thư ngỏ này.
Trang “6.700 người vì 6.700 cây xanh” được lập trên mạng xã hội Facebook ngày 17-3-2015 sau khi có thông tin Hà Nội quyết định đốn hạ 6.700 trong số 50.000 cây xanh của thủ đô.  Đến trưa nay 19-3-2015, đã có hơn 20.400 người bấm thích (like) trang này và con số này vẫn đang không ngừng tăng lên.
Trước đó, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng gửi thư ngỏ đến chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ quan ngại về việc đốn cây xanh. Trong thư ngỏ, nhà báo Trần Đăng Tuấn kiến nghị chủ tịch UBND TP chỉ đạo tạm dừng việc chặt hạ cây xanh, xem xét lại việc cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh có đúng thuộc loại cây cong nghiêng, sâu mục hay không.
Cùng quan điểm với ông Tuấn, GS Ngô Bảo Châu cũng có ý kiến về việc đốn cây xanh trên trang cá nhân. Ông đặt ra một số vấn đề như:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão:
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khỏe mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố:
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố Nhà Hà nội xây cất thiêú quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo trồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3.  Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?”.
Trước đó, GS Châu cũng đề nghị: “Bạn hãy chia sẻ số lượng, chủng loại cây bị chặt nơi bạn sinh sống. Chụp ảnh cây trước và sau khi bị chặt. Kiểm tra xem cây bị chặt có thực sự mục ruỗng không. Hãy nói xem bạn muốn có một hàng cây đều tăm tắp trong mười năm nữa, hay bóng mát ngay bây giờ”.
Cũng trên Facebook, người dùng liên tục chia sẻ thông tin và hình ảnh về việc đốn cây xanh ở Hà Nội. “12g00 trưa nay 19-3-2015, các công nhân vẫn miệt mài chăng dây, ngăn đường và cưa cắt không thương tiếc cả 1 hàng cây hoa sữa đều tăm tắp trên đường Nguyễn Chí Thanh! Thật đau xót!”, một người dùng viết.
——————————-
Thông tin tham khảo:
Phạt tù 25 người triệt hạ cây sưa ở Hà Nội 

Trong 3 ngày (29-31/3/2010) TAND Hà Nội mở phiên xử 35 người liên quan hàng loạt vụ chặt trộm cây sưa tại Hà Nội. Trong số này 25 người bị truy tố về tội trộm cắp tài sản; 10 người tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Các bị cáo tại phiên tòa (ảnh Vnexpress)
Hai người cầm đầu đường dây được xác định là Nguyễn Xuân Tuấn, 24 tuổi và Đào Văn Đằng, 39 tuổi (cùng trú tại xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội).
VKS Hà Nội cáo buộc, từ 15/10/2007 đến tháng 9/2009, Tuấn, Đằng cùng đồng bọn cưa trộm nhiều cây sưa trên địa bàn các quận, huyện của Hà Nội. Tổng giá trị tài sản họ chiếm đoạt là hơn 300 triệu đồng.
25 người thường đi thành nhóm, mang theo cưa sắt, dây thừng, lợi dụng đêm tối hay các đêm trời mưa để đốn, hạ chặt các thân cây gỗ quý trong công viên hoặc trước cửa nhà dân. Nhóm này thậm chí còn buộc cửa nhà người dân để họ không thể ra ngoài ngăn cản việc làm phạm pháp.
Trong số những cây sưa bị chặt hạ, có cây tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm. Điển hình như cây sưa hơn trăm tuổi ở khuôn viên chùa Trầm, bị nhóm này cưa trộm, bán được 17 triệu đồng.
Quá trình thẩm vấn tại tòa đã làm rõ, ngoài các cây sưa, các bị cáo còn trộm cây ở nhiều gia đình, chiếm đoạt hơn 260 triệu đồng.
HĐXX đánh giá, Tuấn tham gia tích cực nhất trong nhóm này với 14 vụ trộm và chặt cây nên phải chịu hình phạt cao nhất – 9 năm tù. Ở vai trò thấp hơn, Đằng nhận án 4 năm tù cùng với hình phạt tù treo đang phải chấp hành, bị cáo này bị phạt tổng cộng 7 năm tù. Những người còn lại bị tuyên từ 12 tháng tù treo đến 4 năm 6 tháng. 4 người được trả tự do tại tòa do mức án đúng bằng thời hạn tạm giam.
Theo VnExpress
——————————-
Và dưới cây là truyện cổ tích Tấm Cám nói về việc chặt cây!
Tấm Cám
Ngày xưa, ở nhà kia có người con tên là Tấm. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau cha Tấm lấy thêm người vợ đẻ ra người con tên là Cám. Ít lâu sau cha Tấm cũng qua đời Tấm sống với người dì ghẻ và Cám.
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:
“Chị Tấm ơi, chị Tấm!
Đầu chị lấm,
Chị hụp cho sâu
Kẻo về mẹ mắng!”
Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.
Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:

“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hầm cháo hoa nhà người.”
Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa, ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.
Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấy xương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay, nhưng không tìm thấy. Thấy thế gà lại nói:”Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”.
Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.
Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: “Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ. Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.
Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh.
Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:
“ Phơi áo chồng tao phải phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao ”
rồi kêu oạch oạch oạch oạch và bay vào hoàng cung.
Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:
“Vàng ảnh vàng anh
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo.”
Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác trên khung cửi kêu:
“Cót ca cót két.
Lấy tranh chồng chị
Chị khoét mắt ra.”
Cám hốt hoảng và nói với dì ghẻ. Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:
“Thị ơi thị rơi bị bà
Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn.”
Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.
Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung, hai người sống hạnh phúc như xưa.
Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người chặt xác của cám ra làm 8 khúc, lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hót:
“Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?”
Mẹ cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gởi cho mình thật ra là thịt của Cám. Quá đau khổ, bà ta hoá điên chạy ra khỏi nhà và bị sét đánh chết.
———————
Ghi chú: Để đề cao tinh thần nhân đạo, một số nhà xuất bản sách thường lược bỏ hoặc thay đổi chi tiết cuối của truyện cho thấy Tấm lập mưu giết chết Cám và cho mẹ ghẻ ăn thịt chính con mình. Hoặc có bản khác kể rằng: Tấm tha tội cho hai mẹ con Cám nhưng trên đường về nhà, ông trời không dung tha cho tội ác của bọn họ nên sai thiên lôi cho sấm sét đánh chết. Trong lần biên tập năm 2011, Nhà xuất bản Giáo dục cũng đã lược bỏ chi tiết cuối trong SGK Ngữ Văn 10.
(Theo Wikipedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét