Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Phát hiện trữ lượng khí đốt lớn ở bể trầm tích Hoàng Sa

Nguyễn văn Tuấn FB

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/p480x480/10354152_803644406315412_7514310713915618956_n.jpg
Không phải ngẫu nhiên mà CNOOC của TQ mang giàn khoan HD981 thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu hơn 1000m với chi phí khủng vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Các nhà khoa học Trung Quốc từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu dầu khí của bể Qiongdongnan basin thuộc vùng biển QĐ Hoàng Sa (Paracel) được công bố trên các tạp chí quốc tế Journal có uy tín Elservier, Springer, Taylor Francis,..Hàng trăm bài báo khoa học đã công bố với nguồn số liệu đo ghi chi tiết có giá trị được thực hiện trong nhiều năm liên tục ở Qiongdongnan basin bởi các nhà KH của Trung Quốc, trong khi đó hiện nay tôi chưa tìm thấy các công bố quốc tế từ phía Việt Nam về tiềm năng dầu khí ở vùng biến này, ngoài việc trưng bày các bằng chứng lịch sử lâu đời của ta.
Thực tế, cho thấy các nhà khoa học TQ đã nghiên cứu rất kỹ địa hình và cấu tạo địa chất của bể Qiongdongnan nói riêng và của toàn vùng vịnh Bắc Bộ ra đến quần đảo Hoàng Sa nói chung, bao gồm cả bể Yinggehai hay còn gọi là bể Sông Hồng của Việt Nam. Vì thế, các chứng cứ khoa học về sự hiểu biết tài nguyên biển rõ ràng chúng ta đã thua sút và lạc hậu so với TQ hàng thập kỷ.
Ngày 19/03/2014, CNOOC đã công bố đã tìm thấy một mỏ khí cỡ trung đặt tên là Lingshui 17-2, nằm trong bể Qiongdongnan thuộc Biển Đông mà trong các văn liệu quốc tế gọi South China Sea. Giếng Lingshui 17-2 nằm ở phía đông của mỏ Lingshui trong vùng biển nước sâu của bể Qiongdongnan, ở độ sâu vào khoảng 1,450 mét (4,750 feet) so với mực nước biển. Mỏ khí đốt đã được phát hiện sau khi CNOOC khoan đào xuống thêm khoảng 3,510 mét (11,515 feet). Sự khám phá này không những cho thấy tiềm năng thực tế về sự tồn tại trữ lượng lớn hydrocacbon trong các mỏ dầu khí chứa trong các khối xây đá cacbonat, trầm tích Miocene, Oligocene và móng của bể Qiongdongnan, mà còn củng cố kinh nghiệm hơn trong việc khoan thăm dò khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu ở quần đảo Hoàng Sa.
Xem link: http://www.zacks.com/stock/news/127119/CNOOC-Finds-Gas-in-Qiongdongnan-Basin
http://www.ogj.com/articles/2014/03/cnooc-makes-gas-discovery-in-qiongdongnan-basin.html
Từ năm 2002, công bố của Qiming Zhang đã đánh giá khả năng tích lũy khí đốt ở khu vực dị thường áp suất cao với tittle “Deep overpressure gas accumulation” thông qua công bố nghiên cứu trên Springer : http://link.springer.com/article/10.1007/BF02902822
Một nghiên cứu mới về dầu khí ở QĐ Hoàng Sa tiếp tục công bố trong năm 2012, với tựa “New insight into oil and gas exploration in Miocene and Late Oligocene strata in Qiongdongnan basin”
http://link.springer.com/article/10.1007/s12583-009-0055-7
Nguồn năng lượng sạch cho tương lai như các vỉa khí Gas Hydrate cũng được xác định dựa trên các tài liệu minh giải địa chấn thu thập ở vùng biển sâu đáy thềm biển thuộc QĐ Hoàng Sa đã công bố trên Journal of Geological Research :
http://www.hindawi.com/journals/jgr/2011/384785/ref/
Tóm lại, giàn khoan sâu HD981 của CNOOC đang thực hiện sứ mạng khoan thăm dò lấy mẫu để thẩm định trữ lượng dầu khí (hoặc gas hydrate). Sau đợt khoan thăm dò này, sẽ có hàng loạt bằng chứng mới được các nhà khoa học của Trung Quốc sẽ công bố quốc tế trên tạp chí Journal để củng cố khẳng định chủ quyền biển Đông mà họ đã thu thập được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét