Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Chiến Tranh Việt Nam và Sự Thật (1)

Basam

examiner.com

Chiến tranh Việt Nam:

Mọi thứ bạn biết đều không đúng(Phần 1)

Kathy Shaide, Nhà khảo cứu Chính trị Bảo thủ
(Đây là phần thứ nhất của loạt bài nhiều kỳ vạch trần những câu chuyện hoang đường của truyền thông tự do về Cuộc chiến tranh Việt Nam.)
Bức ảnh gây ảnh hưởng xấu cho Cuộc chiến?


Tấm hình này là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Bức ảnh giành được Giải thưởng Pulitzer năm 1968 của Eddie Adams về một vụ hành quyết trên một đường phố ở Việt Nam đã được in lại và phát hành không biết bao nhiêu lần. Trong cuốn phim Stardust Memories [1], nhân vật chính bị bệnh trầm cảm (buồn chán) của (đạo diễn ) Woody Allen trang trí căn bếp của mình bằng một bức hoạ khổng lồ về bức ảnh này, để minh hoạ cho sự bồn chồn lo sợ của anh ta. Một hoạ sĩ theo trường phái chủ nghĩa hậu-hiện-đại đã tạo dựng hình ảnh có tính tượng trưng này trên các hình ghép bằng nhựa (Lego). [2]
Tuy vậy, ít người biết được câu chuyện thực đằng sau bức ảnh của Eddie Adam, tấm hình mà một số nhà phê bình văn hóa đang khẳng định, vào năm 1968 và cả hiện nay, “đã giúp cho nước Mỹ thua trận chiến tranh Việt Nam.”
Trong khi thuyết trình tại khu học xá đại học để quảng bá cho cuốn sách  Đuổi Theo Huyền Thoại Việt Nam (Stalking the Vietnam Myth), tác giả H. Bruce Franklin đã phát hiện ra rằng hầu hết các sinh viên “đều đoan chắc bức ảnh nguyên bản đã mô tả một người Bắc Việt Nam hoặc một cán bộ cộng sản hành hình một tù dân sự Nam Việt Nam.”
Tuy nhiên, người hành quyết là một Cảnh sát trưởng của Nam Việt Nam – một đồng minh của người Mỹ. Nạn nhân là một cán binh Việt Cộng bị bắt mà đồng đội của anh ta mang vũ khí trước đó đã tự tay hành quyết tức thì bất cứ ai liên hệ với chính quyền Nam Việt Nam và người Mỹ.
Sau khi giết người người tù nhân bị bắt, viên cảnh sát trưởng đã nói với các nhà báo, “Nhiều người Mỹ đã bị giết trong ít ngày qua và cả nhiều bạn bè người Việt Nam thân thiết nhất của tôi. Giờ các ông có hiểu không? Đến Đức Phật cũng sẽ phải hiểu.”
Bức ảnh đã giúp cho Eddie Adams nổi tiếng, song ông đã ước mong sao mình chưa bao giờ chụp bức ảnh đó. Bởi vì tai tiếng của nó, bức ảnh đã hủy hoại cuộc đời của viên cảnh sát trưởng, đẩy ngược ông ta thành ra một kẻ tội đồ đáng ghét (và bị hiểu lầm) trên bình diện quốc tế suốt từ đó tới nay. Adams không bao giờ tha thứ cho bản thân mình về điều này.
Như Eddie Adams đã từng viết trên tạp chí Time,
“Viên tướng đã giết tên Việt Cộng; còn tôi đã giết viên tướng bằng chiếc máy ảnh của mình. Những bức hình tĩnh lặng là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới. Người ta tin vào những tấm hình, song các bức ảnh rất hay gian dối và không phản ảnh đúng sự thật, thậm chí không cần phải làm mánh khóe chỉnh sửa. Các tấm hình chỉ nói lên một nửa những sự thật. Những gì mà bức ảnh đã không nói lên là, “Bạn sẽ làm gì nếu như bạn là viên tướng ở vào thời điểm đó và nơi chốn đó vào những ngày nóng bỏng đó, và bạn đã bắt được một gã phải gọi là bất lương sau khi hắn bắn chết một, hai hoặc ba người lính Mỹ?” [3]
Bé gái trong bức ảnh
Một bức ảnh cũng nổi tiếng xấu tương tự đã được chụp nhanh trong thời gian diễn ra Chiến tranh Việt Nam miêu tả một bé gái đang chạy, trần truồng và khiếp hãi, từ ngôi làng bị bỏ bom của bé, quần áo trên người của bé bị cháy hết do vụ nổ. [4]
(wikipedia)
Hầu hết mọi người đều tin là ngôi làng của bé gái đó bị tấn công bởi những người Mỹ. Không phải vậy. Trên thực tế, ngôi làng ấy bị bỏ bom bởi Không lực Việt Nam vì nhầm lẫn, không lực Việt Nam đang nhắm vào các công sự của cộng sản Bắc Việt gần đó. Nói cách khác, đây là một cuộc chiến “giữa những người Việt Nam với nhau”. Thậm chí người chụp cũng là một người Việt Nam. Không có những người Mỹ nào liên quan tới vụ này.
Bổ sung cho tình trạng lầm lẫn này là: vào năm 1996, một vị giáo sĩ Giáo phái Giám lý công khai tiếp xúc với bà Kim Phúc, “cô gái trong bức ảnh”, và xin bà tha thứ cho (việc ông đã ra) lệnh mở cuộc tấn công đó. Điều phiền toái là: người đàn ông này không làm việc gì liên quan tới trận ném bom đó. Ông ta là một binh sĩ cấp thấp đang trú đóng xa cách đó nhiều cây số.
Trong khi những câu chuyện loại đó nhằm mục đích tái làm hòa đang diễn ra một cách không thể chối cãi được, “thái độ tha thứ” công khai của bà Kim Phúc đối với người đàn ông lầm lẫn này, “cần phải được xem xét với việc nhận thức rõ ràng rằng khi bà được tự do ám chỉ bất cứ cái gì mà bà muốn về những đất nước đã đem tới cho bà nơi nương nhờ và giúp đỡ, thì bà lại không thể thoải mái chỉ trích chính phủ Cộng sản trên quê hương cũ của mình. Mặc dù là một người tị nạn chính trị tại Canada, nhưng các bà con họ hàng của bà lại vẫn đang sống tại Việt Nam.”
Những hành động của vị giáo sĩ là thiếu minh bạch hoặc cao thượng, nhưng lại có vẻ là một thứ pha trộn giữa tự quảng cáo đồng thời tự ghê tởm bản thân mình.
Những vụ việc này và các câu chuyện giả tạo khác về “những hành động giết người” của người Mỹ đã làm xấu đi hình ảnh của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại nước nhà và ở nước ngoài. Kể từ khi Cuộc chiến tranh Việt Nam liên tục bị đặt ra bởi phái Tả chống chiến tranh như một ví dụ về mối mâu thuẫn của “những phần tử phân biệt chủng tộc”, “đế quốc chủ nghĩa” bị thất bại, rồi mối mâu thuẫn đó (ám chỉ chiến tranh VN) chỉ được kết thúc nhờ vào những hành động phản kháng “hòa bình” của các thanh niên hippie can đảm, thì việc đưa ra những sự thực là điều vô cùng quan trọng.
Các bạn hãy chờ đón để đọc các phần kế tiếp trong loạt bài này.
Người dịch: Ba Sàm
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
—–
[1] http://www.imdb.com/name/nm0000095/ ông Woody Allen sinh 1935 ơ New York, phim Stardust Memories 1980, do Woody allen viết chuyện phim và làm đạo diễn. Phim nầy được hơn 5600 người bầu chọn là phim hay, và cho điểm là 7/10
[2] hình ghép kiểu Lego ở đây http://bluedust.com/lego/default.asp
[3] “Ðại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan. Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp (bí danh của Đ/U Lém) đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của LNĐ (bác sĩ LMC (?)), vào lúc 4g30 sáng hôm đó, đại úy Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Ðoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Ðổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp.
Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá Tuấn phải chỉ dẫn cách sử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống (và về sau đã góp phần kể lại câu chuyện). “
Ảnh “Vietnam, A Chronicle of the War”,Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Đám tang gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn với 6 chiếc quan tài
Ảnh trích từ cuốn sách A Chronicle of the War,
Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Coi chi tiết thêm tại blog nầy:
http://blog.360.yahoo.com/blog-pbqpS1c_c6fk.xGveDaG3bKIf0XggSY-?cq=1&p=908
[4] Phần tiếp theo đây dịch từ Wikipedia. Nguồn được để ở cuối bài nầy.
Cô bé trong hình là Phan thị Kim Phúc sinh năm 1963. Năm 1972, trong một trận đánh ở Trảng Bàng, Tây Ninh, gồm có quân đội Mỹ và VNCH đánh vào một ngôi làng đang bị Việt Cộng tấn công và chiếm đóng.
Cô bé Phúc và dân làng theo chân các người lính VNCH chạy thoát khỏi một ngôi chùa Cao Đài về hướng có quân đội VNCH để được an toàn. Nhưng một phi công VNCH đã tưởng nhầm toán quân VNCH đang chạy phía dưới là Việt Cộng. Ông ta đã bỏ một quả bom để chận toán quân ấy và kết quả là cô bị phỏng vì bom.
Hai người bà con của Kim Phúc cùng với nhiều dân làng đã chết. Ký giả Nick Út lúc đó đang làm việc cho hãng tin AP của Mỹ đã chụp được tấm hình ấy.
Sau khi chụp xong tấm hình nầy, Nick Út đã đem cô Phúc và các trẻ em khác đến một bệnh viện ở Saigon. Cô bị phỏng nặng và có nguy cơ không thể sống được. Sau 14 tháng nằm bệnh viện và trải qua 17 lần giải phẩu, cô đã được trở về nhà. Phóng viên Nick Út vẫn tiếp tục thăm viếng cô cho đến khi ông được máy bay di tản ông ra khỏi Saigon vào khoảng 3 năm sau khi ông chụp được tấm hình ấy.
Sau 1975, cô Kim Phúc vẫn tiếp tục học ở VN. Trong thời gian học đại học, cô bị  nhà nước  cử đi công tác khắp nơi để tuyên truyền và dùng hình ảnh của cô như một dấu hiệu tượng trưng cho hành động chống lại chiến tranh.
Năm 1982, cô đã cải đạo từ Phật giáo Cao Đài qua Thiên Chúa Giáo. Vào thời gian sau năm 1975, Thủ tướng Phạm văn Đồng trở thành một người bạn và đỡ đầu cho cô Phúc.
Kim Phúc được nhà nước cho đi Cuba năm 1986 để tiếp tục học tập và nghiên cứu. Và rồi cô Kim Phúc được phép ở lại Cuba và gặp Bùi Huy Toàn ở đó. Năm 1989, ký giả Nick Út đến Cuba và gặp cô Phúc và hôn phu của cô ta, Huy Toàn. Năm 1992, hai người thành hôn và đi hưởng tuần trăng mật.
Trong một chuyến bay từ VN qua Cuba, máy bay phải đáp xuống Canada để lấy thêm nhiên liệu, hai vợ chồng bà Kim Phúc 29 tuổi và Bùi Huy Toàn, đã rời khỏi phi cơ, và xin tị nạn chính trị. Hiện nay bà đang cư ngụ tại Canada với chồng và hai con.
1996 bà Kim Phúc đã gặp lại các bác sĩ giải phẩu đã cứu bà vào năm ấy.
1997, bà thi đậu  vào quốc tịch Canada và trở thành công dân Canada.
1997, bà được Liên Hiệp Quốc vinh danh là đại sứ thiện nguyện vì các công tác trước đó của bà như giúp đỡ các trẻ em là nạn nhân chiến tranh trên toàn cầu.
2004, bà được 2 trường đại học luật khoa ở  Canada cấp bằng Tiến sĩ Danh Dự  Luật Khoa tại đại học Queens và York ở Canada vì các công tác giúp đỡ cho các trẻ em nạn nhân chiến tranh trên toàn cầu.
30-6-2008, đài phát thanh NBR của Mỹ đã phát thanh tiểu luận do bà đọc: Con Đường Dài Dẫn tới sự Tha Thứ”
Nguồn  http://en.wikipedia.org/wiki/Kim_Phuc_Phan_Thi
Cách tìm nguồn
*vào google.com,
gõ chữ : nick ut + kim phúc
Bạn sẽ nhìn thấy hàng chục bài báo tiếng Việt, tiếng Anh nói về câu chuyện nầy.
—————————————————
(dịch từ Wikipedia)
Nick Út, hay Huỳnh Công  Út, sinh năm 1951 ở tỉnh Long An, ông đã bắt đầu chụp hình cho hãng tin AP của Mỹ khi ông mới được 16 tuổi, ngay sau khi anh trai của ông Huỳnh Thanh My, cũng là một nhiếp ảnh viên làm cho hãng tin AP, đã bị chết trong chiến tranh VN. Ông Nick Út hiện vẫn còn làm cho hãng tin AP và sống ở Los Angeles.
Nick út là người đã chụp bức ảnh cô Kim Phúc trần truồng vì bị bom ấy. Nhờ tấm ảnh ấy, ông đã được giải thưởng Pulitzer năm 1972 và tấm hình ấy được liệt kê vào “Hình ảnh Báo chí của năm 1972”.
Năm 2007 (?), sau nhiều tháng sắp xếp xin triển lảm hình ảnh ở Việt Nam, trước đó dù đã được đồng ý, nhưng về sau thì nhà nước đã không cho phép ông triển lảm bộ hình ảnh phóng sự hơn 40 năm làm báo của ông.
Nick út và nhiều hình ảnh của Sài Gòn Xưa và Nay. Hình tuyệt đẹp:
http://www.watermargin.com/vietret/vietret4.html
————————————————————————–
examiner.com
—————-
The Vietnam War:
everything you know
iswrong (Part One)
February 6, 3:22 PM
by Kathy Shaidle, Conservative Politics Examiner
(This is the first of a multi-part series debunking liberal media myths about the Vietnam War.)
The Photo That Lost the War?
It’s one of the most famous images of the 20th century. Eddie Adams’ Pulitzer Prize winning 1968 photograph of an execution on a Vietnam street has been reprinted and reenacted countless times. In the film Stardust Memories, Woody Allen’s depressed character decorates his kitchen with a colossal mural of the image, to illustrate his angst. A post-modern artist recreated the iconic image in Lego.
However, few know the true story behind the photograph, which some cultural critics claim, then and now, “helped America lose the war.”
While lecturing on college campuses to promote his book Stalking the Vietnam Myth, author H. Bruce Franklin discovered that most students “were convinced the original photo depicted a North Vietnamese or communist officer executing a South Vietnamese civilian prisoner.”
However, the executioner was the chief of the South Vietnamese Police — an American ally. The victim was a captured Vietcong insurgent whose comrades in arms had themselves been summarily executing anyone associated with the South Vietnamese and the Americans.
After killing the captured prisoner, the police chief told journalists, “Many Americans have been killed these last few days and many of my best Vietnamese friends. Now do you understand? Buddha will understand.”
The photograph helped make Eddie Adams famous, but he wished he’d never taken it. Due to its notoriety, the photo ruined the police chief’s life, turning him into an internationally hated (and misunderstood) villain for all time. Adams never forgave himself.
As Eddie Adams once wrote in Time magazine,
“The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them, but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn’t say was, ‘What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?’”
The Girl In The Picture
An equally infamous photograph snapped during the Vietnam War depicts a little girl running, naked and terrified, from her bombed out village, her clothing burned from her body in the blast.
Most people believe her village was attacked by Americans. It was not.
In fact, the village was accidentally bombed by the Vietnamese Air Force, who were nearby targeting communist North Vietnamese fortifications. In other words, this was an “all-Vietnamese” fight. Even the photographer was Vietnamese. No Americans were involved.
Adding to the confusion: in 1996, a Methodist minister publicly approached Kim Phuc, the “girl in the picture” and asked her forgiveness for ordering the strike. The trouble is: this man had nothing to do with the bombing. He was a lowly soldier stationed miles away.
Whie such stories of reconciliation are undeniably moving, Kim’s public “forgiveness” of this confused man, “must be viewed with the realization that while she is free to insinuate anything she pleases about the countries which give her refuge and support, she cannot freely criticize the Communist government of her former homeland. Although a political refugee in Canada, her relatives still live in Viet Nam.”
The minister’s motives are less clear or noble, but seem to be a blend of self-loathing and self-promotion.
These and other phony tales of American “atrocities” mar the image of the United States at home and abroad. Since the Vietnam War is constantly held up by the anti-war Left as an example of a failed, “racist,” “imperialist” conflict which only ended thanks to the “peaceful” protests of “courageous” hippies, getting the facts right is tremendously important.
Stay tuned for the next installments in this series.
Chiến tranh Việt Nam và Sự thật(2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét