Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Trung Quốc âm thầm thanh trừng các quan chức giữ bí mật nhà nước

Đaikynguyen

Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
(Top, Bottom L-R) Following the purge of former General Office director Ling Jihua in 2012, several top cadres at the crucial Communist Party administrative organ have followed suit, such as Chen Ruiping, Xu Shiping, and Zhao Shengxuan. (Lintao Zhang/Getty Images; thepaper.cn; caixin.com)
Sau vụ thanh trừng cựu Chánh văn phòng Trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch (trên cùng trong ảnh) từ năm 2012, một số cán bộ cao cấp nhất của các cơ quan hành chính ĐCSTQ đã bị ngã ngựa, chẳng hạn như (phía dưới, trái qua phải trong ảnh) Trần Thụy Bình, Từ Thế Bình, và Triệu Thăng Tuyển (Lintao Zhang/Getty Images; thepaper.cn; caixin.com).

Trải qua nhiều thập kỷ, Từ Thế Bình (Xu Shiping) đã từng là một viên chức trung thành làm việc trong Văn phòng Trung ương ĐCSTQ – một trung tâm đầu não quan trọng có trọng trách giữ kín các tài liệu bí mật của Đảng và công tác hậu cần. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở đó vào năm 1981 và từng bước được thăng chức lên các cấp bậc trong ĐCSTQ, giữ các chức vụ như Bộ Trưởng phụ trách về mặt tài chính, xe cộ, cũng như  phân bổ nhiều căn hộ dành cho các quan chức hàng đầu. Nhưng vào năm 2014, ông đã đột ngột bị đẩy qua làm Phó giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia.



Sự nghiệp của Từ tiếp tục trượt dài: Vào tháng 3 năm 2016 này, ở tuổi 60, ông đã bị miễn nhiệm chức vụ trên, và tiểu sử chính thức của ông đã bị biến mất khỏi trang web lưu trữ của nhà nước. Tình trạng việc làm hiện tại của ông thì không rõ ràng, phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết.
Nhưng Từ không phải là người duy nhất bị như  vậy. Ít nhất một chục quan chức hàng đầu hiện nay và nhiều cựu lãnh đạo khác của Văn phòng Trung ương ĐCSTQ dường như đã lặng lẽ bị sa thải trong những tháng gần đây, phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết. Việc âm thầm dọn dẹp một cách sạch sẽ có thể nằm trong một phần của chiến dịch giũ sạch một văn phòng mà theo như những gì mà phương tiện truyền thông của nhà nước đã miêu tả là một nơi chịu sự ảnh hưởng độc hại từ cựu lãnh đạo trước đây của nó – Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua). Lệnh Kế Hoạch là phụ tá thân cận nhất của nguyên lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào trước khi ông được xác định như là một phần tử của một âm mưu nội bộ đe dọa nhà cầm quyền Trung Quốc.
Lệnh Kế Hoạch được xác định là 1 trong nhóm 4 quan chức hàng đầu đã hình thành một bè lũ nguy hiểm và âm mưu chống lại lãnh đạo đảng.
Một cuộc thanh trừng đối với Văn phòng Trung ương, thậm chí không cần phải phô trương một cách ầm ỹ, được xem như  là một động thái cần thiết của Tập Cận Bình nhằm lập ra uy quyền của riêng mình nhằm đối phó với một mạng lưới đang cố thủ về mặt quyền lực nằm dưới trướng của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Cuộc thanh trừng lần này phù hợp và tương tự như mô hình mà trước đây Tập Cận Bình đã từng thực hiện trên một loạt các lĩnh vực, bao gồm cả bộ máy an ninh, ngành dầu khí, lĩnh vực tài chính, quân đội, và các phương tiện truyền thông của nhà nước. Việc sắp xếp và cải tổ nhân sự theo kiểu như vậy được xúc tiến một cách tương đối bí mật sao cho phù hợp với cái cách mà Văn phòng Trung ương chuyên kiểm soát và giữ kín những bí mật của ĐCSTQ.

“Âm mưu chính trị”

Lệnh Kế Hoạch, 59 tuổi, đã làm việc tại Văn phòng Trung ương gần 18 năm. Trong thời gian đó, ông ta đã xây dựng được một mạng lưới khổng lồ để gây tầm ảnh hưởng của mình, phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết. Ông đã trải qua 5 năm giữ cương vị là người đứng đầu Văn phòng Trung ương, và là phụ tá cấp cao của cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Vị trí của Lệnh Kế Hoạch thì tương đương với chức Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Câu chuyện phía sau của quan chức ưu tú này càng làm cho người ta thấy sốc hơn khi Lệnh Kế Hoạch được xác định là 1 trong nhóm 4 quan chức hàng đầu đã hình thành một bè lũ nguy hiểm và âm mưu chống lại lãnh đạo đảng.
Khởi nguồn dẫn đến sự sụp đổ của Lệnh Kế Hoạch chính là cái chết đầy nghi ngờ của người con trai trong vụ tai nạn xe Ferrari ở Bắc Kinh vào năm 2012. Lần đầu tiên, Lệnh Kế Hoạch được chuyển giao cho Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương, cơ quan chuyên trách về tuyên truyền và vận động chiến tranh chính trị của ĐCSTQ. Và sau đó, vào tháng 12 năm 2014, ông ta đã bị điều tra. Đến tháng 7 năm 2015, Lệnh đã bị bắt chính thức và hiện đang bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố.
Việc điều tra và buộc tội một cán bộ chủ chốt của Văn phòng Trung ương như trường hợp của Lệnh Kế Hoạch thì được tiến hành một cách nhẹ nhàng hơn so với các cuộc điều tra chống tham nhũng điển hình trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, chỉ mới tương đối gần đây, những âm mưu mà Lệnh Kế Hoạch đã thông đồng với các quan chức hàng đầu khác mới bị đưa ra ánh sáng. Theo lời của đương kim lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình vào năm 2015, Lệnh Kế Hoạch đã cùng với cựu trùm an ninh – một vị tướng cấp cao nhất, cùng với cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đầy mưu mô, gian xảo đã “thực hiện những âm mưu chính trị để phá hủy và chia rẽ nội bộ ĐCSTQ”.
Có thông tin cho rằng, Lệnh Kế Hoạch cùng với những đồng phạm này đã được Giang Trạch Dân thăng chức để trở thành một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc. Vì nặng nợ như vậy, nên họ phải tỏ lòng trung thành với Giang. Và thông qua mạng lưới các cá nhân mà mình đã từng giúp đỡ, Giang luôn xoay xở để tạo nên sức ảnh hưởng của mình trong hơn một thập kỷ dù đã chính thức nghỉ hưu kể từ năm 2002. Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm giữ quyền lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tìm cách loại bỏ các phe cánh chính trị của Giang từ những vị trí chủ chốt nhất.
Xem xét đến vai trò nhạy cảm của Văn phòng Trung ương, nơi thường được coi là nắm giữ những chuyện thâm cung bí sử của ĐCSTQ, Lệnh Kế Hoạch phụ trách mảng xử lý những hồ sơ quan trọng, phân loại công tác an ninh, và quản lý dịch vụ hậu cần cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư của ĐCSTQ, nên ông ta đã củng cố được quyền lực mạnh mẽ và đã từng là một nhân vật đáng gờm để làm suy yếu hàng ngũ của giới lãnh đạo .
Lệnh Kế Hoạch đã chính thức bị buộc tội nhưng bản cáo trạng đã không đào sâu chi tiết vào âm mưu thực hiện một cuộc đảo chính, ngoại trừ những bản liệt kê chẳng có gì mới mẻ như đánh cắp bí mật quốc gia, nhận hối lộ, và quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ.

Thanh lý môn hộ

Việc điều tra và buộc tội một cán bộ chủ chốt của Văn phòng Trung ương như trường hợp của Lệnh Kế Hoạch thì được tiến hành một cách nhẹ nhàng hơn so với các cuộc điều tra chống tham nhũng điển hình trong những năm vừa qua. Chẳng hạn như, bản thân các quan chức cấp tỉnh có thể sẽ bị cơ quan điều tra hộ tống ra khỏi nhà hàng khi họ đang tham dự đám cưới của con gái, hoặc sẽ biến mất chỉ sau một sự kiện công cộng, mà không hề được thông báo trước.
Hầu hết các quan chức cấp cao của Văn phòng Trung ương đều không bị trục xuất ngay về tội tham nhũng, thay vào đó, dường như họ sẽ bị xử lý theo 2 giai đoạn: đầu tiên, họ sẽ bị chuyển công tác, dễ thấy nhất là được chuyển xuống các phòng ban có vị trí thấp hơn, và sau đó rời khỏi hẳn những vị trí này mà không có bất kỳ lời giải thích công khai nào. Trong một vài trường hợp, hồ sơ lý lịch của họ cũng bị biến mất trên các trang web chính thức.
Tạp chí kinh tế Caixin, một tạp chí tích cực đăng bài về chiến dịch chống tham nhũng, đã công bố đầy đủ nhất danh sách của những người đã bị sa thải khỏi Văn phòng Trung ương. Bao gồm những người chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định là 65 tuổi, và rất nhiều người vẫn đang làm việc có độ tuổi từ khoảng cuối 50 và đầu 60, thường giữ những vị trí quan trọng trong vai trò là một quan chức Trung Quốc. Tất cả những người bị thanh trừng lẫn những quan chức phải về hưu đều diễn ra rõ ràng sau khi vụ bê bối của Lệnh Kế Hoạch được công bố từ năm 2012.
Trong năm nay , đã có khoảng nửa tá cựu lãnh đạo của Văn phòng Trung ương có cùng chung số phận như Từ Thế Bình – bị chuyển đến Trung tâm Lưu trữ quốc gia làm việc trước khi bị sa thải.
Trường hợp của Triệu Thăng Tuyển (Zhao Shengxuan) là một ví dụ điển hình. Ông này trước đây là Phó Giám đốc của Văn phòng Trung ương, sau đó đã được chuyển đến làm việc tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc từ tháng 5 năm 2013, nhưng đã bất ngờ bị sa thải vào tháng 2 năm 2016 này. Giống như Từ Thế Bình, tiểu sử chính thức của ông ta đã không còn nhìn thấy trên trang web của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, dựa theo thông tin của tờ The Paper, một công ty truyền thông bán chính thức.
Một cựu Phó Giám đốc khác tên là Vương Trung Thiên (Wang Zhongtian), người đã thừa hưởng một sự nghiệp thuận buồm xuôi gió trong vòng 16 năm tại Văn phòng Trung ương, đã được thuyên chuyển đến làm việc tại Dự án Vận chuyển nước Nam-Bắc từ tháng 1 năm 2015, và đã bị mất việc vào tháng 2 năm 2016 mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
Những người khác có vẻ như cũng đã gia nhập vào lực lượng của Từ. Bà Trần Thụy Bình (Chen Ruiping) từ một cán bộ có nhiều thâm niên làm việc trong Văn phòng Trung ương kể từ năm 1974, vào năm 2006 đã được thăng chức lên làm Trưởng dự án xây dựng Đài tưởng niệm Mao Trạch Đông. Sau 40 năm phục vụ, bà đã bị chuyển giao đến cơ quan kỷ luật nội bộ của ĐCSTQ vào năm 2014. Và đến tháng 3 năm 2016, bà đã bị đoàn kiểm tra của cơ quan tư pháp và cơ quan di sản văn hóa của chính quyền Trung Quốc thẩm vấn.
Rồi đến lượt các quan chức khác như trường hợp của ông Hoắc Khoa (Huo Ke), 55 tuổi – cựu lãnh đạo của cục an ninh của Văn phòng Trung ương. Ông được chuyển đến làm việc tại Cục Du lịch Quốc gia vào tháng 12 năm 2014 – một hình thức giáng chức – trước khi bị các nhà điều tra của ĐCSTQ thẩm vấn vào tháng 1 năm 2015.
Trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc bưng bít các thông tin liên quan đến những thay đổi về mặt nhân sự, thì phương tiện truyền thông Hồng Kông đã công bố rất nhiều chi tiết cùng với những cách lý giải đầy màu sắc.

“Cực kỳ gian ác”

Dựa theo ấn bản phát hành trong tháng 3 năm 2016 của The Trend, một tạp chí Hồng Kông thỉnh thoảng đăng những tin đồn chính trị rất chính xác có nguồn từ Bắc Kinh, cho hay rằng, quy mô của cuộc thanh trừng trong Văn phòng Trung ương thì xa và rộng hơn nhiều so với những thông tin mà phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã từng đăng.
Tờ The Trend cho hay, Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ, đã đích thân dẫn một lực lượng đặc nhiệm chống tham nhũng vào tận sào huyệt của Văn phòng Trung ương vào tháng 2 năm 2013. Đội điều tra của Vương Kỳ Sơn đã kết luận rằng nơi đó “rất nham hiểm, rất trơ tráo và rất tham nhũng” và đã bố trí nhiều phòng ban tạo ra cái gọi là “vùng thảm họa”.
Cuộc điều tra này đã phát hiện ra rằng những người làm việc trong Văn phòng Trung ương vẫn tỏ lòng trung thành với Lệnh Kế Hoạch vì họ thường xuyên cung cấp những tài liệu tối mật ngay cả khi ông này đã bị thanh trừng kể từ tháng 6 năm 2012, The Trend cho biết.
Thông tin này chưa có đủ chứng cứ để xác nhận và phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc cũng không cho đăng. Các phương tiện truyền thông Hồng Kông như tạp chí The Trend thường cho đăng những tin tức chính gốc do những người đang làm việc trong bộ máy của ĐCSTQ cung cấp, sau đó tạp chí này sẽ bổ sung vào đó những chi tiết khác mà họ tưởng tượng ra.
Tuy nhiên, một số yếu tố của câu chuyện cũng đã được xác nhận rộng rãi. Chẳng hạn như, theo cơ quan ngôn luận nhà nước Tân Hoa Xã cho biết, Lệnh Kế Hoạch đã sở hữu hơn 2.700 tài liệu được nhà nước và ĐCSTQ phân loại rõ là “những bí mật cốt lõi”. Đầu năm 2016, nhiều phương tiện truyền thông đã đăng tin rằng Lệnh Hoàn Thành – em trai của Lệnh Kế Hoạch, hiện đang ở bên Mỹ, có thể đã cung cấp cho các cơ quan tình báo Mỹ một kho tài liệu mật từ anh trai của mình.
Các nhà điều tra của ĐCSTQ cũng phát hiện ra rằng Văn phòng Trung ương đã “tái phân bổ một cách bất hợp pháp” khoảng 3 tỷ đến 4 tỷ 2 nhân dân tệ (tương đương 460 triệu USD đến 650 triệu USD). Đây là số tiền tài trợ hàng năm mà chính phủ dành để thưởng cho nhân viên. Để thông qua cái gọi là quà tặng dành cho các cán bộ hưu trí, Văn phòng Trung ương đã xây rất nhiều căn hộ cao cấp và nhà nghỉ dưỡng, và những nơi này đã trở thành “những hang ổ đồi truỵ”. Thậm chí, Văn phòng Trung ương đã “phá hoại nghiêm trọng” một số cơ quan công an cũng như cơ quan an ninh công cộng.
Tờ The Trend bổ sung thêm, đội điều tra do Vương Kỳ Sơn dẫn đầu đã bắt buộc tất cả nhân viên làm việc trong Văn phòng Trung ương, bao gồm tất cả những nhân viên mới, phải viết một cam kết đặc biệt thề trung thành với Trung ương Đảng. Mục đầu tiên thể hiện trong tờ cam kết là “phải tỏ lòng trung thành tuyệt đối”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét