Đại học quôc gia Hà Nội
Khi
nhắc tới những vị đại sứ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam –
sứ giả, cầu nối của tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa,
chúng ta thường nghĩ tới Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Tề Kiến Quốc, một
người có thâm niên 17 năm gắn bó với Việt Nam đã để lại trong lòng nhiều
người dân Việt Nam những tình cảm thân thiết và trân trọng.
Đại
sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Tề
Kiến Quốc sinh ngày 5.10.1945, tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Năm 1969,
ông tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh (nay là Đại học Ngoại ngữ Bắc
Kinh). Năm 1973, ông công tác tại Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa. Từ
tháng 9.1974 đến tháng 1.1976, ông được Bộ Ngoại giao Trung Quốc cử
sang Việt Nam học tại Khoa Tiếng Việt của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
(nay là Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN). Hồi
đó, Chủ nhiệm khoa là GS.TS Hoàng Trọng Phiến. Thời gian ông học tập tại
Việt Nam cũng là lúc Việt Nam đang bước ra khỏi cuộc chiến tranh chống
Mỹ cứu nước, đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, nhưng đây chính là
thời gian đã để lại trong nghiên cứu sinh Tề Kiến Quốc nói riêng, nghiên
cứu sinh Trung Quốc nói chung, nhiều ấn tượng và kỷ niệm khó quên. Ông
tâm sự: “Các thầy, cô giáo Việt Nam đã dạy chúng tôi rất nhiệt tình.
Tất cả những kiến thức, những kinh nghiệm mà tôi lĩnh hội được ở Khoa
Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là nguồn tri thức vô giá đã
giúp tôi hoàn thành công việc trong suốt cuộc đời làm công tác ngoại
giao của mình”.Đại sứ nước CHND Trung Hoa Tề Kiến Quốc và Tổng bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh |
Rời
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tính đến nay, ông đã có 17 năm sống và
làm việc ở Việt Nam trên nhiều cương vị khác nhau. Đặc biệt, vào tháng
7.2000, ông được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.
Khi mới nhậm chức Đại sứ tại Việt Nam, trong một cuộc trao đổi với phóng viên báo Quốc tế, Đại sứ Tề Kiến Quốc tâm sự: “Cuộc
đời ngoại giao hơn một phần tư thế kỷ gắn bó với sự nghiệp hữu hảo Việt
– Trung đã để lại nhiều cảm tưởng sâu sắc trong tôi, cảm tưởng bao trùm
nhất là: láng giềng hữu nghị luôn luôn là dòng chảy chính trong suốt
quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung hơn nửa thế kỷ vừa qua kể
từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày
18.1.1950. Hiện tượng “mây đen lởn vởn trên không“ chỉ là tạm thời, và tôi luôn ôm ấp một nước nguyện: hai dân tộc chúng ta hãy cùng nhau bỏ lại sau lưng ký ức “mây đen“
để bầu trời quan hệ Việt – Trung mãi mãi tươi sáng trong xanh. Điều vô
cùng quan trọng là nên xuất phát từ tinh thần đại cục “đứng trên đỉnh
cao nhìn xuống, các núi dưới chân đều nhỏ“ để xử lý tốt những vấn
đề cụ thể trong quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ này phát triển lên
một tầm cao mới, không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước
Việt – Trung, mà còn có lợi cho việc giữ gìn hoà bình, ổn định và phát
triển của khu vực cũng như trên thế giới.
Tôi
rất hân hạnh được bổ nhiệm làm Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam vào lúc
quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp như ngày nay trong thời điểm giao
thoa thế kỷ… Tôi sẽ dốc hết sức mình phối hợp chặt chẽ với phía Việt
Nam, bằng nhiều việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần mở ra một cục
diện mới cho sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan
hệ giao lưu hợp tác trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
thương mại, khoa học – kỹ thuật, văn hoá giáo dục…. không ngừng đi vào
chiều sâu.“
Và
ông đã làm được điều mà ông hằng tâm nguyện: đóng góp tích cực vào việc
tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước
Việt Nam – Trung Quốc.
Đại sứ nước CHND Trung Hoa Tề Kiến Quốc và Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam Phan Văn Khải |
Quan
hệ chính trị không ngừng củng cố và phát triển, sự tin cậy lẫn nhau
giữa hai bên được tăng cường rõ rệt. Trong nhiệm kỳ công tác 5 năm qua,
Đại sứ đã tích cực chuẩn bị và tham gia đón tiếp nhiều đoàn lãnh đạo cấp
cao hai nước thăm viếng lẫn nhau; có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán
và thực hiện các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước; thúc đẩy
quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển đáp ứng những lợi ích căn bản
thiết thực của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần vì hòa bình, hữu
nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Theo đánh giá của
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên, 5 năm vừa qua là thời
kỳ có chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nhiều nhất. Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức thành công nhiều hội thảo lý
luận, các bộ then chốt như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hai
nước đã lần lượt thiết lập cơ chế hợp tác, phương châm 16 chữ và tinh
thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” từng bước được thực hiện.
Quan
hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước đã có bước đột phá lớn, kim
ngạch buôn bán hai chiều đã tăng gấp 6 đến 7 lần. Trung Quốc đã trở
thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong 2 năm liền (2004, 2005).
Những dự án viện trợ đã có hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt, đặc biệt là
dự án cải tạo kỹ thuật nhà máy Gang thép Thái Nguyên và nhà máy Phân
đạm Bắc Giang đã chuyển lỗ thành lãi, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn đã
chạy thử thành công. Các dự án hợp tác kinh tế lớn cũng có tiến triển
đột phá, một số dự án đã được khởi công xây dựng, công ty hai bên cũng
đã ký kết bản ghi nhớ về dự án hợp tác lớn nhất bôxít nhôm ở Đắc Nông.
Việc
giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ đã có tiến triển đột phá. Hiệp ước
biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết, tạo cơ sở vững chắc
cho việc xây dựng đường biên giới Việt – Trung trở thành một đường biên
giới hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dài, tiến một bước dài trong tiến
trình giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại. Hiệp định phân định
Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ từng bước đi vào
cuộc sống.
Sự
hợp tác và giao lưu hữu nghị trong các lĩnh vực như văn hoá, giáo dục,
khoa học kỹ thuật v.v. cũng ngày càng đi vào chiều sâu. Cách đây không
lâu, hai nước đã tổ chức thành công “Tuần văn hoá Việt Nam” tại Trung Quốc và “Tuần văn hoá Trung Quốc”
tại Việt Nam. Số lưu học sinh Việt Nam sang học tại Trung Quốc đã lên
tới hơn 7.000 người, đứng thứ ba trên tất cả các lưu học sinh nước ngoài
tại Trung Quốc.
Trong
quá trình thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước Việt – Trung phát triển,
Đại sứ Tề Kiến Quốc cũng hết sức quan tâm việc thúc đẩy sự giao lưu và
hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với các trường đại học khác của
Trung Quốc. Đặc biệt, với sáng kiến và sự nỗ lực của Đại sứ, trong
chuyến thăm chính thức hữu nghị Việt Nam vào năm 2002, Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã đến thăm Đại
học Quốc gia Hà Nội, gặp gỡ sinh viên Việt Nam và có bài phát biểu quan
trọng.
Đại
sứ Tề Kiến Quốc cũng luôn luôn dành sự quan tâm theo dõi và dành thời
gian tham gia nhiều hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhận lời mời
của nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
PGS.TS Phạm Xuân Hằng, Đại sứ Tề Kiến Quốc đã đến thăm trường, dự Lễ ra
mắt Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và có bài phát biểu quan trọng giới
thiệu quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước Việt – Trung. Và
gần đây nhất là đến dự buổi Liên hoan chào mừng Quốc khánh Trung Quốc
tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, mỗi năm, vào ngày kỷ niệm hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao, hoặc ngày quốc khánh Trung Quốc, Đại
sứ đều mời đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội tham dự chiêu đãi hoặc
tới thăm Đại sứ quán.
Thông qua Hội hữu nghị Việt – Trung, Đại sứ Tề Kiến Quốc đã dành “Quỹ Đại sứ”
để xây dựng phòng Trung Quốc học tại nhiều trường đại học ở Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Huế…; xây dựng trường học hoặc gửi tặng các trang
thiết bị nghe nhìn cho các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Nghệ An, Lào Cai,
Đồng Tháp v.v. Đặc biệt, với sáng kiến và sự nỗ lực của Đại sứ, Chính
phủ Trung Quốc đã tặng cho nhân dân Việt Nam Cung hữu nghị Việt – Trung,
công trình tượng trưng tuyệt vời cho quan hệ nhân dân hai nước.
Trước
khi Đại sứ Tề Kiến Quốc kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ
Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và nhiều đồng chí lãnh
đạo khác của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã hội kiến đồng chí
Tề Kiến Quốc, đánh giá cao đóng góp tích cực và quan trọng của đồng chí
vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Để ghi
nhận sự đóng góp của đồng chí, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết
định trao tặng Huân chương Hữu nghị cho đồng chí Tề Kiến Quốc. Đây là
danh hiệu cao quý của nhà nước Việt Nam dành cho các đơn vị và cá nhân
nước ngoài có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy tình hữu nghị và
sự hợp tác với Việt Nam.
Tại
buổi lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Đại sứ Tề Kiến Quốc, Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên đã đánh giá cao những đóng
góp tích cực của Đại sứ Tề Kiến Quốc vào việc phát triển quan hệ hữu
nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt – Trung. Bộ
trưởng nhấn mạnh: “Trong nhiệm kỳ này, với trọng trách là Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền nước CHND Trung Hoa, đồng chí Tề Kiến Quốc đã có nhiều
nỗ lực, đóng góp xứng đáng vào việc tăng cường hợp tác toàn diện và sự
tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước. Đồng chí đã trực tiếp chuẩn bị
và tham gia đón tiếp nhiều đoàn cấp cao hai nước thăm viếng lẫn nhau.
Có thể nói chưa có nhiệm kỳ nào của đồng chí Đại sứ Trung Quốc tại Việt
Nam lại có nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước như nhiệm kỳ
của đồng chí Tề Kiến Quốc trong 5 năm vừa qua… Đồng chí là vị đại sứ đã
làm việc hết sức mình để vun đắp cho quan hệ hai nước Việt – Trung, là
người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam…”.
Ghi
nhận những nỗ lực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước
Việt – Trung trong thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an,
Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị Việt Nam và nhiều bộ, ngành khác đã trao tặng Đại sứ kỷ
niệm chương. Trong buổi tiếp Đại sứ Tề Kiến Quốc trước khi ông kết thúc
nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trương
Quang Được đã tặng ông 2 câu thơ thể hiện tình cảm của mình:
“Anh về tôi chẳng cho về,
Khi mùa chim én nhất tề bay xa.
Bạn về lưu luyến lòng ta,
Việt Nam – Trung Quốc, bao la tình người“.
Đó
cũng chính là tình cảm đặc biệt mà nhân dân Việt Nam dành cho Đại sứ Tề
Kiến Quốc, vị đại sứ của tình hữu nghị Việt – Trung. Xin mượn lời của
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên để kết thúc bài viết
này: “Chúng tôi tin tưởng rằng, là người am hiểu Việt Nam, gần như cả
cuộc đời công tác đã dành tâm huyết và công sức cho quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc, với tình cảm thân tình của mình, sau này, dù ở bất cứ cương
vị công tác nào đồng chí Đại sứ sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn hơn
nữa vun đắp cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng,
hai nước chúng ta thực sự trở thành quan hệ 4 tốt“./.
Lưu Mai Anh [100 Years-VietNam National University,HaNoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét