Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Những thay đổi lớn ở Trung Quốc sẽ tác động đến Hồng Kông và Nhật Bản (phần 1 + 2 + 3 )

Đaikynguyen

Guo Jun, Epoch Times
Epoch Times Hong Kong branch president Guo Jun gives a speech in Tokyo Japan in February. (Epoch Times)
Bà Guo Jun – Chủ tịch chi nhánh thời báo Epoch Times ở Hồng Kông đang phát biểu tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng Hai (Epoch Times).

Ghi chú của biên tập viên: Từ sau cuộc thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn cho đến ngày nay, xã hội Trung Quốc đã trải qua một loạt các sự kiện lớn. Điều này đã mang lại những thay đổi chưa từng thấy đối với đất nước Trung Quốc. Và nó sẽ tiếp tục có một tác động sâu sắc đến Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các thị trường kinh tế của Trung Quốc để làm mồi nhử nhằm gây áp lực lên nhiều chính phủ nước ngoài, các phương tiện truyền thông, các công ty và các nhà đầu tư thông qua những kênh ngoại giao, và buộc các phương tiện truyền thông quốc tế kiểm duyệt không đưa tin về những sự thật được coi là cực kỳ nhạy cảm đối với ĐCSTQ. Động thái này làm cho các nước bên ngoài dễ bị hoang mang về tình hình hiện nay ở Trung Quốc, và có thể làm cho họ mất đi những cơ hội mang tính lịch sử.


Vào ngày 18 tháng 2 năm 2015, tại khách sạn Shinjuku Keio Plaza thuộc thành phố Tokyo, bà Guo Jun – Chủ tịch chi nhánh Thời báo Epoch Times ở Hồng Kông đã có một bài diễn văn về các vấn đề hiện tại của Trung Quốc. Bà đã cung cấp một bài phân tích rất chi tiết liên quan đến một số vấn đề trọng đại xung quanh những thay đổi lớn mà Trung Quốc hiện đang trải qua, cũng như những tác động của chúng đối với xã hội Nhật Bản và Hồng Kông.

Một chủ đề phổ biến trên thế giới trong 20 năm qua đó là: thế kỷ 21 là thế kỷ Thái Bình Dương. Riêng thế kỷ 20 được gọi là thế kỷ Đại Tây Dương bởi vì suốt 200 năm qua, trung tâm của nền văn minh thế giới đã chuyển từ Châu Âu sang nước Mỹ.
Cá nhân tôi nghĩ rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng thế kỷ Thái Bình Dương đang tiến triển. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ một trung tâm thế giới thành nhiều trung tâm khác nhau, khu vực vành đai Thái Bình Dương đang ngày càng trở nên quan trọng.
Trong số các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương, quan trọng nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Những mối quan hệ của 3 nước này sẽ xác định thời gian xuất hiện cái gọi là thế kỷ Thái Bình Dương.
Xét từ quan điểm địa chính trị hiện đại, thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản là vô cùng quan trọng. Sau khi thành lập chính quyền ĐCSTQ, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã thông qua nhiều chiến lược để hợp tác với Nhật Bản.
Từ quan điểm của Trung Quốc, mối quan hệ Trung – Nhật hầu như chắc chắn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất. Đa số các Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc trước đây đã từng là đại sứ ở Mỹ, và vài người khác trước đây cũng đã từng là đại sứ ở Nhật Bản. Số lượng các đại sứ này đã phần nào giải thích rõ về tầm quan trọng của vấn đề.

Những mối quan hệ Trung – Nhật dưới thời Tập Cận Bình

Kể từ giai đoạn cuối của thời kỳ cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân cầm quyền, thì những mối quan hệ Trung-Nhật đã bắt đầu có vấn đề. Để hiểu được điều này, chúng ta phải bắt đầu từ sự phát triển chính trị nội bộ của Trung Quốc.
Đầu tiên, sau 30 năm cải cách và mở cửa kinh tế theo đường lối của Đặng Tiểu Bình, rõ ràng sự sụp đổ về ý thức hệ cộng sản đã được minh chứng ngay tại Trung Quốc. Các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội chủ lưu tại Trung Quốc ngày nay vừa không còn chịu ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn cốt lõi từ thời xa xưa – như lòng nhân từ, sự công bằng, tính liêm chính, coi trọng trí tuệ, và đức tin , những thứ mà đã gần như bị phá hủy hoàn toàn; lại cũng vừa không chịu chi phối bởi cái gọi là các tiêu chuẩn đạo đức của chủ nghĩa cộng sản, những thứ mà đã gần như hoàn toàn sụp đổ.
Việc thiếu các giá trị đạo đức cốt lõi trong một đất nước rộng lớn như Trung Quốc chính là một thảm họa. Bởi vì sự hài hòa và hợp tác của một xã hội như vậy cần có một “cơ chế động viên về mặt tinh thần”. Thời Trung Quốc cổ đại nó được gọi là Thiên Lý, mệnh lệnh của vua chúa, sự chính trực và các tiêu chuẩn xã hội khác nữa tham gia vào vai trò này. Ngày nay tất cả những thứ đó đều đã bị biến mất, và ngay cả ý thức hệ cộng sản cũng thế.
Do đó, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành “cơ chế động viên về mặt tinh thần”. Xét về mặt chính trị, chủ nghĩa dân tộc có thể dễ dàng chuyển sang chủ nghĩa trung ương tập quyền. Có nghĩa là tất cả mọi thứ, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế và chính trị, quyền cá nhân, sự tự do, và tất cả mọi thứ được liệt kê như trên, đều phải chịu sự chi phối từ nhà cầm quyền.
Vấn đề là, chủ nghĩa dân tộc cần một kẻ thù “về mặt tâm tưởng” để cho phép nó có trong tay quyền lực gắn kết cự đại nhất. Thật không may, Nhật Bản đã trở thành sự lựa chọn tốt nhất để trở thành một kẻ thù của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Nước Mỹ thì vừa quá xa lại vừa quá mạnh, trong khi Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và những nước khác hoặc là quá nhỏ hoặc là mấp mé trong vùng trung tâm chịu sự ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc.
Nhật Bản rất phù hợp với các tiêu chí trên bởi vì nước này có diện tích không lớn lắm, và còn là một đồng minh của Mỹ. Hơn nữa, hiện nay cũng như trong lịch sử, cả hai bên đã và đang có sự tranh chấp rất quyết liệt liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Và do đó Nhật Bản được coi là một kẻ thù “về mặt tâm tưởng”. Hận thù giữa người dân Trung Quốc đối với Nhật Bản có vẻ như là điều hiển nhiên và hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, hận thù là thứ cốt lõi trong văn hóa của đảng cộng sản. Giá trị cốt lõi của “8 vở diễn opera” trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa là sự hận thù. Khi ý thức hệ của cộng sản thống trị tại Trung Quốc, nó nhấn mạnh tư tưởng hận thù giai cấp. Ngày nay, một khi chủ nghĩa trung ương tập quyền thống trị Trung Quốc, nó sẽ trở thành sự hận thù của những người theo chủ nghĩa dân tộc.
Hận thù là một sự phản ánh về mặt tâm trạng hoặc về mặt cảm xúc. Nó không cần một lý do. Cảm xúc của con người có thể tồn tại trong một thời gian dài. Và thậm chí, nếu lý do đã gây ra một cảm xúc cụ thể đã biến mất, thì những cảm xúc kia vẫn có thể tồn tại.
Lấy một ví dụ về sự hận thù. Lý do của sự hận thù này có thể đã bị lãng quên, nhưng lòng hận thù có thể tiếp tục tồn tại. Hơn nữa, cảm xúc đó có thể lan rộng trong xã hội.
Bộ não con người có thể làm việc một cách tự động để tìm một lý do chính đáng cho loại cảm xúc kiểu như thế. Và mối hận thù chung của xã hội Trung Quốc đối với Nhật Bản là một trong những trường hợp như vậy.
Thứ ba, vào tháng 9 năm nay, chính quyền ĐCSTQ sẽ tổ chức cuộc diễu binh lần đầu tiên của mình để kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Đây là lần đầu tiên ĐCSTQ sẽ tổ chức một cuộc diễu binh như vậy. Nhiều người tự hỏi tại sao phải đến 70 năm sau mới tổ chức cuộc diễu binh này, mà không phải là trước đó.
Điều này đã phản ánh sự thiếu tự tin một cách trầm trọng của chính quyền ĐCSTQ. Như đã đề cập trước đó, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa trung ương tập quyền đã thay thế cho chủ nghĩa cộng sản để trở thành tiêu chuẩn cốt lõi tại Trung Quốc, và ĐCSTQ muốn tuyên bố công trạng của mình trong chiến thắng trước Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai.
Hơn 20 năm qua, ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã và đang tranh luận về việc đảng nào đã lãnh đạo để giành được sự chiến thắng trong cuộc chiến đó. Trong những năm gần đây, cuộc tranh luận đã chuyển sang hướng mới với câu hỏi rằng ai là nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật.
Vì vậy, phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ vừa xuất bản một số bài báo chỉ trích và bôi nhọ các vị tướng quân đội của Quốc Dân Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Riêng Quốc Dân Đảng tại đảo quốc Đài Loan cũng đang cố gắng để khẳng định công trạng của mình đối với sự chiến thắng trong cuộc chiến này.
Hiện nay, trong trái tim của những người dân bình thường Trung Quốc, họ cho rằng bên nào mà tỏ ra cứng rắn hơn với Nhật thì bên đó sẽ được họ ghi nhận công trạng.
Thứ tư, chúng tôi đã nói trước đó rằng nền chuyên chính cộng sản đã thừa hưởng nhiều vấn đề mang tính cấu trúc. Do chế độ này thiếu tính chính danh trong sự kế nhiệm, nên một số vấn đề nghiêm trọng về nội bộ và xã hội đang có xu hướng nổi lên.
Trong cách điều hành của chính quyền cộng sản, nắm được quyền thế tối cao là cực kỳ quan trọng đối với nhà lãnh đạo đứng đầu. Khi ông ấy không có đủ quyền lực, thì ông ấy phải thể hiện một chính sách đối ngoại cứng rắn.
Nói theo cách khác, khi ông ấy có đủ khả năng để kiểm soát sự mất cân bằng nội bộ, thì sau đó ông ấy có thể có đủ sinh lực để thiết lập đường lối ngoại giao cân bằng.
Những nhà cai trị trước đây như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, họ đã lựa chọn để triển khai các mối quan hệ đối tác một cách thân thiện với Nhật Bản bởi vì họ đã có đủ quyền lực.
Do đó, chúng ta thường thấy các mối quan hệ với Nhật Bản thường trở nên lạnh nhạt khi có bất kỳ sự bất ổn nào trong nội bộ đảng cộng sản, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra một trận chiến không khoan nhượng để nắm lấy quyền lực.
Cá nhân tôi tin rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ xác định liệu châu Á (chủ yếu là Đông Á và Đông Nam Á) có thể cùng gia nhập vào một kỷ nguyên mới hay không.
Trung Quốc và Nhật Bản không những cần hợp tác về chính trị và kinh tế, mà còn cần phải hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật, triết học, văn học, tâm lý học văn hoá, lịch sử, và nghiên cứu khoa học. Rõ ràng sự hợp tác không nên bị giới hạn ở cấp chính phủ hoặc bị giới hạn về cấp xã hội dân sự bị kiểm soát bởi chính phủ.
Hoà giải là điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác. Trong điều kiện hiện nay, một sự hòa giải toàn diện sẽ rất khó khăn.
Để thoát ra khỏi sự hận thù mang tính lịch sử giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thiết nghĩ Trung Quốc cần phải có một cơ chế kế thừa quyền lực một cách hợp lý và tự nhiên hơn. Đồng thời, nước này cần phải có một hệ thống giá trị khoan dung và toàn diện hơn, cũng như xây dựng được một môi trường văn hóa quốc gia có tính tự tin hơn nữa. [Và] tiền đề cho tất cả những điều này, đó là phải rũ bỏ ĐCSTQ.
(Còn tiếp)
Được dịch sang Anh ngữ bởi Susan Wang. Bản tiếng Anh được viết bởi Sally Appert.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Tra Van Kinh
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
***************************************

Những thay đổi lớn ở Trung Quốc sẽ tác động đến Hồng Kông và Nhật Bản (phần 2)

The attempted defection by former Chongqing police chief Wang Lijun (first domino) set in motion a chain of events exposing and inflaming the Communist Party’s internal strife, which has come to a head presently. The once powerful Bo Xilai (second domino) is facing criminal charges, and the man Bo was to succeed as the powerful domestic security czar, Zhou Yongkang (third domino), has been stripped of real power. (Bo and Wang—Feng Li/Getty Images; Zhou—Liu Jin/AFP/Getty Images; graphics by Vadim Berestetsky/The Epoch Times)
Nỗ lực đào tầu bất thành của Vương Lập Quân (quân domino đầu tiên) đã thổi bùng lên một cuộc chiến trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn đến ngày nay. Bạc Hy Lai, một chính trị gia quyền lực đã bị kết án, và người mà ông Bạc dự định kế nhiệm – trùm an ninh Chu Vĩnh Khang cũng đã bị tước bỏ quyền lực và đối mặt với nhiều tội danh (Ảnh minh họa : Vadim Berestetsky/Epoch Times)
Vào ngày 18 tháng 2 năm 2015, tại khách sạn Shinjuku Keio Plaza thuộc thành phố Tokyo, bà Guo Jun – Chủ tịch chi nhánh Thời báo Epoch Times ở Hồng Kông đã có một bài diễn văn về các vấn đề hiện tại của Trung Quốc. Bà đã cung cấp một bài phân tích rất chi tiết liên quan đến một số vấn đề trọng đại xung quanh những thay đổi lớn mà Trung Quốc hiện đang trải qua, cũng như những tác động của chúng đối với xã hội Nhật Bản và Hồng Kông.
Từ một cái nhìn rộng hơn, sự suy thoái trong những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản là một sự phản ánh về sự suy thoái trong những mối quan hệ Trung Quốc và Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tạo điều kiện mở rộng quy mô và sức mạnh của nó, mà sau đó dẫn đến những xung đột giữa lợi ích quốc gia của Trung Quốc và trật tự trong quan hệ quốc tế hiện nay. Sự xung đột, thỏa hiệp và sự hợp tác sẽ là chủ đề chính giữa “Ba cường quốc” của Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Định hướng rõ ràng về sự phát triển sẽ xác định con đường tương lai của thế kỷ Thái Bình Dương. Trọng tâm chính của chúng tôi hiện nay là các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Biến động chính trị trong vòng 2 năm

(L Counter clockwise)Bo Xilai, Jiang Zemin, Wang Lijun. (Getty Images)
Theo chiều kim đồng hồ: Bạc Hy Lai, Giang Trạch Dân, Vương Lập Quân (Feng Li/Getty Images)
Tính đến năm 2012, ông Hồ Cẩm Đào đã lãnh đạo toàn cục chính trường với cương vị là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong gần 10 năm tại vị. Trong quý IV năm đó, ĐCSTQ đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 18, trong đó có một sự chuyển giao quyền lực cao nhất trong nội bộ ĐCSTQ.
Vào tháng 2 năm 2012, tại thành phố thứ 4 trực thuộc trung ương của Trung Quốc, Vương Lập Quân – cựu Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh đột nhiên chạy trốn đến lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, yêu cầu xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Cùng ngày, hàng trăm cảnh sát Trùng Khánh đã triển khai một đơn vị cảnh sát vũ trang bao vây lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô và phải đối mặt với nhân viên an ninh của lãnh sự quán. Tuy nhiên, ngay sau đó, Công an tỉnh Tứ Xuyên đã gửi một đội cảnh sát đặc biệt đến hiện trường, và họ phải đối mặt với cảnh sát Trùng Khánh.
Từ 2002 đến 2012, ông Vương đã tích cực tham gia vào những hoạt động vi phạm nhân quyền. Vì vậy, Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu xin tị nạn của ông.
Cuối cùng, chính phủ Trung Quốc đã cử ông Khâu Tiến – Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia đến lãnh sự quán Mỹ để trực tiếp hộ tống Vương đến Bắc Kinh.
Sự cố này đã trở thành vụ bê bối chính trị tai tiếng nhất dẫn đến bất ổn chính trị ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao ở Trung Quốc, và nó đã có một ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển giao lãnh đạo cấp cao kể từ năm 2012.
Quan chức đầu tiên đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố này chính là Bạc Hy Lai.
Tại thời điểm đó, ông Bạc từng là một thành viên của Ủy ban thường vụ bộ chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Ông nổi lên trên chính trường từ nhiệm kỳ làm Thị trưởng thành phố Đại Liên vào đầu những năm 1990, trở thành một chính khách năng động nhất trong đấu trường chính trị Trung Quốc.
Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba – một trong những người đầu tiên chủ trương cải cách kinh tế dưới chế độ ĐCSTQ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, kiêm luôn vị trí Phó Thủ tướng. Khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền vào năm 1979, ông Đặng đã đẩy mạnh chính sách “cải cách và mở cửa” với sự hỗ trợ của một nhóm các cựu chiến binh đầy quyền lực của ĐCSTQ, trong đó có Bạc Nhất Ba.
Trong thời gian ở Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã khởi xướng hai chiến dịch “hồng ca” và “đả hắc” (hát nhạc đỏ và diệt xã hội đen). Chiến dịch “hồng ca” quảng bá các giá trị của chủ nghĩa quân bình Mao Trạch Đông, còn việc hát ‘bài hát đỏ” nhằm mục đích  khôi phục thời kỳ Cách mạng văn hóa “văn hóa đỏ” dưới thời của Mao.
Trong 10 năm qua, chiến dịch “đả hắc” sử dụng các biện pháp cứng rắn và thậm chí trấn áp không nương tay “những đường dây câu kết đỏ-đen” (mạng lưới lợi ích giữa các thủ lĩnh băng nhóm, sĩ quan cảnh sát và các quan chức khác) để tấn công vào các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo kiểu “mafia” – sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp để làm giàu.
Rõ ràng các chiến dịch này thuộc trường phái tư tưởng của chủ nghĩa cánh tả. Trong vòng 20 năm qua, do sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn nên những công dân Trung Quốc bình thường có rất ít lợi ích từ việc tăng trưởng kinh tế, và họ có một tâm trạng oán hận đối với tầng lớp thượng lưu và các quan chức trong xã hội.
Mô hình Trùng Khánh của Bạc Hy Lai đã nhận được sự ủng hộ từ dân chúng thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Tất nhiên, ông cũng giành được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người cánh tả trong bộ máy của ĐCSTQ.
Vương Lập Quân là một trợ lý quan trọng về mặt chính trị của Bạc. Nói chính xác hơn, ông là một trong những “hung thần chính trị” quan trọng nhất của Bạc. Trách nhiệm của Vương là trấn áp bất kỳ sự chống đối nào liên quan đến chính sách của Bạc, bao gồm các quan chức chính phủ và các nhà trí thức.

Cú ngã ngựa của Bạc và Vương

Bo Xilai stands between two officers at the court in Jinan, the capital of Shandong Province, on Sunday Sept 22. The arrest of Bo Xilai in March 2012 marked the beginning of a campaign to break the power of the Chinese regime's massive domestic security apparatus. (Weibo.com)
Bạc Hy Lai đứng giữa hai viên cảnh sát trong phiên tòa vào ngày 22/9/2013 ở Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông. Vụ bắt giữ Bạc Hy Lai vào tháng 3 năm 2012 khởi đầu một chiến dịch phá vỡ quyền lực của một cơ cấu an ninh đồ sộ trong ĐCSTQ. (Weibo.com)
Ông Vương đã được đưa đến Bắc Kinh sau khi chạy trốn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ. Ông đã giao cho sứ quán Mỹ một lượng lớn tài liệu cơ mật các loại về nội tình trong ĐCSTQ, và vụ việc đã buộc Bắc Kinh phế truất chức vụ của ông Bạc và kết quả là tiến hành một cuộc điều tra toàn diện.
Diễn biến chính thức được miêu tả như sau: vợ của ông Bạc là Cốc Khai Lai – một luật sư tài chính rất năng động ở Trung Quốc, bà ta đã đích thân sát hại ông Neil Heywood, quốc tịch Anh – cố vấn tài chính của bà. Ông Vương đã điều tra vụ giết người này, phát hiện ra sự thật và báo cáo cho ông Bạc biết.
Ông Bạc yêu cầu ông ta ém nhẹm vụ án này, nhưng ông Vương đã không tuân lời. Ông Bạc nuôi ý định giết Vương, vì vậy ông Vương đã trốn đến lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nắm giữ, Bắc Kinh phát hiện ông Bạc đã thực hiện nhiều hoạt động nghe lén điện thoại của các lãnh đạo ĐCSTQ tại Bắc Kinh. Họ đã có những nghi ngờ về những âm mưu của ông Bạc nên họ đã tiến hành một cuộc điều tra quyết liệt.
Ba người đã chủ trì cuộc điều tra này. Người thứ nhất là ông Lệnh Kế Hoạch – bạn của ông Hồ Cẩm Đào và sau này là Chánh văn phòng Trung ương Đảng, người thứ hai là ông Hạ Quốc Cường – Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, và người thứ ba là ông Lí Nguyên Triều – người kế tục về mặt chính trị của Hồ Cẩm Đào.
Cuối cùng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã có một cuộc nói chuyện với ông Vương và gây rất nhiều áp lực với ông, đó là lý do thực sự cho việc ngã ngựa của Vương và Bạc.
Vào tháng 3 năm 2012, ông Bạc đã chính thức bị phế truất chức vụ đương nhiệm để tiếp nhận một cuộc điều tra toàn diện. Cuối cùng, Vương, Bạc và Cốc Khai Lai đều bị kết án. Ông Vương bị kết án về tội đào nhiệm, ông Bạc bị kết tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực, còn bà Cốc bị kết tội giết người.
Ở đây chúng ta cần thảo luận về những loại áp lực nào đã được sử dụng đối với Vương.

Mổ cướp nội tạng

Năm 2006, thời báo Epoch Times (Đại Kỷ Nguyên) đã công bố những bản báo cáo về tình trạng mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, và những lời công bố này đã tạo ra mối quan tâm trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng hệ thống tư pháp và bệnh viện quân y Trung Quốc đã hợp tác để giết hại các tù nhân, chủ yếu là tù nhân lương tâm – những người là mục tiêu của việc mổ cướp nội tạng.
Sau khi điều tra, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada gọi hoạt động này là “giết người hàng loạt”. Nhiều quốc gia, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã bắt đầu điều tra những lời cáo buộc, và chính quyền ĐCSTQ phải đối mặt với áp lực chưa từng có.
Ở Trung Quốc, việc mổ cướp nội tạng đầu tiên với quy mô lớn bắt đầu tại thành phố Đại Liên, nơi ông Bạc từng là Thị trưởng thành phố Đại Liên và sau đó làm việc ở cương vị Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh.
Ông Vương là người điều hành trực tiếp trong việc mổ cướp nội tạng. Khi ông nhậm chức Giám đốc Công an thành phố Cẩm Châu – một thành phố thuộc tỉnh Liêu Ninh, ông ta đã giám sát hàng ngàn trường hợp về nghiên cứu cấy ghép nội tạng.
Đích thân ông Vương đã phát biểu điều này khi ông nhận được giải thưởng cách tân y tế khi tiên phong sáng chế phương pháp tiêm thuốc độc làm chết người để dùng cho việc thu hoạch nội tạng.
Đây là một tội ác chống lại loài người. Chính quyền ĐCSTQ đã phải chuẩn bị một vật tế thần tại một thời điểm nhất định khi không thể tiếp tục che giấu sự thật, để ĐCSTQ có thể rũ bỏ mọi trách nhiệm về chính trị, đạo đức và luật pháp liên quan đến việc mổ lấy nội tạng sống. Vì vậy, ông Vương và sếp Bạc của ông ta phải đối mặt với áp lực kinh khủng chưa từng thấy.
Cuộc điều tra về những vi phạm của ông Bạc đã được tiến hành trực tiếp bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, nhưng cuộc điều tra này lại lôi ra được lượng lớn những nhân vật có liên quan. Nhân vật quan trọng nhất là Chu Vĩnh Khang – cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị và Pháp luật trung ương.
Ông Chu là người thứ hai đã bị ảnh hưởng bởi “sự cố Vương Lập Quân”. Trong suốt thời gian 10 năm ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, ông Chu chịu trách nhiệm chính về mặt tư pháp, truy tố, tòa án, cơ quan an ninh và gián điệp của chính phủ Trung Quốc, quản lý 1,5 triệu cảnh sát vũ trang. Ông là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong thời bình của Trung Quốc.
Được dịch sang Anh ngữ bởi Susan Wang. Bản tiếng Anh được viết bởi Sally Appert.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Trà Văn Kính
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
*************************************************

 Những thay đổi lớn ở Trung Quốc sẽ tác động đến Hồng Kông và Nhật Bản (phần 3)


Chinese Communist Party head Xi Jinping speaks in Auckland, New Zealand, on Nov. 21, 2014. (Greg Bowker/Getty Images)
Lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Auckland, New Zealand, ngày 21 tháng 11 năm 2014. (Greg Bowker/Getty Images)

Vào ngày 18 tháng 2 năm 2015, tại khách sạn Shinjuku Keio Plaza thuộc thành phố Tokyo, bà Guo Jun – Chủ tịch chi nhánh Thời báo Epoch Times ở Hồng Kông đã có một bài diễn văn về các vấn đề hiện tại của Trung Quốc. Bà đã cung cấp một bài phân tích rất chi tiết liên quan đến một số vấn đề trọng đại xung quanh những thay đổi lớn mà Trung Quốc hiện đang trải qua, cũng như những tác động của chúng đối với xã hội Nhật Bản và Hồng Kông.
[Phần 1Phần 2]
Trước khi chúng tôi phân tích tiếp, chúng tôi cần thảo luận về các đặc điểm của cơ cấu quyền lực chính trị của Trung Quốc.
Tương tự như các nước khác, Trung Quốc là một chế độ quân chủ chuyên chế trước khi bước vào xã hội hiện đại. Cơ cấu quyền lực của chế độ quân chủ chuyên chế giống như hình kim tự tháp, trong đó vị hoàng đế luôn ở vị trí đỉnh tháp và nắm quyền lực cao nhất.
Khi vị hoàng đế băng hà, người kế nhiệm sẽ luôn là hoàng tử, thường là con trai đầu lòng của hoàng hậu. Khi quyền lực truyền lại được căn cứ vào mối quan hệ huyết thống, vào địa vị xã hội của phía người mẹ và căn cứ vào thứ tự được sinh ra, thì đương nhiên vị hoàng đế mới đã có sẵn tính hợp pháp tự nhiên khi lên nắm quyền.
Xã hội dân chủ hiện đại thường thông qua một hệ thống bầu cử dân chủ. Do đó quyền lực của vị lãnh đạo quốc gia có tính hợp pháp tự nhiên.
Tuy nhiên, ở các nước cộng sản độc tài, đặc biệt là Trung Quốc, việc chuyển giao quyền lực rất dễ gặp nhiều vấn đề. Người mới lên để kế thừa quyền lực thường không có quan hệ huyết thống tự nhiên, và cũng không được lựa chọn thông qua cuộc bầu cử dân chủ, mà thay vào đó là kết quả của sự thương lượng và cân bằng lợi ích giữa các phe cánh trong nội bộ Đảng.
Vì vậy, người mới lên để kiểm soát quyền lực tối cao này thường không có tính hợp pháp tự nhiên khi nắm quyền lực. Cảm giác về sự khủng hoảng của ông ấy luôn mạnh hơn nhiều so với vị tân hoàng đế của một xã hội cổ đại hay vị lãnh đạo của một xã hội dân chủ hiện đại.
Một vấn đề khác là bất kỳ người nào có nhiều tham vọng chính trị thì người đó rất có khả năng sẽ thử qua đủ mọi thủ thuật khác nhau để đạt được quyền lực cao nhất trên đỉnh của kim tự tháp.

Tranh giành quyền lực

Chế độ độc tài này bị định sẵn là để tạo ra các cuộc đấu tranh quyền lực tàn khốc. Đây là kết quả của cấu trúc chính trị của chế độ chuyên chế.
Cựu lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Đặng Tiểu Bình đã đưa Giang Trạch Dân trở thành người kế nhiệm của ông. Nhưng sau khi Giang về hưu, người kế nhiệm ông ta là ông Hồ Cẩm Đào đã không đủ quyền lực thực sự để kiểm soát. Phe Giang đã bố trí các đồng minh của mình vào một số vị trí quan trọng nhằm kéo dài quyền lực của Giang. Trong một chế độ độc tài, việc đứng sau bức màn để điều khiển là chuyện rất bình thường chứ không phải là một ngoại lệ.
Ông Tập Cận Bình – lãnh đạo tối cao hiện nay của Trung Quốc chính là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các nhóm cốt lõi nắm quyền lực tại Trung Quốc.
Cha của Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân – một trong những người thuộc nhà lãnh đạo đầu tiên của ĐCSTQ. Khi Mao Trạch Đông chỉ đạo Hồng vệ binh tới phía bắc tỉnh Sơn Tây, lúc bấy giờ, ông Tập Trọng Huân là người lãnh đạo của Hồng vệ binh ở miền bắc Sơn Tây.
Bởi vì ông đã sát cánh để chiến đấu cùng lực lượng Hồng vệ binh của Mao, nên ông đã được đánh giá cao bởi Mao. Tuy nhiên, sau khi Mao nắm quyền lực, mối quan hệ giữa Tập Trọng Huân và Mao trở nên lạnh nhạt.
Một trong những lý do là vì ông Tập Trọng Huân không muốn mù quáng làm theo một vài chính sách điên cuồng của Mao. Tập Trọng Huân có thể là một trong số ít những người không làm theo những chiến thuật đấu tranh chính trị để thanh trừng những người khác. Do đó ông đã lưu lại ấn tượng tốt đẹp trong hàng ngũ ĐCSTQ.
Ông Tập Trọng Huân đã bị cách chức vào những năm đầu thập niên 1960. Tại thời điểm đó, cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc chưa được châm ngòi. Ông Tập Cận Bình đã rơi từ tầng lớp quý tộc xuống tầng lớp bần cùng.
Khi ông Tập Cận Bình được 15 tuổi, ông bị lưu đày đến miền bắc Sơn Tây để làm những công việc đồng áng, dựa theo chính sách đưa thanh niên có học thức xuống các vùng nông thôn. Mười năm sau đó, ông đã có thể quay trở lại Bắc Kinh để học Đại học.
Sau khi tốt nghiệp, ông Tập phục vụ hai năm trong quân đội. Bắt đầu từ huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, trong vòng 20 năm, ông từng bước được thăng chức từ Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh đến Thường vụ Thành ủy và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố.
Khoảng năm 2007, khi ông vẫn còn là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Triết Giang, ông Tập đã được chỉ định làm vị lãnh đạo mới của ĐCSTQ để thay thế Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào. Quyết định này đã được thực hiện bởi các các nhóm cốt lõi nắm quyền lực.
Ngay khi Tập Cận Bình trở thành người kế nhiệm nắm quyền lực tối cao, ông đã trở thành trọng tâm của cuộc chiến nội bộ trong hàng ngũ của ĐCSTQ.
Giang Trạch Dân đã về hưu hơn 10 năm, nhưng ông ta vẫn thường xuyên can thiệp vào những chính sách của các lãnh đạo hàng đầu. Thông qua các đồng minh của mình trong văn phòng trung ương, Giang hy vọng sẽ có một ảnh hưởng mạnh khi ĐCSTQ đưa ra quyết định về cơ cấu quyền lực tối cao trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (NCCP) vào năm 2012.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình vẫn khăng khăng trong việc tự mình đưa ra tất cả mọi quyết định quan trọng và không cho phép bất cứ ai can thiệp vào. Điều này dẫn đến sự cố là vào tháng 9  năm 2012, ông Tập đột nhiên không xuất hiện thường xuyên trước công chúng trong khoảng 2 tuần.
Theo thông tin bên trong của chúng tôi, Giang khăng khăng muốn đưa những ứng viên do mình lựa chọn vào trong Bộ chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Nhưng Tập Cận Bình đã đáp trả bằng việc xin từ chức.
Sau 2 tuần “cân não”, Giang đã buộc phải đáp ứng đòi hỏi của Tập, ông hứa hẹn không can thiệp vào các vấn đề nghị sự hàng đầu. Sau khi Tập chính thức trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ, điều đầu tiên ông làm là phát hành một văn kiện chính thức để ngăn chặn các nhà lãnh đạo cũ không cho can thiệp vào các vấn đề chính trị và chính phủ, bao gồm cả việc không cho ban hành các phát biểu đề tặng dạng thư pháp và phải có sự chấp thuận trước khi xuất bản một cuốn hồi ký.
Trong quá trình này, Chu Vĩnh Khang – đồng minh của Giang thường gây trở ngại bằng cách đưa ra các rào cản lớn nhất đối với chính sách mới của Tập Cận Bình. Thực tế, Chu đã phản đối vụ xử Bạc Hy Lai, và ông ta cũng đã chống lại cuộc thanh trừng nhằm vào Ủy ban Chính trị và Pháp luật trung ương của Tập Cận Bình.
Ở Trung Quốc, mối quan hệ giữa Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai rất nổi tiếng. Họ đã hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm; người này chịu trách nhiệm về đối nội, kẻ kia chịu trách nhiệm về đối ngoại. Với sự giúp đỡ của các đồng minh khác của Giang trong Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, họ đã làm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo chẳng đạt được thành tựu gì trong suốt 10 năm cai trị đất nước

Cuộc đảo chánh của Bạc và Chu

Ngày 13 tháng 1 năm 2015, tuần báo Phoenix có trụ sở tại Hồng Kông đã công bố những chuyện nội bộ trong liên minh chính trị giữa Chu và Bạc cùng với những chi tiết về âm mưu của một cuộc đảo chánh. Báo cáo cho rằng Chu và Bạc đã có một cuộc nói chuyện kín ở Trùng Khánh, trong đó liên quan đến sự phủ định chính sách cải cách, mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Họ đã tìm cách khôi phục lại cuộc Cách mạng Văn hóa, đồng thời nguyện sẽ “làm một quả cho ra trò”.
Sau khi từ Bắc Kinh trở về, Chu nói với thân cận của ông: “Nếu chúng ta muốn làm một điều vĩ đại, chúng ta cần phải sử dụng những người như Bạc. Ông ấy có thể giúp chúng ta tiến về phía trước”.
Điều này có nghĩa là Bạc có thể xông xáo để dẫn dắt những người theo quan điểm cánh tả của ĐCSTQ để đạt được quyền lực chính trị cao nhất. Báo cáo cũng cho biết rằng ngay cả trước khi diễn ra Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ, Chu đã không còn hài lòng với việc triển khai nhân sự ở các cấp địa phương và cấp cao.
Theo các quy định về việc nghỉ hưu, một thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ không phục vụ nhiều hơn 2 nhiệm kỳ và thực hiện theo quy tắc “giữ 7, bỏ 8”: nếu một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã 68 tuổi, ông ấy phải về hưu, và nếu một thành viên của Bộ Chính trị 67 tuổi, ông này có thể được đề bạt vào Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Tại thời điểm đó Chu đã 69 tuổi và phải về hưu, nhưng ông đã cố gắng để kết bè phái nhằm duy trì quyền lực. Thậm chí ông ta đã nỗ lực bằng mọi cách để có được vị trí Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Toàn quốc.
Thực tế, những người đứng đằng sau bảo trợ chính trị cho Bạc và Chu chính là Giang và phụ tá chính của ông tên Tăng Khánh Hồng – cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Tại sao Giang muốn hỗ trợ và Bạc và Chu? Lý do quan trọng là ông ta hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách bức hại Pháp Luân Công.

Cuộc thanh trừng của Tập Cận Bình

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã bắt đầu một cuộc thanh trừng chính trị ở Trung Quốc bằng cách sử dụng chiến thuật chống tham nhũng. Ở Trung Quốc, điều này được gọi là “cùng một lúc đả hổ và diệt ruồi”, có nghĩa là đánh phá quyết liệt để đè bẹp những quan chức tham nhũng từ mọi cấp độ.
Đến nay, ước tính sơ bộ chỉ ra rằng hàng chục ngàn quan chức đã bị sa thải và bị khởi tố, trong đó có khoảng 50 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ. Có 3 quan chức làm việc tại Bộ Chính trị, cựu thành viên Bộ Chính trị, và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, đó là: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai và Từ Tài Hậu.
Hơn 30 tướng lĩnh quân đội đã bị sa thải và truy tố. Một viên tướng với vị trí cao nhất là Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Từ Tài Hậu. Khoảng 300 chỉ huy quân sự các cấp đã bị điều chuyển.
Thực tế, các mục tiêu của cuộc thanh trừng của ông Tập là nhắm vào đồng minh của ông Giang. Khoảng 90% các quan chức bị sa thải và điều tra đều có mối quan hệ rõ ràng với phe cánh của Giang.
Đó là lý do tại sao chúng tôi đã luôn nói rằng tình trạng hỗn loạn chính trị hiện nay của Trung Quốc thực chất là một cuộc đấu tranh quyền lực giữa Tập và Giang. Kết quả cuối cùng của cuộc chiến này có khả năng dẫn đến việc Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và các đồng minh quan trọng của họ sẽ bị thanh trừng.
Ngày 11 tháng 1 năm nay , trang mạng của Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã công bố một báo cáo trên trang chủ với tựa đề “Tập Cận Bình: Chống tham nhũng không định chỉ tiêu, không hạn chế cấp bậc”, trích dẫn ý kiến của ông Tập về chống tham nhũng kể từ khi Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ. Báo cáo cho biết rằng có rất nhiều nội dung lần đầu tiên mới được công bố.
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2014, từ ngữ “không hạn chế cấp bậc” đã được nhắc đến trong bài phát biểu của ông Tập tại cuộc họp thứ hai trong Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khoá 18. Trong 20-30 năm qua, từ ngữ được sử dụng nhiều nhất để chống tham nhũng là: “Cho dù vị trí của họ cao đến đâu chăng nữa, thì họ cũng sẽ bị điều tra đến cùng”.
Từ “không hạn chế cấp bậc” này rõ ràng ám chỉ rằng Chu Vĩnh Khang chưa phải là vị trí cao nhất để đạt đến mức trần trong cuộc điều tra và thanh trừng chính trị.
Tại phiên họp thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vào ngày 13 tháng 1 năm 2015,  Tập Cận Bình nói rằng Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch và Tô Vinh đã “vi phạm kỷ luật và luật pháp”. Ông tuyên bố rằng không những không có giới hạn khu vực trong việc chống tham nhũng, mà nó sẽ bao phủ toàn diện hơn.
Trang mạng của Tân Hoa Xã nêu bật nhận xét của ông Tập, bằng cách nhấn mạnh rằng “tham nhũng sẽ tiếp tục với phạm vi sâu rộng hơn”.
Cùng ngày, trang chính thức của cơ quan thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đã công bố bài xã luận bàn về “Sáu dấu hiệu chống tham nhũng từ bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình”. Giáo sư Vương Ngọc Khải của trường Hành chính quốc gia thuộc ĐCSTQ tin rằng hàng loạt những kết luận trong việc chống tham nhũng của ông Tập là một phán quyết quan trọng.
Vào tháng 1 năm 2015, Giang Miên Hằng – con trai cả của Giang Trạch Dân đã từ chức Viện trưởng Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc của chi nhánh Thượng Hải.
Phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc xuất bản các bài báo chỉ trích sự độc quyền và tham nhũng trong ngành công nghiệp viễn thông Trung Quốc. Giang Miên Hằng được gọi là ông trùm viễn thông Trung Quốc; vì ông đã kiểm soát ngành công nghiệp viễn thông của Trung Quốc.
Điều này có thể được xem như là một lời cảnh báo từ Tập gửi đến Giang, và cũng là một dấu hiệu cho thấy hành động “đả hổ” đang tiến đến rất gần Giang Miên Hằng và gia đình của Giang Trạch Dân. Nó phản ánh rất đúng tình hình hiện tại của trận chiến Tập – Giang.
Định hướng trong tương lai về các xu hướng chính trị của Trung Quốc vẫn sẽ xoay quanh cuộc tranh giành quyền lực giữa Tập và Giang.
(Còn tiếp)
Được dịch sang Anh ngữ bởi Susan Wang. Bản tiếng Anh được viết bởi Sally Appert.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Trà Văn Kính
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét