Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Không còn chào mừng nữa, mà là giáo dục cải tạo

Phan Ba

Börries Gallasch từ Sài Gòn
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 23/1975 (02/06/1975)
Những giây phút kinh hoàng ở Sài Gòn: một người tự thiêu trên cái bục của tượng đài chiến sĩ ở cạnh Quảng trường Lam Sơn, giống như trên một bàn thờ.

Sài Gòn, 29 tháng Năm 1975, học sinh sinh viên biểu tình chống "văn hóa đồi trụy phản động" như là một phần của chiến dịch đốt sách ở Nam Việt Nam. Ước tính có hàng chục ngàn quyển sách và băng thu đã bị đốt cháy kể từ khi chiến dịch bắt đầu vao ngày 21 tháng Năm. Tất cả các nhà sách đều bị đóng cửa bởi sắc lệnh cấm bán sách và băng ghi được sản xuất trong thời gian của chế độ cũ.
Không ai biết người này đã hy sinh vì điều gì – những người lính giật lấy giấy tờ nằm cạnh thân thể đang cháy, những cái có thể đưa ra một lời giải thích, ra khỏi tay của nhà báo. Phim bị tịch thu, đám đông bị giải tán.


Mặc dù vậy, vụ tự sát của con người vô danh đó vẫn có tác động trực tiếp: sự thay đổi bầu không khí ở Sài Gòn đã có thể cảm nhận được. Nỗi lo sợ lại xuất hiện ở trên bề mặt.
Sài Gòn, tháng Năm 1975
Sài Gòn, tháng Năm 1975
Niềm hân hoan của những ngày đầu tiên đã qua rồi, tiếp theo tiếng reo hò mừng chiến tranh kết thúc, tiếp theo sự nhẹ nhỏm vì đã không xảy ra những vụ xử án kinh hoàng mà người ta từng lo ngại trước đó, là một sự bất an không rõ ràng.  Vì tinh thần hòa giải, cái mà các ông chủ mới nói về nó không biết mệt, đã bắt đầu mất hình dạng. Không có hành động phù hợp đi theo lời nói – thay vào đó, điều ngược lại thường hay xảy ra nhiều hơn.
Năm ngày sau vụ tự thiêu, một phiên tòa của tín ngưỡng: không chỉ “Playboy” và “Penthouse”, cả sách của Graham Greene và Kenneth Galbraith cũng bị đưa lên giàn hỏa thiêu … Trong một cửa hiệu cạnh đường Tự Do, một gia đình nằm trong vũng máu của họ. Người Ấn Độ đó đã từ chối không chịu hy sinh “văn hóa đồi trụy” đó cho những ngọn lửa của cách mạng. Các dân quân trẻ tuổi trả lời cho sự bướng bỉnh tư sản bằng một khẩu súng tiểu liên, kể cả vợ con.
“Chính miệng của mình là một vũ khí để tự sát”, Tướng “Big” Minh nói, con người im lặng đó, người đã là tổng thống cuối cùng trong hai ngày và là người thanh lý Nam Việt Nam cũ, và bây giờ đang tưới hoa lan trong ngôi vườn của ông như là một người về hưu không có lương hưu.
Sài Gòn, 29 tháng Năm 1975, học sinh sinh viên biểu tình chống "văn hóa đồi trụy phản động" như là một phần của chiến dịch đốt sách ở Nam Việt Nam. Ước tính có hàng chục ngàn quyển sách và băng thu đã bị đốt cháy kể từ khi chiến dịch bắt đầu vao ngày 21 tháng Năm. Tất cả các nhà sách đều bị đóng cửa bởi sắc lệnh cấm bán sách và băng ghi được sản xuất trong thời gian của chế độ cũ.
Sài Gòn, 29 tháng Năm 1975, học sinh sinh viên biểu tình chống “văn hóa đồi trụy phản động” như là một phần của chiến dịch đốt sách ở Nam Việt Nam. Ước tính có hàng chục ngàn quyển sách và băng thu đã bị đốt cháy kể từ khi chiến dịch bắt đầu vao ngày 21 tháng Năm. Tất cả các nhà sách đều bị đóng cửa bởi sắc lệnh cấm bán sách và băng ghi được sản xuất trong thời gian của chế độ cũ.
Với sự ngây thơ của trẻ con, vô tư lự, như thể không có gì xảy ra, người Sài Gòn vào lúc đầu đã tiếp tục sống như cũ. Linda, cô gái mại dâm từ niềm say mê, sau những lời thề thốt cải thiện đã lại trở về chỗ quen thuộc của cô trên hàng hiên của khách sạn Continental Palace, và cùng với cô là những người nữ đồng nghiệp. Đổi tiền lậu. Chợ tình – tất cả đều như cũ.
Sự phù phiếm của Sài Gòn lúc đầu còn được những người cầm quyền mới khoan dung cho: “Chúng tôi muốn để cho những người anh em ở Sài Gòn của chúng tôi hiểu rõ rằng chúng tôi không phải là những con quái vật”, theo một sĩ quan báo chí trong Bộ Ngoại giao. Thế nhưng sự kiên nhẫn của giới quân đội là có giới hạn, và các viên tướng lãnh vẫn còn có quyền quyết định ở Sài Gòn. Không ai biết được rằng tại sao Chính phủ Cách mạng Lâm thời còn chưa nhậm chức. “Ủy Ban Quân Quản”, chính phủ quân sự dưới viên tướng cách mạng Trần Văn Trà, đã dọn vào trong Dinh Tổng thống – có vẻ như là cho một thời gian dài.
Tuy là một vài thành viên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã ở lại trong thành phố sau lần duyệt binh lớn mừng chiến thắng vào ngày 15 tháng Năm, thậm chí họ còn có một vài văn phòng trong ngôi nhà làm việc của thủ tướng cũ ở trên đường Thống Nhất – nhưng các bộ trước đây, mà thời gian sau này đã hoạt động trở lại, đều đứng trực tiếp dưới quyền của chính phủ quân sự.
“Ủy Ban Quân Quản”, theo một sinh viên y khoa thất vọng, không cầm quyền, và quản lý thì còn ít hơn nữa. Họ chỉ cấm đoán thôi. Và thật sự là: tất cả các đảng phái chính trị đều bị cấm, hồ bơi đóng cửa, quán rượu và vũ trường, từ sáu tuần nay là cả ngân hàng.
Không còn chào mừng nữa, mà là giáo dục cải tạo: nhân viên nhà nước, quân nhân, sinh viên, trẻ con. Trong khu người Hoa Chợ Lớn, học sinh năm đến mười tuổi phải có mặt ở trường lúc năm giờ sáng, phần lớn còn chưa ăn sáng. Khi những đứa bé than đói, người thầy giáo trả lời: Hãy để chúng ta cầu nguyện đến Chúa của các em, để xem ông ấy có giúp đỡ gì không. Vào lúc mười giờ, cuối cùng người thầy có một ý tưởng tốt hơn. Ông ấy đọc một bài thơ về Hồ Chí Minh và rồi nói rằng: “Bác Hồ luôn sống cùng chúng ta, bác yêu tất cả những đứa cháu như nhau.” Thế rồi người thầy phân phát cơm ăn.
Từ những cái loa trên đường phố, cho tới khi chiến bại đã rè rè phát đi những câu khẩu hiệu tuyên truyền của chế độ cũ, bây giờ vang ra các âm thanh mới: “Việt Nam là một” là một trong những bài hát được phát ra từ sáng sớm cho tới chiều tối.
Việt Nam là một, vâng, nhưng không ai biết thật sự là theo cách nào. Tại cuộc duyệt binh mừng chiến thắng, các nhân vật xã hội chủ nghĩa nổi tiếng từ miền Bắc và miền Nam chen chúc nhau trên cái khán đài lớn bằng gỗ. Các viên tướng trong bộ quân phục được cắt may theo mẫu Xô viết hoàn toàn đồng nhất, mà chỉ các phù hiệu khác nhau mới biểu lộ họ là sĩ quan Bắc Việt hay Nam Việt, thành viên của Bộ Chính trị từ Bắc và Nam, chủ tịch nước Bắc, thủ tướng Nam, và tất nhiên là Lê Đức Thọ và Madame Bình. Một màn trình diễn sự thống nhất.
Hình: Francoise de Mulder/CORBIS
Hình: Francoise de Mulder/CORBIS
Đúng là như vậy: những gì mà các chính trị gia miền Nam thể hiện dường như chỉ là trang trí. Hàng ngàn cán bộ hiện giờ đã được chở máy bay từ miền Bắc vào, một phần đến bằng tàu thủy. “Hà Nội quyết định, chính phủ quân sự thi hành – và Chính phủ Cách mạng Lâm thời thậm chí còn không được hỏi đến”, một cựu dân biểu của chính quyền cũ phân tích tình hình.
Và tuy vậy cũng có một vài điều ủng hộ, rằng người ta sẽ phải chờ đợi cuộc tái thống nhất chính thức, theo luật pháp quốc tế, thêm ít lâu nữa. Luật sư Hà Huy Đỉnh, người làm việc trong bí mật hai năm trời cho cách mạng, tin rằng ông biết tại sao: “Sự khác biệt xã hội và độ chênh lệch về kinh tế là quá lớn cho một cuộc thống nhất ngay lập tức. Vì vậy mà sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp. Nó có thể kéo dài cho tới hai năm.”
Sự khác biệt xã hội hiện ra ở mọi góc đường trong Sài Gòn: chợ đen mua bán máy ảnh và radio, với xăng bị đánh cắp chứa trong những chai rượu Whisky trước những trạm xăng đã bị bỏ lại của các tập đoàn đa quốc gia – ai muốn cấm họ mà không tước đi những nguồn thu nhập của nhiều gia đình? Quán cà phê đầy sinh viên, những người ngồi đó trầm ngâm suy nghĩ hàng giờ với một ly Coca Cola, rằng thời gian học đại học cho tới bây giờ của họ chỉ là một sự lãng phí thời gian: quản lý và quản trị kinh doanh – nền kinh tế kế hoạch đang dần xuất hiện hoạt động khác với những thứ đó.
Sài Gòn, 29 tháng Năm: Những người bán hàng chợ đen vẫn kinh doanh như bình thường các món hàng trộm ra từ PX. Nhưng người mua bây giờ là những người lính của Chính phủ Lâm thời.
Sài Gòn, 29 tháng Năm: Những người bán hàng chợ đen vẫn kinh doanh như bình thường các món hàng trộm ra từ PX. Nhưng người mua bây giờ là những người lính của Chính phủ Lâm thời.
Trong thời gian chuyển tiếp được Đỉnh dự đoán thì theo ông sẽ tiếp tục tồn tại sự chia cắt về hình thức, cái mà hiện giờ đã thể hiện trên giấy tờ chính thức qua cái tên tạm thời của Nam Việt Nam: “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” – một phần đặc biệt của tổng thể.
Và lợi ích tài chính của những người chiến thắng dường như cũng có ảnh hưởng tới các chiến thuật thận trọng của Hà Nội. “Chúng tôi yêu cầu các quốc gia chịu trách nhiệm cho sự tàn phá Nam Việt Nam phải bồi thường”, một sĩ quan báo chí từ Hà Nội nói, và nhấn mạnh thêm vào đó: “Đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Cộng hòa Liên bang Đức, nước đã hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ cho tới cuối cùng.”
Thật sự là người ta thấy rõ rằng trong số tất cả các đại sứ quán được di tản trước khi người cộng sản chiến thắng thì chỉ có đại sứ quán của Hoa Kỳ và Cộng hòa Liên bang Đức là còn chưa được sử dụng làm trại lính hay nhà giải trí cho những người chiến thắng: người ta dọn dẹp trước đại sứ quán Mỹ, tòa nhà đóng cửa, khu đất có nhiều trạm canh gác, trong khi những người lính từ trong rừng ra phơi quần áo lót màu xanh ô liu của họ trên hàng rào và trong các cửa sổ của đại sứ quán Anh đối diện.
Nếu như có thể thấy rõ tính toán chính trị trong trường hợp của tòa đại sứ Mỹ thì tình huống có khác đi trong trường hợp của đại sứ quán Đức. Ở đó, một người lính lê dương trước đây, trong một cuộc chiến đấu anh hùng cô độc đã ngăn chận được những gì tồi tệ nhất: người trông nom nhà Arno Knöchel, rất thích để cho người ta gọi mình là ông đại sứ, vào ngày giải phóng đã nhanh chóng thu hồi con đại bàng của Liên bang Đức và phô bày ra một lá cờ mới – lá cờ của Mặt trận Giải phóng.
Cùng với hàng chục người bạn Việt và các thành viên gia đình, Knöchel sống trong ngôi nhà đại sứ quán dưới một tấm ảnh của Thống chế Rommel và cố thủ vị trí – ở thế tấn công: sau ba tuần, con đại bàng Liên bang Đức lại leo lên cao trên cột cờ, nơi mà bây giờ nó minh chứng cho sự chung sống trong hòa bình với ngôi sao vàng của Mặt trận Giải phóng.
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 23/1975 (02/06/1975): http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-41483821.html
Đọc những bài báo về Chiến tranh Việt Nam ở trang Chiến tranh Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét