Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Án phạt cho Qualcomm phản ánh cuộc hoán đổi quyền lực tại Trung Quốc

Đaikynguyen

Liang Zhen, Epoch Times
Qualcomm CEO Steve Mollenkopf attends ‘Qualcomm Strategic Venture Investment In China Press Conference’ on July 24, 2014 in Beijing, China. Newspaper report has confirmed that Qualcomm Inc. has a monopoly in China. Qualcomm CEO Steve Mollenkopf launched a 150 million fund to support startups in China but declined to comment on the monopoly issue. (ChinaFotoPress/ChinaFotoPress via Getty Images)
Giám đốc điều hành Qualcomm Steve Mollenkopf tham dự buổi họp báo ‘ Đầu tư liên doanh chiến lược Qualcomm tại Trung Quốc’ vào ngày 24 Tháng 7 năm 2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tin tức báo chí đã xác nhận rằng Qualcomm độc quyền tại Trung Quốc. Giám đốc điều hành Qualcomm Steve Mollenkopf hỗ trợ 150 triệu USD cho các công ty khởi nghiệp (startups) ở Trung Quốc nhưng từ chối bình luận về vấn đề độc quyền. (ChinaFotoPress / ChinaFotoPress qua Getty Images)


Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa mới ban hành án phạt dành cho một trong những nhà sản xuất chip điện thoại di động lớn nhất thế giới Qualcomm có trụ sở tại Mỹ, với số tiền lên đến 6,088 tỷ nhân dân tệ (tương đương 973 triệu USD), đây là mức án phạt cao nhất từ trước đến nay dành cho một công ty tại Trung Quốc.


Mức phạt này cũng đánh dấu sự kết thúc của cuộc điều tra kéo dài nhất (14 tháng). Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) cho biết Qualcomm đã vi phạm luật chống độc quyền.
Do thống lĩnh thị trường tuyệt đối, Qualcomm đã thu phí cấp bằng sáng chế cao đối với các công ty điện thoại di động sử dụng chip của mình. Sự trừng phạt của NDRC cũng giáng một đòn mạnh vào nguồn thu của Qualcomm từ Trung Quốc, và phí cấp bằng sáng chế có thể giảm xuống 30%. Qualcomm chấp nhận án phạt thay vì kháng cáo. Ngày 14 tháng 2, phương tiện truyền thông được kiểm soát bởi nhà nước Trung Quốc đưa tin Qualcomm đã trả tất cả số tiền phạt trong 1 lần.
Cũng giống như nhiều công ty lớn hiện đang gặp rắc rối ở Trung Quốc, Qualcomm được biết đến có các mối quan hệ với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Đối thủ của ông Giang, lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay ông Tập Cận Bình, đang dùng chiến dịch chống tham nhũng để điều tra và thanh trừng cộng sự của Giang ra khỏi Đảng. Chiến dịch này đã mở rộng đến các khu vực kinh tế, liên tục sa thải phe phái của Giang.

Rủi ro đối với các công ty nước ngoài

Các phương tiện truyền thông quốc tế đang quan tâm đến những rủi ro đối với các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc.
Theo hãng tin BBC, các hoạt động chống độc quyền của chính phủ Trung Quốc gây bất an cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Hãng tin BBC dẫn lời giáo sư Guy S. Liu của Trường đại học Brunel London, người đã từng phát biểu rằng trường hợp của Qualcomm là một dấu hiệu cảnh báo trước.
Ông Liu cho biết trong năm 2008, trước sự ra đời của luật chống độc quyền, nhiều công ty nước ngoài đã nắm bắt thời cơ để thâm nhập thị trường Trung Quốc. Với sự mập mờ trong mối quan hệ giữa chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp, thị trường đang trong trạng thái hỗn độn khi đó, theo ông Liu.
Ông Liu cho biết thêm “Trường hợp của Qualcomm là để nhắc nhở các công ty này, bao gồm cả công ty nhà nước Trung Quốc và các doanh nghiệp khác, rằng bây giờ đã có các luật lệ mới. Mọi người cần thực hiện theo luật mới của trò chơi “.
Theo tờ The New York Times, kinh nghiệm của Qualcomm cho thấy rằng ngay cả việc thiết lập một mối quan hệ đầu tư mật thiết với các doanh nghiệp Trung Quốc địa phương cũng không đảm bảo rằng các công ty nước ngoài có thể tránh được các vấn đề liên quan đến các quy định của chính phủ Trung Quốc.
Tờ The New York Times cho biết thêm, từ những năm 1990, Qualcomm đã đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc và đã liên kết với các nhà sản xuất thiết bị viễn thông, phát triển và nghiên cứu các dòng sản phẩm có tính trí tuệ ở Trung Quốc.

Liên kết với Giang Trạch Dân

Khi nghiên cứu lịch sử của Qualcomm, mối liên hệ của công ty này với Ông Giang đã được tiết lộ. Vào đầu năm 1999, khi ông Giang còn là lãnh đạo ĐCSTQ, Qualcomm đã gia nhập vào đội ngũ các doanh nghiệp sản xuất chip di động tại Trung Quốc.
Qualcomm đã chiếm vị trí thống lĩnh trong ngành công nghiệp viễn thông vốn được bảo bọc kỹ bởi ĐCSTQ. Công ty này đã thu phí bản quyền cao và thực hiện nhiều giao dịch với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.
Gia đình họ Giang nắm quyền kiểm soát ngành công nghiệp viễn thông của Trung Quốc trong một thời gian dài. Con trai của Giang Trạch Dân, Giang Miên Hằng, có cả một “vương quốc viễn thông” bao gồm China Netcom, China Unicom và China Mobile.
Ông Giang Miên Hằng lợi dụng quyền lực của cha mình để trở thành người đại diện cao cấp nhất trong số các viên chức doanh nhân thuộc ĐCSTQ. Ông ta từng bước xây dựng đế chế độc quyền viễn thông với Qualcomm như một trong những đối tác kinh doanh nước ngoài của mình.
Tuy nhiên, gần đây “vương quốc viễn thông” của ông liên tục bị các phương tiện truyền thông tấn công, để lộ ra nhiều tin tức nội bộ ra công chúng. Ngày 6 tháng 1, ông Giang Miên Hằng từ chức Viện Trưởng Viện Khoa Học Thượng Hải.
China Unicom cũng đã bị sờ gáy trong chiến dịch chống tham nhũng. Vào ngày 5 tháng 2, đoàn thanh tra của ĐCSTQ đã công bố kết quả điều tra tại China Unicom và cho biết các giao dịch tiền tệ với chính quyền là không thể bỏ qua.
Trước đó, bảy giám đốc điều hành cấp cao của China Unicom đã bị sa thải trong vòng một tháng, và một lỗ hổng bảo mật quan trọng đã bị phanh phui.
Theo một nhà bình luận thời sự Linda Fang, việc miễn nhiệm các giám đốc điều hành cấp cao cho thấy rằng cuộc điều tra về gia đình họ Giang đang tiếp cận Giang Miên Hằng. Ông Fang cho biết việc sa thải ông Giang Miên Hằng là nhằm đáp trả lại những nỗ lực thách thức của ông Giang Trạch Dân với ông Tập Cận Bình, và chiến dịch chống tham những của chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu triển khai chống lại Giang Miên Hằng và Thượng Hải.
Ông Fang cho biết, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) đã bắt đầu đến thăm Thượng Hải đồng thời tiến hành thanh tra China Telecom và China Unicom.
Qualcomm đã nhận được sự chấp thuận gia nhập thị trường từ Giang Trạch Dân. Khoản tiền phạt lớn áp dụng cho công ty Qualcomm được tình nghi là có liên quan đến việc “cắt vây tỉa cánh” đối với các công ty đối tác kinh doanh của thế lực Giang Miên Hằng.

Những thay đổi lớn

Các công ty quốc tế mà từng được đối xử như khách VIP của ĐCSTQ đang bị đối xử như con dê tế thần. Đối mặt với hành vi gây hấn của ĐCSTQ, hầu hết các giám đốc điều hành cấp cao của các công ty lớn đang tìm tham vấn riêng, hy vọng hiểu được ý đồ thực sự của luật “chống độc quyền” của Bắc Kinh.
Ông Tập Cận Bình đã bắt giữ nhiều cộng sự của Giang. Nếu Ông Tập nắm quyền kiểm soát hoàn toàn, người ta nghi ngờ rằng các hợp đồng có chữ ký của ông Giang với nhiều công ty lớn sẽ không được chấp thuận, mọi thứ sẽ phải được đưa ra xem xét lại, và tình hình sẽ thay đổi rất nhiều.
Luật sư phụ trách mục bằng sáng chế cho biết việc Qualcomm đồng ý giảm phí cấp phép sử dụng bằng sáng chế cũng sẽ làm thay đổi mối quan hệ với nhiều nhà sản xuất điện thoại di động. Các luật sư cho rằng thậm chí những nhà sản xuất lớn như Apple và Samsung cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Annie
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét