Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

“Trung Quốc mồm dọa Nhật Bản, bụng dạ đe Philippines, Việt Nam, Đài Loan”

ắc kinh dù có phô trương sức mạnh cơ bắp cỡ siêu đi nữa cũng là những show trình diễn trên sân khấu mà thôi – Thực tế “trận mạc” bao giờ cũng không phải là sân khấu – Tuy nhiên những lãnh đạo quốc gia nào hèn yếu , quì mọp trước Bắc kinh thì Bắc kinh chỉ cần ho cũng làm cho chúng khiếp hãi phủ phục – Còn Nhật thì Bắc kinh đừng mơ , chọc giận người Nhật thì có nước mang đầu máu , lịch sử đã chứng minh- Còn hồi Thế chiến 2 mà nói Trung cộng đánh thắng Nhật cho cả thế giới nhờ thì nghe nó quái dị lắm , Đài loan thì chắc chắn Trung cộng không ngu gì dùng súng đạn để thôn tính, Đại hàn, Phi luật Tân  thì Trung cộng cũng chả dám “động binh” , thọc vào đây thì chẳng khác nào lấy tay thọc vào ổ Vò vẽ. – Qua thế kỷ 21 tới 15 năm rồi , đâu phải cái thời 1940s , nhưng mà phải đồng ý rằng những ai mọp Trung cộng thì tin điều ấy , tức là thuộc loại mê muội do Trung cộng cho ăn đồ lú.

GDVN

Hồng Thủy  –  20/02/15 07:00
(GDVN) – Cuộc duyệt binh quy mô lớn đủ ấn tượng có thể dọa Nhật Bản, đồng thời cũng sẽ làm nản lòng các nước khác. Và ngay cả khi Tokyo nhún vai…
Hình minh họa.
Tờ Malaysia Chronicle ngày 19/2 bình luận, Trung Quốc lên kế hoạch cho một cuộc duyệt binh quy mô lớn tại Bắc Kinh nhằm kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II mà Trung Nam Hải vẫn gọi đó là ngày chiến thắng Nhật Bản. Mặc dù chính quyền chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào, truyền thông nước này đã loan tin cho thấy việc chuẩn bị duyệt binh đang được tiến hành.


Sau một thời gian dài tạm lắng trong bối cảnh biến động xã hội gây ra bởi Cách mạng Văn hóa, việc mở một cuộc duyệt binh quy mô lớn ở thủ đô Trung Quốc đã được tái diễn vào ngày 1/10/1984 kỷ niệm 35 năm quốc khánh. Cuộc duyệt binh này do Đặng Tiểu Bình – Chủ tịch Quân ủy trung ương quyết định, mặc dù về danh nghĩa ông Hồ Diệu Bang mới là lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng khi đó. Cuộc duyệt binh cho thấy Đặng Tiểu Bình mới là lãnh đạo thực sự của đất nước.
Duyệt binh tại Bắc Kinh tiếp theo diễn ra vào năm 1999, 50 năm thành lập nước do Giang Trạch Dân, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương quyết định. 10 năm sau, ông Hồ Cẩm Đào cũng tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn tương tự người tiền nhiệm.
Vì vậy sẽ không có gì lạ khi người ta nghĩ rằng cuộc duyệt binh tiếp theo sẽ là ngày 1/10/2019. Nhưng Tập Cận Bình dường như đã quyết định sẽ duyệt binh ngày 3/9 năm nay. Thậm chí có tin lần đầu ông chủ Trung Nam Hải sẽ mời nguyên thủ nước ngoài tham dự.
Quyết định này chắc chắn được thúc đẩy bởi chính trị. Nhân Dân nhật báo đã cung cấp những căn cứ cho thấy có sự phá vỡ tiền lệ khi nó viết rằng, cuộc duyệt binh lần này là nhằm chứng minh sức mạnh quân sự Trung Quốc, làm cho Nhật Bản “run sợ” và tỏ rõ quyết tâm Bắc Kinh sẽ bảo vệ “trật tự toàn cầu sau chiến tranh”, nâng cao cái gọi là “niềm tự hào dân tộc”. Vì những điều này thốt ra từ Nhân Dân nhật báo, nên không loại trừ khả năng đó chính là thông điệp của chính quyền ông Tập Cận Bình.
Mặc dù không thể chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ hành động như thế nào đằng sau những lời đe dọa chống lại Nhật Bản. Nhưng các biểu hiện này được sử dụng để biện minh cho quyết định duyệt binh và dùng nó như phương tiện thúc đẩy uy tín các nhà lãnh đạo hàng đầu.
Cụ thể hơn nó nhằm chứng minh với dân Trung Quốc và dư luận quốc tế rằng, Trung Nam Hải kiểm soát hoàn toàn quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, cuộc duyệt binh cũng cho thấy Tập Cận Bình đang đẩy nhanh củng cố quyền lực. Nói cách khác, ông Bình đang cố gắng sử dụng Nhật Bản để tăng cường nền tảng quyền lực cho mình.
Các cụm từ hiếu chiến cũng cho thấy Bắc Kinh muốn sử dụng Nhật Bản cho một mục đích khác. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi chiến lược từng bước thay đổi trật tự quốc tế thông qua các thủ đoạn như mở rộng quyền kiểm soát (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông.
Trong khi đó Trung Nam Hải lại bóng gió rằng Nhật Bản đang cố gắng thay đổi trật tự toàn cầu sau chiến tranh nhằm lèo lái dư luận tin rằng Bắc Kinh dường như muốn “bảo vệ nguyên trạng”. Một cuộc duyệt binh quy mô lớn đủ ấn tượng có thể dọa Nhật Bản, đồng thời cũng sẽ làm nản lòng các nước khác. Và ngay cả khi Tokyo nhún vai không chấp, các nước châu Á khác có khả năng vẫn sẽ hoảng sợ.
Mục tiêu thực sự của Bắc Kinh trong thực tế theo Malaysia Chronicle là Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Các dấu hiệu ấm lên trong quan hệ Trung – Nhật xuất hiện hồi tháng 11 bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh khi 2 bên công bố thỏa thuận 4 điểm nhằm quản lý khủng hoảng.
Kể từ đó Bắc Kinh và Tokyo làm việc để xây dựng cơ chế quản lý khủng hoảng dựa theo thỏa thuận này. Nhưng những yếu tố đó không đủ lý do để có thể lạc quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét