Một buổi đi chơi dã ngoại của công ty dệt PEN fabrik (Penang, Malaysia) Photo Tuong An
Your browser does not support the audio element.
Trong khi mọi người nô nức đón Tết, tổ chức vui Xuân khắp nơi thì một
số công nhân Việt Nam đang lao động tại công ty RK South Asia (
Malaysia ) lại bị ngăn cấm đi chơi xa. Ngăn cấm đi chơi xa
Sau một năm làm việc vất vả, ngày Tết là cơ hội để anh em công nhân có
dịp nghĩ ngơi và đi chơi xa, thế nhưng công ty RK South Asia có cơ sở
tại Penang, Malaysia không cho phép công nhân đi ra khỏi đảo Penang.
Một công nhân tên Nguyệt nói :
« Thí dụ như ngày Tết, ngày nghĩ, tụi em có muốn đi chơi xa thì tụi
em cũng muốn có một cái giấy thông hành để tụi em và các bạn đi chơi với
các anh các chị, cứ mỗi lần đi xa thì có vài trường hợp xin (giấy thông
hành . RFA) nhưng boss (chủ) không cho »
Không những chỉ có ngày Tết mà trong năm, những ngày lễ ngắn ngày,
hoặc những ngày nghĩ phép, công nhân muốn đi xa thăm bạn bè cũng không
được, chị Phú tâm sự :
« Chủ yếu mình muốn xin đi đâu chơi chẳng hạn, ví dụ đi Kula (Kuala
Lumpur, RFA) hoặc đi Johor chẳng hạn thì mình xin giấy (thông hành, RFA)
mà công ty nó cũng chẳng cho đi. Tụi nó bảo đi ra ngoài bị police bắt
thì nó không chịu trách nhiệm. Nó bảo thế »
Thí dụ như ngày Tết, ngày nghĩ, tụi em
có muốn đi chơi xa thì tụi em cũng muốn có một cái giấy thông hành để
tụi em và các bạn đi chơi với các anh các chị, cứ mỗi lần đi xa thì có
vài trường hợp xin (giấy thông hành . RFA) nhưng boss (chủ) không cho
Chị Nguyệt
Rời Việt Nam, đến cổng hải quan tại phi trường Kuala Lumpur, công
nhân sẽ được một đại diện công ty hoặc môi giới Mã Lai ra đón làm thủ
tục nhập cảnh. Họ giữ hộ chiếu của công nhân để làm thủ tục này. Nhưng
sau đó họ không trả lại cho công nhân mà chỉ cấp cho công nhân một bản
photocopy của hộ chiếu. Bản photocopy này không có giá trị đi đường, vì
vậy, khi đi xa, bị cảnh sát Mã lai xét hỏi thì công nhân coi như phạm
luật di trú ở Mã Lai và có thể bị bắt vào tù.
Chỉ có một số rất ít công ty ở Mã Lai cho công nhân giữ hộ chiếu, còn
phần lớn các công ty khác thì họ giữ hộ chiếu công nhân và khi công
nhân cần đi xa, họ sẽ cấp một loại giấy thông hành để công nhân đi xa. .
Mặc dù công nhân vẫn đóng thuế levy hàng tháng (thuế levy là thuế thu
nhập đánh vào công nhân nước ngoài làm việc tại Mã Lai) Tuy nhiên, chị
Nguyệt cho biết công ty này không bao giờ cấp giấy thông hành cho công
nhân :
« Rõ ràng hàng năm, hàng tháng em đều đóng thuế mà mình đi lại thì
vẫn không hợp pháp. Hàng tháng em vẫn đóng tiền visa 104 Ringgit, nhưng
mà passport của em thi boss nó chỉ phô-tô cho em đi trong vùng Penang
thôi còn qua đến bang khác thì passport của em không được phép. Công ty
em thì từ trước đến giờ nó chưa cho ai một cái giấy thông hành để đi
chơi cả »
Công ty RK South Asia là công ty Trung quốc, sản xuất phụ tùng dành
cho xe 2 bánh như dây xích, vành xe, bánh xe… với khoảng 300 công nhân
trong đó có khoảng 100 công nhân Việt Nam. Công ty này có 3 chi nhánh
đặt tại Penang, một đảo nằm ở phía Bắc Malaysia.
Trong khi công ty dệt PEN fabrik ở Penang cho công nhân giữ hộ chiếu
của mình thì công ty RK South Asia cũng như phần lớn các công ty khác
giữ hộ chiếu của công nhân , họ chỉ cấp cho công nhân một giấy photocopy
hộ chiếu, mỗi khi công nhân muốn đi chơi xa thì công ty cấp cho giấy
thông hành, tuy nhiên công ty này không cấp giấy thông hành cho công
nhân ngay cả khi công nhân có nhu cầu tổ chức đi chơi xa :
« Năm ngoái có một chị tổ chức đi Genting, thì chị có lên xin boss
nhưng nó không cho, cuối cùng phải bãi bỏ. Còn năm nay, nói chung mọi
người muốn đi thì phải đi chui, đi nhủi thôi ! Đi trộm nó đấy. Nó không
cho đi thì bọn em phải đi trộm. Có nghĩa là cứ đi may rủi thôi ! » Đi « may, rủi »
Đi « may, rủi » có nghĩa là : nếu may mắn thì không gặp cảnh sát Mã
Lai, hoặc nếu gặp thì cũng thoát được nhờ may mắn như trường hợp chị
Phú :
« Em có người em chồng ở Johor, lần đó em lên Johor thăm, lần đấy
police nó đến kiểm tra, em ngồi ở băng phía sau, police đuổi hết người
xuống xe, em ngồi gần kề mấy người Tàu, nó tưởng em người Tàu nên nó
không kiểm tra… »
Còn rủi ro thì sẽ bị cảnh sát Mã Lai xét giấy tờ, trong trường hợp đó
thì một là chịu bị bắt vào đồn công an, hai là hối lội cảnh sát như chị
Nguyệt đã gặp nhiều lần khi đi thăm chồng ở Kuala Lumpur :
Năm ngoái có một chị tổ chức đi
Genting, thì chị có lên xin boss nhưng nó không cho, cuối cùng phải bãi
bỏ. Còn năm nay, nói chung mọi người muốn đi thì phải đi chui, đi nhủi
thôi ! Đi trộm nó đấy. Nó không cho đi thì bọn em phải đi trộm. Có nghĩa
là cứ đi may rủi thôi
Một công nhân
« Hôm đó em có gặp 2 thằng cơ động, nó hỏi giấy tờ, passport của em ,
em cho nó xem thì nó nói passport của em không hợp lệ , không được phép
đi đến vùng này . Nó bảo em là thế bây giờ mày muốn về hay mày muốn vào
đồn ? Em bảo tối này tao phải làm việc, nếu mày cho tao về đồn thì tao
không kịp về làm việc, thôi thì mày cầm cho tao mấy đồng uống nước mày
để cho tao đi về công ty đi làm việc. Sau đó em đưa cho nó 100 , nó
không chịu, em phải đưa cho nó 200 (Ringgit, RFA) nó mới cho em về »
Tết năm nay công nhân hảng này được nghĩ 5 ngày, chả lẽ đi lòng vòng
quanh hòn đảo 1000 km vuông này ? Ngày Tết công nhân thích được đi chơi
xa như ngắm tháp đôi ở thủ đô Kuala Lumpur, đi cáp treo ở cao nguyên
Genting hoặc đi thăm người thân, bạn bè. Nhưng với tình trạng ngăn sông
, cấm chợ này, có lẽ công nhân cũng phải chấp nhận rủi ro bị bắt và nộp
tiền hối lộ. Chị Nguyệt nói :
« Em được nghĩ từ ngày 18 đến ngày 22 (tháng 2, RFA) tối 22 tụi em
vào ca. Mọi người thì muốn đi thăm bạn bè, em thì mong mỏi ngày Tết về
bên chồng. Có nhiều chị muốn về Kula ( Kuala Lumpur, RFA) mua vé xe hết
rồi, liều đi thì cứ đi thôi. Nếu không may bị rủi ro…..Em thì được biết
là có chị cũng cùng làm với em, nó bắt được là cũng phải nộp 200 ! (200
Ringgit, RFA)
Chúng tôi liên hệ với anh Hùng, đại diện cho công ty môi giới Hà lịch
của bà Tuyết Mai tại số 24 Linh Đàm, Hà Nội nhiều lần, là môi giới cho
nhiều công nhân của công ty này, nhưng không bắt máy, liên lạc với toà
đại sứ Việt Nam tại Mã Lai và ông Ai Xa, quản lý công nhân tại công ty
RK South Asia nhiều lần cũng không trả lời. Theo công nhân cho biết là
có thể họ không bắt máy khi thấy số lạ. Người nữ công nhân cũng đặt nghi
vấn :
« Em đang suy nghĩ tại làm sao mà số điện thoại của anh Hùng mọi lần
gọi vẫn được mà tại sao mấy ngày nay chị gọi không được ?? Cofn thằng Mã
Lai quản lý người Ai-Xa đó thì đúng ra người Việt Nam mình rất khó gặp
nó, chỉ có đứa leader điện là mới gặp được nó thôi
Hiện nay, Mã lai có gần 2 triệu lao động nhập cư. Tuy số lượng công
nhân sang Malaysia năm 2014 có giảm so với Đài Loan , Nhật bản, Hàn
quốc, nhưng số lượng công nhân Việt hiện lao động tại Malaysia năm nay
vẫn lên đến hơn 70.000 người. Việc chủ nhân giữ hộ chiếu công nhân là
một việc làm trái phép với mục đích giữ chân công nhân. Nhưng việc giữ
hộ chiếu có lẽ cũng không cần thiết nếu các chủ sử dụng lao động biết
tôn trọng nhân phẩm công nhân và sòng phẳng trong việc trả lương cho họ
thì không nhất thiết họ phải trốn ra ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét