Đaikynguyen
Chris MillerĐại biểu đảng Ennahda Hồi giáo Tunisia tham dự một phiên họp quốc hội Tunisia ngày 17 tháng 2 năm 2011 (ảnh: wikipedia)
Ngày 11 tháng 2 đánh dấu kỷ niệm lần thứ tư sau vụ lật đổ cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak. Trong làn sóng phản đối quét qua Trung Đông vào đầu năm 2011, sự sụp đổ của chế độ tư bản độc tài ở Ai Cập hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới trong nền chính trị của khu vực. Ai Cập từ lâu đã là quốc gia dẫn đầu về xu hướng mở rộng hơn trong thế giới Ả Rập, kết hợp với sự thành công của những người biểu tình cho thấy Ai Cập dường như hoan nghênh thời đại của những cuộc nổi dậy, chính trị người Hồi giáo, và sự thay đổi chóng vánh.
Nhưng những hứa hẹn có thể bị phá vỡ. Thật mỉa mai khi bốn năm sau sự kiện lật đổ cựu Tổng thống Mubarak, sự kiện các ứng viên chiến thắng trong cuộc bầu cử, phong trào Anh Em Hồi giáo và một cuộc đảo chính quân sự, thời kỳ hứa hẹn những thay đổi lớn đã chấm dứt với sự trở lại của chế độ độc tài cũ ở Ai Cập. Ai Cập được cai trị bởi một chế độ được quân đội hậu thuẫn từ thời cựu sĩ quan tình báo quân đội, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Abdel Fattah el-Sisi phế truất Tổng thống Mohammed Morsi – người dính líu đến phong trào Anh Em Hồi giáo vào năm 2013. Tại Ai Cập, “ổn định” là khẩu hiệu và sự đổi mới chính trị được coi là một nguy cơ không đứng vững.
Thoạt nhìn thì có vẻ như tất cả các sự thúc đẩy cách mạng Mùa Xuân Ả Rập đã bị đàn áp. Tất cả các cuộc nổi dậy trong năm 2011 (ngoại trừ cuộc nội dậy của Tunisia) đã kết thúc trong bi kịch. Một cuộc đụng độ trên diện rộng giữa tổ chức Anh Em Hồi Giáo và chính phủ độc tài đã nhanh chóng làm hoen ố hình ảnh cuộc nổi dậy.
Chống lại Tổ chức Anh Em Hồi Giáo
Anh Em Hòi giáo, một tổ chức Hồi giáo bám rễ sâu ở khắp nơi trong thế giới Ả Rập Hồi giáo, đã giành được ảnh hưởng trong những thập kỷ gần đây một phần là do tổ chức này cung cấp một mạng lưới dịch vụ xã hội có giá trị cho các thành viên của nó – trong đó đa phần thuộc tầng lớp tư sản đang vươn lên. Thứ hai, lý do có lẽ thuyết phục hơn về sự vươn lên của tổ chức này là vì Đảng Anh Em Hồi Giáo là trung tâm của các hoạt động đáng tin cậy cho giới chính trị đối lập trong một khu vực bị thống trị bởi chế độ độc tài quân sự và chế độ quân chủ chuyên chế.Sau khi các cuộc biểu tình Mùa Xuân Ả Rập lật đổ nhóm người thượng lưu được thành lập trước đó, tổ chức Anh Em Hồi giáo là đối tượng được hưởng lợi chính. Tại Ai Cập, ông Morsi – người được tổ chức Anh Em Hồi Giáo hậu thuẫn, đã được bầu làm Tổng thống. Các phong trào Ennahda có liên kết với tổ chức Anh Em Hồi Giáo cũng cầm quyền ở Tunisia. Tại Syria và Libya, các nhóm có quan hệ với tổ chức Anh Em Hồi Giáo cũng đưa ra tuyên bố quyền lực .
Trong mỗi trường hợp, tổ chức Anh Em phải đương đầu với sự kháng cự không chỉ từ giới thượng lưu trong nước và các đại diện của chế độ cũ. Sự vươn lên của phong trào cũng thách đố thái độ cũng như quyền lực hiện tại của các nước trong khu vực như Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, vì các quốc gia này lo sợ rằng tổ chức Anh Em Hồi giáo có thể đe dọa quyền lực của họ vào một ngày nào đó nên huy động lực lượng để chống lại nó.
Trong cuộc chiến chống lại tổ chức Anh Em Hồi giáo của các quốc gia này, các chế độ quân chủ vùng Vịnh đã đổ hàng tỷ đô la vào các chính phủ được quân đội hậu thuẫn ở Ai Cập. Saudi Arabia và các nước đồng minh hy vọng rằng sẽ càn quét được tổ chức Anh Em Hồi giáo ở Ai Cập và các nơi khác sẽ duy trì quyền kiểm soát các đảng chính trị đối lập trong khu vực.
Cuối cùng, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất đã can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Libya bằng việc cho lực lượng không quân ném bom các vị trí Hồi giáo gần Tripoli. Trong lúc đó, Qatar – kẻ ngoài cuộc trong số những nước theo chế độ quân chủ vùng Vịnh, đã ủng hộ các đảng có liên kết với tổ chức Anh Em Hồi Giáo trong khu vực, đổ tiền cho các đảng này và phát tin tức ủng hộ tổ chức Anh Em Hồi giáo trên kênh truyền hình Al-Jazeera của Qatar.
Quyết định can thiệp tài chính hay quân sự ở Trung Đông của chế độ quân chủ vùng Vịnh đã làm suy yếu khả năng quá độ hòa bình từ chế độ quân chủ chuyên chế lên chế độ dân chủ chủ dựa trên sự đồng thuận. Xung đột trong nước đã trở thành vấn đề quốc tế. Tại Libya, Syria và khắp khu vực, các tranh chấp được giải quyết bằng súng sát thương khổ lớn ngày càng tăng. Các dòng vốn nước ngoài và vũ khí không chỉ từ vùng Vịnh mà còn từ cường quốc bên ngoài đã gia tăng những bất đồng hiện tại và trao quyền lực cho những người cực đoan.
Sự bùng nổ này không chỉ làm giảm khả năng của các loại thoả thuận chính trị cần thiết để khôi phục lại sự ổn định, nó cũng đã làm suy biến nhiều tổ chức mà đã cùng nhau tiến hành phân chia nhà nước. Cụ thể, Libya và Syria làm bật những rủi ro mà các cuộc đấu tranh chính trị dẫn đến nội chiến và sự sụp đổ của nhà nước.
Bất ổn tại Libya
Phá hủy các tổ chức cũ thì dễ dàng hơn là xây dựng những tổ chức mới, như nhiều nhà lãnh đạo của các cuộc nổi dậy Ả Rập đã học được bài học về sự suy sụp của họ. Tại Libya, ví dụ như cuộc nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền kì cựu Moammar Gadhafi, nhưng trong quá trình đó đã phá vỡ sự cân bằng nhạy cảm giữa các vùng trong khu vực của đất nước. Một khi nhà nước thời Gadhafi đã không còn tồn tại, Libya không thể ngay lập tức thay thế những người cầm quyền với một nhà nước phục vụ các bộ tộc từ nhiều vùng của đất nước. Những nước ngoài cuộc ở vùng Vịnh cung cấp tiền và vũ khí cho nhóm ưa thích của họ, quyết liệt tăng hỏa lực, trong khi giảm các cơ hội cho một giải pháp hòa bình.Thay vào đó, Libya đã bị phá vỡ theo các đường hướng trong khu vực, với việc các nhóm tôn giáo liên minh với một số phe cánh chính trị trong khu vực và những người theo chủ nghĩa thế tục liên kết với chế độ cũ trợ giúp cho các nhóm khác. Nguồn gốc của sự bất mãn dẫn đến cuộc biểu tình chống Gadhafi – đó là thất nghiệp, tham nhũng và nhà nước quản lí tồi tệ – đã được chia sẻ khắp các vùng miền ở Libya. Nhưng các lãnh chúa của đất nước nghĩ rất ít về hướng giải quyết những mối lo ngại, mà thay vào đó, họ lại tập trung vào việc cố gắng chiếm giữ lãnh thổ từ đối thủ của mình. Các cuộc xung đột kéo dài càng lâu, khả năng Libya được nối liền lại thành một quốc gia ổn định ngày một ít đi.
Bè phái chính trị
Nếu Libya để lộ ra các rủi ro về vấn đề khu vực bị phân chia và nhà nước sụp đổ thì các quốc gia như Yemen, Bahrain, Syria lại nổi bật về những rủi ro từ việc chia bè kết phái chính trị. Ở Yemen, ví dụ như bất đồng giữa dòng Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shiite đã là một tác động mạnh mẽ và quan trọng về chính trị khi phong trào Houthi Shiite trên quy mô lớn đã lên nắm chính quyền ở Sanaa.Tuy nhiên, Syria mới là đất nước đưa ra các ví dụ rõ ràng nhất về sự nguy hiểm của việc lợi dụng sự chia rẽ bè phái. Lãnh thổ ngày nay của Syria từ lâu đã là quê hương của nhiều tổ chức tôn giáo, từ Ả Rập Sunni- những người chiếm phần lớn dân số Syria đến những người Thiên Chúa giáo, Druze và Alawites. Chính phủ đương nhiệm của ông Bashar al-Assad thu hút chủ yếu là nhóm Thiên Chúa giáo dù trước cuộc cách mạng, họ đã có người ủng hộ từ tất cả các giáo phái tôn giáo chính của Syria .
Khi cuộc biểu tình nổ ra ở Syria vào đầu năm 2011, chính phủ ở Damascus đã thông qua một chiến lược về gia tăng sự căng thẳng giữa giáo phái để củng cố quyền lực. Học thuyết của chiến lực này khá đơn giản: Không còn có thể dựa vào sự tán thành thụ động của đa số người dân, chính phủ cần sự hỗ trợ tích cực của thiểu số. Bằng cách gieo những căng thẳng giữa các tổ chức tôn giáo, kể cả cách nhắm mục tiêu các hoạt động quân sự để làm giảm lòng tin giữa người Sunni và Alawites, chính phủ hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ từ những người bạn hữu Alawites của ông Al-Assad.
Chiến lược của chế độ được dựa trên lõi cốt của một sự thật: Nhiều nhóm trong số các cuộc biểu tình chống chính phủ từ lâu ở Syria đã được sự ủng hộ của nhóm Anh Em Hồi giáo, một tổ chức Sunni không được sự tin tưởng từ Alawites và nhóm Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, chính phủ đã làm việc tích cực để biến niềm tin thành sự sợ hãi, sợ rằng chiến thắng từ cuộc nổi dậy sẽ làm thay đổi đáng kể sự cân bằng quyền lực trong nước, thậm chí lo sợ rằng một chính phủ được nhóm Sunni hậu thuẫn có thể đe dọa sự an toàn của Alawites.
Bởi tất cả mọi cách, chế độ đã quản lý để củng cố sự ủng hộ từ Alawites. Tuy nhiên, nước này hiện đang bị chia rẽ về dòng phái, và cuộc xung đột thì sinh ra các nhóm cực đoan, bao gồm cả nhà nước Hồi giáo ISIL khét tiếng. Tệ hơn nữa, chiến tranh đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng của người tị nạn lớn nhất thế giới trong một thế hệ. Nhà độc tài Al-Assad vẫn nắm giữ quyền lực, nhưng chỉ trên một phần nhỏ người dân mà ông cai trị bốn năm trước.
Chỉ có Tunisia dường như đã kết thúc Mùa Xuân Ả Rập không có tệ hơn khi nó bắt đầu. Quốc gia Hồi giáo Sunni gồm 11 triệu dân này đã tránh được cuộc nội chiến và xoay xở để tạo ra các tổ chức dân chủ mà cho đến nay đã hòa giải các phe phái cạnh tranh và các ý thức hệ [khác nhau]. Phong trào Ennahda, một phong trào có liên kết với Anh Em Hồi giáo, và đảng phái gắn liền với chế độ cũ, cả hai đã đạt được thỏa hiệp. Các công thức của sự thành công tương đối của Tunisia có vẻ đơn giản: giới hạn sự can thiệp của các nước ngoài cuộc, tránh khỏi các chính trị bè phái, và khuyến khích tất cả các bên phải thỏa hiệp. Đáng buồn thay, trên toàn Trung Đông, khi Mùa Xuân Ả Rập gần đến kỷ niệm lần thứ tư, những yếu tố này có vẻ còn thiếu.
Chris Miller là một ứng cử viên tiến sĩ tại Đại học Yale và một nhà cộng tác nghiên cứu tại Viện Hoover. Ông hiện đang hoàn thiện một bản thảo cuốn sách về quan hệ Nga-Trung Quốc. © 2015 YaleGlobal Online và Trung tâm MacMillan.
Quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Phụ trách Việt ngữ bởi: Katy Duong
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét