Tuần qua, báo chí chuyên đề về tài chính của quốc tế lại nói đến
khó khăn của lãnh đạo kinh tế Trung Quốc vì nguy cơ giảm phát và sức ép
trên giá trị của đồng Nhân dân tệ Renminbi. Nhiều trung tâm nghiên cứu
còn dự báo là Bắc Kinh sẽ phải bất ngờ phá giá đồng bạc chứ không thể
duy trì tỷ giá với đồng đô la Mỹ như hiện nay. Sử thể ấy là thế nào?
Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu qua phần phân tích của chuyên gia kinh tế
Nguyễn-Xuân Nghĩa. Xin quý thính giả theo dõi cách nêu vấn đề của Gia
Minh.
Gia Minh: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa
ông, phát đi từ Hong Kong, hệ thống thông tin tài chính MarketWatch tại
Hoa Kỳ có bài nhận định vào chiều Thứ Hai rằng ngược với chủ trương
chính thức, Bắc Kinh có thể bất ngờ phá giá đồng bạc vì sức ép quá nặng
trên đồng Nhân dân tệ Renminbi hay đồng Nguyên của họ. Thường xuyên theo
dõi những tin tức này, ông nghĩ sao về nhận định nói trên? Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi cho rằng vào những ngày đầu tiên của
năm Ất Mùi này, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều biến động thật ra được báo
trước từ lâu mà nhiều người không để ý. Mình sẽ phải lần lượt đi vào bối
cảnh của sự việc thì may ra có thể hiểu và dự báo được tình hình.
– Trước hết, ta nên liên tưởng đến thành ngữ, là “Chẳng nên tin vào
điều gì cho đến khi Bắc Kinh phủ nhận!” Nghĩa là khi Bắc Kinh nói là
không làm thì họ sẽ làm. Thí dụ như họ vừa khẳng định là sẽ giữ tỷ giá
đồng bạc so với tiền Mỹ thì họ sẽ phá giá. Chúng ta sẽ sớm thấy chuyện
này.
– Thứ hai, thế giới lầm tưởng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, gọi là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, People’s Bank of China,
là định chế có ít nhiều thẩm quyền về chính sách dù chưa được độc lập
với Chính phủ như các Ngân hàng Trung ương tiên tiến khác. Điều ấy sai.
Định chế này không độc lập, cũng chẳng nằm trong hệ thống chính phủ mà
là công cụ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Tin tức, phát biểu hay tín hiệu
họ đưa ra thị trường đều có dụng ý chính trị, sau đó mới nhắm vào việc
gây tác động cho thị trường.
– Thí dụ như từ ba năm nay, ta nghe báo chí quốc tế ca ngợi Thống đốc
Chu Tiểu Xuyên là người tài ba nên được lưu dung sau Đại hội 18 dù
không được vào Trung ương đảng. Ông ta am hiểu thị trường quốc tế và
được quốc tế biết tới nên ngồi lại ở vị trí đó để thuyết phục hoặc đánh
lừa thế giới về tính chất chuyên nghiệp và nỗ lực cải cách của xứ này.
Khi tìm hiểu hay dự đoán là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ làm gì
thì nhiều khi ta chỉ thấy cái ngọn, như ở trên sân khấu, chứ khó thấy
bàn tay của các đạo diễn sau hậu trường. Sau cùng, chuyện đáng nói ở đây
là ta nên chờ đợi cái hậu trường đó có loạn và cái gọi là “giấc mơ
Trung Quốc” sẽ là cái bóng vỡ.
“Chẳng nên tin vào điều gì cho đến khi
Bắc Kinh phủ nhận!” Nghĩa là khi Bắc Kinh nói là không làm thì họ sẽ
làm. Thí dụ như họ vừa khẳng định là sẽ giữ tỷ giá đồng bạc so với tiền
Mỹ thì họ sẽ phá giá. Chúng ta sẽ sớm thấy chuyện này
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Gia Minh: Thính giả của chúng ta đã quen với cách
nêu vấn đề rất đặc biệt của ông, nên xin ông đi từng bước trong chuỗi
phân tích này để hiểu ra thế nào là “hậu trường có loạn”. Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Lãnh đạo Bắc Kinh có tham vọng rất lớn
lao và sâu xa là từng bước đưa Trung Quốc lên hàng siêu cường, không
phải là bằng mà sẽ còn vượt Hoa Kỳ về mọi mặt, từ kinh tế đến quân sự.
Thời khoảng chạy đua và vượt mặt này là nhiều thập niên chứ chẳng là dăm
ba năm. Trong khi đó, các nước dân chủ thì hai ba năm lại có bầu cử và
yêu cầu tranh cử khiến họ có thể thay đổi chính sách hàng năm để được
lòng dân. Còn doanh nghiệp quốc tế thì tính toán kinh doanh theo từng
quý, là mỗi ba tháng, và truyền thông thì bắt tin hàng ngày, hàng giờ
nên tác động ngược vào thị trường. Khác biệt về thời gian đó là điều
phải chú ý, cho nên chương trình chuyên đề của chúng ta thường khởi sự
với phần bối cảnh để ta thấy ra toàn cảnh.
– Một thí dụ cụ thể ở đây là Bắc Kinh muốn đồng Nguyên sẽ thành ngoại
tệ giao hoán cũng có giá trị như đồng Mỹ kim và khi Trung Quốc lên hàng
lãnh đạo thế giới thì đồng bạc sẽ là số một. Giữa cơn mê đó thì họ phải
phá giá đồng bạc vì bị đứt neo khi tiền Mỹ lên giá. Gia Minh: Hình như ông ám chỉ hai chuyện, thứ nhất
là thực tế, thứ hai là ấn tượng. Thực tế thì lãnh đạo Bắc Kinh có tầm
nhìn xa là vài chục năm và có tham vọng rất cao là dẫn đầu thế giới.
Trong khi người ta lại có ấn tượng là thị trường thế giới và chính
trường của các nước dân chủ lại chú trọng đến yếu tố ngắn hạn. Phải
chăng vì vậy mà ta không nên chạy theo tin ngắn hạn mà nhìn vào trường
kỳ? Nếu như vậy, chuyện Bắc Kinh phá giá sẽ là gì? Xa hơn thế, làm sao
Trung Quốc có thể trở thành số một nếu họ bị nguy cơ giảm phát khi đang
cần cải cách? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ở đây, ta có hai ba chuyện cần nhắc lại cho thính giả.
– Xuất phát từ lịch sử và mặc cảm lụn bại của vài trăm năm qua, lãnh
đạo Trung Quốc vẫn duy trì tinh thần tôi xin tạm gọi là “đấu tranh”. Họ
tính toán về kinh tế, chính trị hay quân sự theo kiểu đấu tranh, dù cả
thế giới và nhất là các nước có tự do dân chủ thì sống và suy nghĩ theo
kiểu làm sao có hòa bình và thịnh vượng cho người dân được hưởng. Về thế
giới quan thì như vậy.
– Về chiến lược thì sau nhiều thế kỷ lạc hậu, Trung Quốc mới chỉ bước vào thời phát triển theo chủ trương “trọng thương” hay mercantilism của
Âu Châu từ thế kỷ 16-18. Tức là nhà nước giữ vị trí chủ chốt, lấy
thương mại và tiền tài làm sức đẩy cho thế lực quốc gia. Với tinh thần
đấu tranh thì đấy là chính sách gọi là “lý tài”, nhà nước nắm tiền và
làm gì thì cũng chỉ nghĩ đến tiền, tưởng là nhờ đó vận dụng được mọi
chuyện và mọi người nhờ độc tài chính trị. Nhưng nay đường lối trọng
thương nay lâm vào bế tắc và phải chuyển hướng mà óc lý tài của ách độc
tài tất đẻ ra tham nhũng. Bây giờ, nạn tham nhũng cản trở việc chuyển
hướng!
Trung Quốc dồc tiền đạt mức tăng trưởng
cao nhờ đầu tư quá nhiều và cứ sản xuất ra thì đem bán lấy ngoại tệ về
cho nhà nước. Khi bơm tiền thì tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước,
với điều kiện ưu đãi các tập đoàn quốc doanh, có lợi cho đảng viên cán
bộ
Nguyễn-Xuân Nghĩa
– Trong khi đó lái có thực tế kia. Chủ nghĩa tư bản và nguyên tắc dân
chủ có đặc tính tuyệt vời là thường xuyên thay đổi. Chẳng có gì là vĩnh
cửu mà mọi thắng bại hay lời lỗ đều chỉ là tạm thời. Đại tổ hợp kinh
doanh vẫn có thể tiêu vong và thay thế bởi doanh nghiệp mới, anh hùng
dân tộc gì thì vẫn có thể thất cử đi về. Ngày nay, ta đang chứng kiến sự
va chạm, thậm chí xung đột, giữa hai quan điểm đó của thế giới, với kết
quả là nạn giảm phát và phá giá bên Tầu! Gia Minh: Ông trình bày sự việc kinh tế cũng hấp dẫn như truyện trinh thám vậy! Thưa ông, về cụ thể thì sự việc diễn tiến ra sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trung Quốc dồc tiền đạt mức tăng trưởng
cao nhờ đầu tư quá nhiều và cứ sản xuất ra thì đem bán lấy ngoại tệ về
cho nhà nước. Khi bơm tiền thì tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước,
với điều kiện ưu đãi các tập đoàn quốc doanh, có lợi cho đảng viên cán
bộ, mà ngược đãi người dân và giới tiết kiệm vì tiền lãi quá thấp. Nhà
nước có vẻ giàu mạnh mà tham nhũng còn giàu mạnh hơn nên mởi cản trở nỗ
lực cải cách và chuyển hướng qua tiêu thụ với tác động lớn hơn của quy
luật thị trường thay vì nghị quyết của nhà nước. Nay muốn cải cách kinh
tế thì phải diệt trừ tham nhũng, tức là đánh vào bộ máy nhân sự đang
điều hành kinh tế.
– Khi lãnh đạo Trung Quốc còn phân vân với hậu quả của nạn duy ý chí
thì thị trường bên ngoài đã có xoay chuyển lớn, là nhiều nước phải ào ạt
bơm tiền kích thích kinh tế nên lảm giảm tỷ giá của đồng bạc theo lối
người ta gọi là “trận chiến về ngoại tệ”. Trong khi đó, Mỹ kim lại tăng
giá vùn vụt mà vì muốn đồng Nguyên trở thành ngoại tệ mạnh, Bắc Kinh có
chính sách ngoại hối là giàng đồng bạc vào tiền Mỹ. Khi đô la lên giá,
các ngoại tệ khác sụt giá mà đồng Nguyên lại tăng giá theo Mỹ kim thì
Trung Quốc mắc kẹt vì khó cạnh tranh được với các xứ khác.
– Hai áp lực trái chiều trong bối cảnh tham nhũng dẫn đến hiện tượng
tẩu tán tài sản. Các đại gia làm giàu nhờ nền kinh tế trọng thương, thực
chất là bóc lột, muốn rút tiền ra ngoài cho an toàn về tài chính lẫn
chính trị, trước khi bị truy tố vì tham nhũng. Phương pháp của họ có thể
là đẩy tiền qua Macao và rửa tiền nhờ các sòng bạc, hoặc nguy trang
thành đầu tư ra nước ngoài. Còn bãi đáp của họ là các thị trường Mỹ,
Anh, Úc. Lãnh đạo Bắc Kinh có thấy và muốn chặn dòng tiền này bằng cách
kiểm soát chuyển ngân và nền kinh tế đầy tính chất đầu cơ mà tôi gọi là
“tư bản sòng bạc” đang canh cửa các sòng bạc của Macao. Gia Minh: Nhưng ông giải thích thế nào về sự kiện là
Tháng Giêng vừa qua, kinh tế xứ này nhận được đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài còn nhiều hơn trước? Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Dù có chính xác, là chuyện đáng ngờ, thì
Thống kê của một tháng từ Bộ Thương Mãi Bắc Kinh không có giá trị tiêu
biểu cao cho những chuyển động trường kỳ. Đã vậy, từ mấy năm nay, các
tập đoàn kinh tế nhà nước được lệnh thành lập ra doanh nghiệp quốc tế và
đầu tư ra ngoài để xây dựng ảnh hưởng và bảo đảm nguồn tiếp liệu cho
kinh tế Trung Quốc. Nay các doanh nghiệp ấy có thể đầu tư vào khu vực
dịch vụ bên trong để vớt lấy mẻ chót khi kinh tế chuyển hướng từ đầu tư
qua tiêu thụ và từ chế biến qua dịch vụ.
Bắc Kinh có thể tung tiền bán đô la và
mua đồng Nguyên để giữ giá đồng bạc trước khi phải phá giá. Họ cũng có
thể hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào kinh tế. Nhưng càng làm như vậy là
các đẩy dòng tiền tháo chạy nhiều hơn ra ngoài
Nguyễn-Xuân Nghĩa
– Nhưng thực tế cứng đầu vẫn là thế này: Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung
Quốc, từ các cơ chế hữu trách về cải cách kinh tế và chính sách ngoại
hối muốn duy trì một tỷ giá nhất định của đồng bạc so với đô la, tức là
không muốn phá giá đồng Nguyên với một tỷ giá thấp hơn hiện nay. Trong
khi đó, vì sức ép của thị trường bên ngoài qua hiện tượng gọi là “trận
chiến ngoại tệ” và vì yêu cầu bơm tiền kích thích kinh tế khi cho giảm
mức dự trữ pháp định như họ vừa quyết định, lại dẫn tới hậu quả là đồng
Nguyên bị mất thực giá, nghĩa là cái neo giàng đồng bạc vào đô la bị kéo
quá căng. Và có thể bứt. Gia Minh: Bắc Kinh hiện có khối dự trữ ngoại tệ trị
giá gần một ngàn bốn trăm tỷ đô la và lãi suất của họ vẫn còn ở khoảng
6,5% trước khi đụng tới số không như nhiều nước khác. Thưa ông, với
nguồn vốn về ngoại tệ và chính sách tín dụng thì liệu họ có cầm cự được
không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Câu hỏi của ông rất hay. Bắc Kinh có thể
tung tiền bán đô la và mua đồng Nguyên để giữ giá đồng bạc trước khi
phải phá giá. Họ cũng có thể hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào kinh tế.
Nhưng càng làm như vậy là các đẩy dòng tiền tháo chạy nhiều hơn ra
ngoài. Cũng như càng giăng lưới bắt tham nhũng từ ruồi đến cọp thì càng
gây xáo trộn kinh tế và càng khiến những kẻ có tiền tìm cách tẩu tán tài
sản. Sẽ có ngày mà đảng thấy không thể cưỡng nổi sức ép của thị trường
thì phải quyết định phá giá dù ngay hôm trước Ngân hàng Trung ương tại
Bắc Kinh cứ bảo rằng không!
– Chúng ta có thể thấy tái diễn một vụ khủng hoảng ngoại hối và tài
chính dẫn tới khủng hoảng kimh tế như trong các năm 1997-1998, nhưng lần
này thì với tầm vóc vĩ đại của Trung Quốc. Kết luận ở đây là thị trường
đang đe dọa chính trường của một xứ độc tái, chuyện này đã từng xảy ra
và Trung Quốc không là ngoại lệ! Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét