Ryan Henderson, Hiệu đính: Hudson Lockett, Chinaeconomicreview
Nguyễn Thủy, CTV Phía Trước chuyển ngữ
Trong tình hình giá nhà đất giảm và tốc độ tăng trưởng giảm, Bắc Kinh
đã và đang phải đối mặt rất nhiều thách thức. Những thách thức này đang
làm tăng mối lo ngại về tình hình bất ổn tiền tệ ở Nga sẽ tác động đến
nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này như thế nào và tác động ngược lại
ra sao. Hiện tại, Trung Quốc mới chỉ đưa ra đề nghị giúp đỡ trong trường
hợp các bất ổn không kèm theo các tác động phụ. Dù kết cục có là gì đi
chăng nữa thì cũng đang báo hiệu rằng nền kinh tế hai nước đang trở nên
phụ thuộc vào nhau đến mức đủ để dẫn đến một cam kết về việc nhìn nhận
kỹ càng hơn về nền thương mại của từng bên và các hiệp định thương mại
chung của cả hai.
Giao thương giữa 2 quốc gia đã gia tăng trong những năm gần đây, đạt
giá trị gần 89 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2013 và được kỳ vọng sẽ đạt 100 tỷ
đô-la trong năm nay hoặc trong năm 2015. Trung Quốc là đối tác giao
thương lớn thứ 2 của Nga sau Liên minh Châu Âu và là khách hàng quan
trọng nhất thời Liên bang Xô Viết. Để so sánh, giao thương giữa Nga và
Hoa Kỳ chỉ khoảng 38,1 tỷ đô-la năm 2013, với Nhật Bản là 32 tỷ năm
2012. Trung Quốc nhập khẩu từ Nga chủ yếu là ngunhân dân tệ liệu thô gồm
dầu thô, khí đốt và gỗ. Ngược lại Trung Quốc xuất khẩu sang Nga chủ yếu
là hàng tiêu dùng.
Trên góc độ toàn cầu, có thể nhân dân tệ tâm đôi chút khi biết rằng
GDP của Nga chỉ chiếm 2.7% tổng GDP toàn thế giới. Mặc dù vậy, khủng
hoảng có thể sẽ lan rộng ra và gây những tác động gián tiếp đến những
nền kinh tế khác. Một bài trên trang Global Times bản in tại Trung Quốc
dự đoán rằng mối quan hệ thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc
sẽ suy giảm trong ngắn hạn. Theo Chủ nhiệm dự án nghiên cứu kinh tế vĩ
mô tại Công ty chứng khoán China Merchant Securities Tạ Gia Xuân trong
cuộc phỏng vấn với Trung Hoa Nhật Báo, tâm lý hoảng loạn ‘chắc chắn sẽ
lan rộng’ và có khả năng làm dòng vốn chảy ra khỏi thị trường. Chương
Minh, Phó giám đốc viện nghiên cứu tài chính quốc tế tại Học viện Khoa
học xã hội Trung Hoa đã đề cập trong một báo cáo trong thứ Tư tuần trước
rằng hậu quả sẽ là “số lượng tài khoản đầu tư tại Trung Quốc giảm và
gây áp lực lên lợi nhuận”.
Điều này có thể sẽ gây ra thêm nhiều xu hướng phát triển kinh tế
không được mong đợi tại Trung Quốc khi mà đầu tư giảm làm thị trường tài
chính khô hạn, trừ dòng vốn từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ nhắm vào thị
trường chứng khoán Thượng Hải đang bão hòa. Tuần trước, thị trường chứng
khoán dimsum Hồng Kông chứng kiến trái phiếu đồng nhân dân tệ hạ xuống
mức thấp nhất trong 15 tháng qua và trái phiếu chính phủ 5 năm của Thái
Lan tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây.
Giới kinh doanh cũng đang đứng trước rất nhiều rủi ro giữa xu hướng
suy giảm của đồng rúp. Cụ thể, theo nhà nghiên cứu về quan hệ Nga –
Trung Quốc Điền Xuân Sinh trình bày trong một nghiên cứu tại Học VIện
Khoa học Xã hội Trung Hoa, những doanh nghiệp giao thương biên giới vừa
và nhỏ sẽ “chịu thiệt hại nặng”. Các nhà máy thuộc đồng bằng sông Châu
Giang cũng đang chuẩn bị cho một cú sốc được báo trước rằng nhu cầu đối
với hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc là thiết bị viễn thông, đồ
chơi và máy vi tính có thể sẽ suy giảm.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại, tác động hữu hình nhất với Trung Quốc
lại đến từ ngành công nghiệp xe hơi: tuần trước, Geely Automotive đã
công bố lợi nhuận cả năm của hãng này có thể giảm một nửa so với năm
2013 một phần do đồng rúp suy giảm. Nhà sản xuất ô tô BYD tại Thâm Quyến
cho biết tuần trước, cổ tức của họ giảm đột ngột 47%. Tuy nhiên trong
khi các tin tức tại Hồng Kông cho rằng ngunhân dân tệ nhân của khủng
hoảng tài chính của công ty là biến động của đồng rúp thì trong thực tế
hàng hóa của BYD tại Nga lại không đáng kể.
Bắc Kinh cũng gần như nhìn nhận được hết những biến cố này. Vào thứ
Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương đã mô tả mối lo
lắng và mô tả sự bất ổn trên là “những khó khăn tạm thời”. Mơ hồ hơn,
ông Vương Vân Quý, chủ tịch ban chính sách và điều lệ của SAFE – Cục
quản lý ngoại hối Trung Quốc đã phát biểu trong một cuộc thông cáo báo
chí rằng tác động đến Trung Quốc là “chưa rõ ràng”, trong khi đó lại
khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các rủi ro về đồng rúp.
Trong trường hợp đồng rúp tiếp tục mất giá, có khả năng Nga sẽ phải
phụ thuộc vào hiệp định trao đổi tiền tệ trị giá 150 tỷ nhân dân tệ. Điều
đó xảy ra đồng nghĩa với việc lần đầu tiên Trung Quốc được đề nghị sử
dụng đồng tiền của họ để cứu nguy cho một ngoại tệ. Hiệp định trao đổi
này cho phép hai quốc gia mua đồng nhân dân tệ và đồng Rrúp một cách
trực tiếp thay vì phải thông qua đô la Mỹ và cung cấp những hỗ trợ
chuyển đổi. Trong một góc nhìn rộng hơn, ông Dương Hổ Thành, Bộ trưởng
bộ Thương mại Trung Quốc đã yêu cầu tăng sử dụng đồng nhân dân tệ trong
tương lai khi giao thương với Nga để đảm bảo thương mại an toàn và đáng
tin cậy.
Những biến động mới nhất này sẽ đặt nền an ninh năng lượng của Trung
Quốc vào một dấu hỏi lớn trong tình hình phải phụ thuộc vào Nga về
nguyên liệu thô. Tháng 11/2014, hai nước đã cùng ký kết một hiệp ước khí
đốt quan trọng trị giá 400 tỷ đô la nhưng biến động giảm của giá dầu và
sự mất giá của đồng rúp đã làm dấy lên lo ngại rằng về khả năng giữ lời
hứa của Nga. Các ông lớn về năng lượng tại Nga đạt mức tăng trưởng rất
thấp ở hiện tại, điển hình là Gazprom gần đây đã ngừng triển khai kế
hoạch xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đến Trung Quốc và các thị
trường châu Á khác.
Hơn thế nữa, mặc dù nhu cầu năng lượng đang phụ thuộc vào Nga, chính
quyền Trung Quốc vẫn miễn cưỡng thừa nhận những rủi ro tài chính có thể
xảy đến. Tháng trước, CEO của Gazprom là Alexei Miller đã tuyên bố thất
bại trong việc đảm bảo khoản thu trước cho việc bán khí đốt trị giá 25
tỷ đô-la trong hiệp ước ký với CNPC – tập đoàn dầu khí quốc gia Trung
Quốc vào tháng 5, khiến cho công ty này phải tự tài trợ một khoản chi
phí phát triển tiêu thụ và chi phí cho đường ống dẫn dầu thuộc Power of
Siberia dẫn tới phía tây Trung Quốc.
Copyrights © 2007-2014 TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – http://www.phiatruoc.info
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét