Trọng Nghĩa – RFI
Các ảnh chụp Đá Gaven từ vệ tinh của Airbus Defence and SpaceCNES 2014/Distribution Airbus DS/IHS
Hình ảnh vệ tinh chụp được vào cuối tháng Giêng vừa qua đã
nêu bật các hoạt động cải tạo bồi đắp đảo đá rầm rộ mà Trung Quốc đang
tiến hành tại vùng quần đảo Trường Sa. Trong bản tin ngày 15/02/2015,
chuyên san quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly đã công bố nhiều bức ảnh
vệ tinh, cho thấy rõ kết quả công việc bồi đắp và xây dựng của Trung
Quốc trên ba thực thể tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc đã chiếm từ
tay Việt Nam vào năm 1988 : đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma.
Yếu tố mới được các chuyên gia của Jane’s phân tích liên quan đến đá
Tư Nghĩa – tên quốc tế là Hughes Reef. Tại đấy, trên nền một bãi đá ngầm
diện tích chỉ khoảng 380 m2, Trung Quốc đã nạo vét lòng biển, bồi đắp
lên thành một hòn đảo nhân tạo rộng 75.000 m2.
Jane’s Defence Weekly đã so sánh ảnh chụp đá Tư Nghĩa ở ba thời điểm khác nhau. Trên tấm ảnh chụp ngày 30/3/2014 Đá Tư Nghĩa vẫn là một bãi đá ngầm bé li ti. Hình ngày 07/08/2014 cho thấy bãi đá ngầm này đã biến thành một hòn đảo nhân tạo. Tấm hình mới nhất ngày 30/1/2015 cho thấy các cơ sở đang được xây dựng trên đảo, như bãi đáp trực thăng, phi đạo, cầu tàu, và các tòa nhà.
Trả lời đài Truyền hình Mỹ CNN vào hôm qua, James Hardy, chuyên gia phụ trách châu Á Thái Bình Dương của Jane’s Defence nhận định « Nơi mà trước đây chỉ có một vài công trình xây cất nhỏ, ngày nay đã biến thành cả một hòn đảo với bãi đáp trực thăng, phi đạo cho máy bay, bến cảng, và cơ sở phục vụ cho một số lượng lớn binh sĩ ».
Điều đáng nói, theo chuyên gia James Hardy, những gì thấy trên Đá Tư Nghĩa, cũng được thấy trên Đá Gaven (Gaven Reef) và Gạc Ma (Johnson South Reef), mà Trung Quốc cũng chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Chuyên gia này kết luận « Chúng ta có thể thấy rằng đây là cả một chiến dịch bài bản, được lên kế hoạch kỹ lưỡng, nhằm tạo ra một chuỗi pháo đài phòng thủ trên không và trên biển xuyên qua phần trung tâm của quần đảo Trường Sa ».
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy tòa nhà trên đảo nhân tạo ở Đá Tư Nghĩa và Gaven đều có cấu trúc như nhau. Như vậy, theo chuyên gia Hardy, Trung Quốc đã chuẩn hóa thiết kế của các kiến trúc để triển khai trên các đảo nhân tạo họ mới bồi đắp.
Theo Jane’s Defence Weekly, Đài Loan, Việt Nam và Philippines cũng tiến hành công việc cải tạo đảo đá mà họ trấn giữ, nhưng không trên một quy mô rầm rộ như Trung Quốc.
Đối với chuyên gia Hardy, việc cải tạo địa hình mà Bắc Kinh đang thực hiện tại Trường Sa không có giá trị nhiều trong việc giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách của Trung Quốc chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh cho quân đội võ trang hùng hậu lên đóng tại các đảo đá đó, thì khó có nước nào dám tìm cách đánh bật họ đi, và luật quốc tế trở thành vô nghĩa.
Jane’s Defence Weekly đã so sánh ảnh chụp đá Tư Nghĩa ở ba thời điểm khác nhau. Trên tấm ảnh chụp ngày 30/3/2014 Đá Tư Nghĩa vẫn là một bãi đá ngầm bé li ti. Hình ngày 07/08/2014 cho thấy bãi đá ngầm này đã biến thành một hòn đảo nhân tạo. Tấm hình mới nhất ngày 30/1/2015 cho thấy các cơ sở đang được xây dựng trên đảo, như bãi đáp trực thăng, phi đạo, cầu tàu, và các tòa nhà.
Trả lời đài Truyền hình Mỹ CNN vào hôm qua, James Hardy, chuyên gia phụ trách châu Á Thái Bình Dương của Jane’s Defence nhận định « Nơi mà trước đây chỉ có một vài công trình xây cất nhỏ, ngày nay đã biến thành cả một hòn đảo với bãi đáp trực thăng, phi đạo cho máy bay, bến cảng, và cơ sở phục vụ cho một số lượng lớn binh sĩ ».
Điều đáng nói, theo chuyên gia James Hardy, những gì thấy trên Đá Tư Nghĩa, cũng được thấy trên Đá Gaven (Gaven Reef) và Gạc Ma (Johnson South Reef), mà Trung Quốc cũng chiếm của Việt Nam vào năm 1988. Chuyên gia này kết luận « Chúng ta có thể thấy rằng đây là cả một chiến dịch bài bản, được lên kế hoạch kỹ lưỡng, nhằm tạo ra một chuỗi pháo đài phòng thủ trên không và trên biển xuyên qua phần trung tâm của quần đảo Trường Sa ».
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy tòa nhà trên đảo nhân tạo ở Đá Tư Nghĩa và Gaven đều có cấu trúc như nhau. Như vậy, theo chuyên gia Hardy, Trung Quốc đã chuẩn hóa thiết kế của các kiến trúc để triển khai trên các đảo nhân tạo họ mới bồi đắp.
Theo Jane’s Defence Weekly, Đài Loan, Việt Nam và Philippines cũng tiến hành công việc cải tạo đảo đá mà họ trấn giữ, nhưng không trên một quy mô rầm rộ như Trung Quốc.
Đối với chuyên gia Hardy, việc cải tạo địa hình mà Bắc Kinh đang thực hiện tại Trường Sa không có giá trị nhiều trong việc giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách của Trung Quốc chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh cho quân đội võ trang hùng hậu lên đóng tại các đảo đá đó, thì khó có nước nào dám tìm cách đánh bật họ đi, và luật quốc tế trở thành vô nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét