Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

***TIN NGÀY 1/5/2014 -Thứ Năm.




Chính trị – Xã hội

Trung Quốc đã triển khai hệ thống nghe lén tàu ngầm ở Biển Đông  -(GDVN)
USCIRF đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC  -(RFA)   —   Báo cáo Nhân quyền Việt Nam năm 2013  -(RFA)

Nhìn quan hệ Mỹ – Việt từ ngày 30/4

Bùi Văn Phú

Bức tường Tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam ở Washington DC. Hoa Kỳ

Sáng nay, 29/4, trang nhất báo New York Times có tin về chuyến công du châu Á của Tổng thống Barack Obama.

Còn báo Wall Street Journal đưa tin trang nhất những biện pháp trừng phạt thêm mà Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên giới lãnh đạo trong chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin vì những hành động của Nga tại Ukraine trong mấy tháng qua.

Dân chủ, hòa giải, giải phóng

Tiến sĩ Jonathan London

Lịch sử xã hội không bao giờ mất đi sự quan trọng của nó mà lại không mất đi sự phức tạp. Muốn hiểu tình trạng của một xã hội đương đại bắt buộc phải hiểu một cách đầy đủ và sắc thái về con đường mà xã hội đó đã đi từ trước đến nay. Muốn đối phó với những thách thức lớn của hôm nay phải hiểu một cách sâu hơn về nguồn gốc của những thách thức đó.

Mặt khác, năng lực của chúng ta để đề cập những thách thức của hôm nay luôn luôn tồn tại trong vòng những hạn chế về thể chế và những cách suy nghĩ do chính lịch sử xã hội tạo ra. Hơn nữa, trong bất cứ xã hội nào luôn luôn có những thành phần muốn giữ hiện trạng của hôm nay chính vì họ được hưởng quyền lợi của hiện trạng đó.

Kinh tế Trung Quốc có thể hơn Mỹ, nhưng người dân chỉ muốn tự do


Tính theo sức mua tương đương, Trung Quốc có thể hơn Mỹ ngay trong năm 2014 - Reuters
Tính theo sức mua tương đương, Trung Quốc có thể hơn Mỹ ngay trong năm 2014 – Reuters

Thụy My -RFI

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới công bố hôm qua 30/04/2014, Trung Quốc có thể sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên không ít người Trung Quốc đã tỏ ra thất vọng, họ mong muốn có được không khí trong lành và tự do chính trị.

Dự án trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa


Đài tưởng niệm Nghĩa Dũng Đài của Nghĩa trang Biên Hòa, sau khi được trùng tu, đầu năm 2013.
Đài tưởng niệm Nghĩa Dũng Đài của Nghĩa trang Biên Hòa, sau khi được trùng tu, đầu năm 2013.  (DR)

Trọng Thành  -RFI

Nghĩa trang Biên Hòa, nơi yên nghỉ của gần hai mươi nghìn quân nhân quân đội Việt Nam Cộng Hòa, trong thời gian ít năm gần đây đã bắt đầu được chăm nom sang sửa, sau hàng chục năm hoang lạnh, tiêu điều. Việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa có ý nghĩa hệ trọng đối với tiến trình hòa giải giữa chính quyền Việt Nam hiện nay với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, để hướng tới một sự hòa hợp dân tộc thực sự.

Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, trong một thời gian dài không ai được vào thăm nơi chôn cất các quân nhân chế độ cũ, bởi nghĩa trang thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Cuối năm 2006, Thủ tướng Việt Nam ra quyết định chuyển việc « quản lý khu nghĩa địa Bình An » (tên hiện nay của Nghĩa trang Biên Hòa), cho chính quyền địa phương, ngoài phần 58 hécta đất của khu nghĩa địa được chuyển sang sử dụng vào các mục đích dân sự khác.

Đưa ‘người chống đối’ ra thăm Trường Sa

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/dua-nguoi-chong-doi-ra-tham-truong-sa-700334.tpo
Ông Đức
Ông Đức “đầu bạc” trong chuyến tham quan địa đạo Củ Chi, một ngày trước khi lên tàu đi thăm quần đảo Trường Sa. Ảnh: ETC Nguyễn Trường

TP – Trong hành trình ra thăm quần đảo Trường Sa của đoàn kiều bào lần thứ ba (từ 18/4 đến 27/4/2014), số lượng kiều bào Mỹ đông hơn và đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của một số người đã từng là phần tử chống đối khét tiếng.
 
Vừa đặt chân tới Việt Nam, khi được hỏi cảm xúc của mình, ông Nguyễn Ngọc Lập, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH cho biết, ông luôn khao khát được một lần đặt chân tới Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Ông nói: “Tôi yêu Việt Nam, sao tôi không dám bày tỏ lòng yêu nước của mình”.

Người “chống Cộng” khét tiếng một thời