Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm.

Có hình chụp văn bản

Nguoibuongio

Thời hạn cuối cùng của lệnh tạm giữ, cơ quan an ninh điều tra bộ công an A92 đã ra quyết định kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh, đồng thời đề nghị Viện Kiểm Sát truy tố ông Vinh vào điều 258 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN.
Theo như bản KLĐT này miêu tả, thì Cục bảo vệ chính trị 6 thuộc tổng cục an ninh 1 BCA đã phát hiện và trao đổi với cơ quan an ninh điều tra ANĐT để cáo giác hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Vinh vào ngày 01/4/2014. ( ngày cá tháng tư !!)

Bộ trưởng Bộ Tài chính: ‘Nợ công tiến sát giới hạn cho phép’

Thanhnien


(TNO) Chiều 30.10, Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng đã có báo cáo về tình trạng nợ công của nước ta hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo về tình hình nợ công – Ảnh: Ngọc Thắng 

Nợ công tăng nhanh

‘Kinh tế VN còn trong vòng lẩn quẩn’


BBC


Kinh tế vĩ mô ở Việt Nam có dấu hiệu ổn định trở lại
Kinh tế Việt Nam vẫn còn trong vòng lẩn quẩn chưa có lối ra với nhiều vấn đề nghiêm trọng chưa giải quyết được bất chấp những báo cáo lạc quan của chính phủ, một kinh tế gia từ trong nước nhận định với BBC.
Trước đó, trong một phiên họp thường kỳ, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng kinh tế Việt Nam ‘đang tiếp tục đà phục hồi trong tất cả các ngành’ với các chỉ số như tăng trưởng GDP cao hơn, sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng thấp..

Lương cán bộ và ‘dư luận viên’ chưa xứng?

Họp Quốc hội Việt Nam
Đại biểu Quốc hội bàn về việc tăng mức lương tối thiểu tại VN.
Vài ngày trước, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng mức lương tối thiểu của cán bộ không thể 3 triệu/tháng như bây giờ mà mới ra trường phải 10 triệu/tháng trở lên mới đủ sống. Mới nghe qua thì ai cũng hào hứng, nhưng thực tế có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như tăng làm gì, tăng với mức nào là hợp lý và tăng bằng cách nào bây giờ?

10 triệu là cao hay thấp?


Đài Loan cáo buộc VN xây đảo ở Trường Sa

BBC

Chủ quyền trên biển Đông luôn là vấn đề gây tranh cãi quyết liệt giữa chính phủ và người dân các nước
Đài Loan nói các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đang quyết liệt hơn cả Trung Quốc trong việc mở rộng đảo ở các khu vực có tranh chấp trên biển Đông, trang tin wantchinatimes.com của Đài Loan nói.

Việt Nam khởi động kế hoạch bán trái phiếu quốc tế

VnExpress

Thứ tư, 29/10/2014 | 12:20 GMT+7
Theo Reuters, Bộ Tài chính đã chọn 3 ngân hàng là Deutsche Bank, HSBC và Standard Chartered để tổ chức các buổi roadshow giới thiệu tới nhà đầu tư quốc tế về phiên bán trái phiếu sắp tới.
Roadshow đầu tiên diễn ra trong ngày hôm nay (29/10) tại Singapore. Các buổi sau đó sẽ được tổ chức tại Hong Kong – Trung Quốc (30/10), London (31/10), Boston (3/11), New York (4/11) và San Francisco (5/11).
Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ ngày 28/8, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Nguyễn Văn Nên đã cho biết Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ. Quy mô đợt phát hành chưa được công bố, song theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện có khoảng một tỷ USD dư nợ trái phiếu quốc tế cần chuyển đổi.
Nếu đợt phát hành này diễn ra, đây sẽ là lần thứ 3 Việt Nam tiến hành gọi vốn trái phiếu từ thị trường tài chính quốc tế, sau khi huy động tổng cộng 1,75 tỷ USD vào các năm 2005 và 2010.
Hiện trái phiếu Việt Nam được Moody’s xếp hạng B1 và Standard & Poor’s xếp hạng BB-, đều với triển vọng ổn định.
Hà Thu

Bộ trưởng Tài chính: ‘Bán 137.000 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ 3 năm qua’

VnExpress

Thứ năm, 30/10/2014 | 16:56 GMT+7
Lần đầu tiên nhiều số liệu chi tiết về nợ công được người đứng đầu ngành tài chính công bố trong phiên thảo luận về kinh tế – xã hội tại Quốc hội chiều 30/10.
Là thành viên đầu tiên của Chính phủ tham gia phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận về kinh tế – xã hội tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính – Đinh Tiến Dũng đã dành toàn bộ thời gian để báo cáo thêm vấn đề quản lý nợ công – câu chuyện được nhiều đại biểu quan tâm nhất kể từ đầu kỳ họp đến nay.

Giới cầm quyền Nga xưa và nay

Đào Hiếu blog

Nguyễn trần Sâm
putin czarKhi kể tên các dân tộc có đóng góp lớn cho nhân loại, không thể không nói đến nước Nga. Chỉ cần nhắc đến những cái tên người Nga như các nhà văn Aleksandr Pushkin, Lev Tolstoy, Aleksandr Solzhenitsyn,… các nhà soạn nhạc Pyotr Chaikovsky, Dmitry Shostakovich,… các nhà khoa học Pyotr Kapitsa, Andrey Kolmogorov,… các vị tướng soái Mikhail Kutuzov, Georgi Zhukov,… hay công lao của nước Nga trong việc đập tan các nhà nước phát-xít Đức và quân phiệt Nhật, cũng đã thấy phần nào tầm vóc vĩ đại của dân tộc này.
Mặc dù vậy, cuộc sống của người dân Nga cho đến đầu thế kỷ XXI này vẫn chưa thoát khỏi những bi kịch. Xã hội Nga vẫn chưa thật sự có dân chủ. Đời sống người dân Nga vẫn còn khá chật vật, và người Nga đi ra nước ngoài vẫn còn bị kỳ thị. (Tất nhiên đây là so sánh với châu Âu và Bắc Mỹ, chứ không so với Việt Nam hoặc Triều Tiên.)

Khi nào một quốc gia chuyển qua thể chế dân chủ?

Diễn ngôn

Bình Lê
Có nhiều thảo thuận khác nhau về quá trình dân chủ hóa và nguyên nhân cũng như điều kiện để tạo ra một nền dân chủ, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và dân chủ hóa. Samuel Huntington, để trả lời cho câu hỏi “liệu sẽ có nhiều quốc gia trở thành dân chủ”, đã nghiên cứu hai đường hướng xuất hiện của các thể chế dân chủ, một là các điều kiện có lợi cho dân chủ tồn tại trong xã hội, hai là bản chất của quá trình chính trị tạo ra các điều kiện thuận lợi đó. Huntington cho rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa, ví dụ như mức độ phát triển kinh tế, sự phân phối thu nhập (bình đẳng hay bất bình đẳng), sự tồn tại của các giai cấp xã hội và đặc trưng của chúng, văn hóa và tôn giáo. Tuy nhiên, Huntington cho rằng, “không có một điều kiện nào đủ để dẫn đến dân chủ hóa. Ngoại trừ một yếu tố duy nhất đó là kinh tế thị trường, không có một điều kiện riêng rẽ, tiên quyết nào dẫn đến sự phát triển (dân chủ hóa) này”.