Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Báo Quân đội ND và báo Biên phòng không biết có chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”?

Chepsuviet
Đã 4 ngày qua, từ khi ông Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng gửi đi Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, đã có bao nhiêu tờ báo, trang mạng, blog, Facebook… trong ngoài nước loan tải bài vở, tin tức hưởng ứng. Tìm trên mạng với từ khóa “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, thì đã có được  99.400 kết quả.

Chợt nghĩ đến 2 trang báo mạng của Quân đội, thắc mắc không hiểu họ hưởng ứng ra sao với lời kêu gọi này?
Thử tìm trên trang chủ báo Quân đội ND, với từ khóa “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, thì kết quả là … “Không có bản ghi nào. “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, được tô màu đỏ sậm.
1
Quá thất vọng! Vậy thử tìm trên báo Biên phòng xem sao. Cũng từ khóa đó, thì kết quả cũng là “Không có bản ghi nào tìm thấy“.

Hứa Gia Tường - Vụ máy bay MH370 mất tích: Một kịch bản hoàn hảo?

Diễn đàn Thế kỷ

Máy bay MH370 của hãng Hàng không Malaysia Airlines vẫn mất tích sau 5 ngày được tìm kiếm. Nguồn hình: dailyglobe.com
Thế là đã hơn 5 ngày trôi qua, việc tìm kiếm chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airline mang số hiệu MH 370 vẫn vô vọng, mặc dù đã có hơn 10 quốc gia tham gia vào cuộc “dò la tung tích” của nó với đầy đủ các trang thiết bị quân sự hiện đại nhất.
Vậy thì sự thật nằm ở đâu, liệu chiếc phi cơ này có thật sự “bị tai nạn” hay không?

Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [2]

Nguyễn văn Lục -Đanchimviet 
 Đọc: Phần 1
Ảnh minh hoạ (internet)
Ảnh minh hoạ (internet)
Lấy trí nhân mà thay cường bạo
Lấy đạo nghĩa mà thắng hung tàn
Nguyễn Trãi
Tôi không có chủ tâm nhìn lại quá khứ để tự hành hạ mình và gián tiếp hành hạ người khác. Tôi cũng không có chủ tâm tìm cách phê phán hay hạ nhục những người đã có thời ở phía bên kia mà tôi đã nêu tên tuổi, đã đưa ra những sự việc trong phần bài trước. Đó chỉ là những việc cần phải nói, cần phải viết cho nhu cầu sự thật.

Vai trò của trí thức miền Bắc sau 1975 [1]

Nguyễn văn Lục – Đanchimviet
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2014/03/vai-tro-tri-thuc-e1394172232786.jpg
Ảnh minh họa -Nguồn AFP

Ung dung ta nói điều ta nghĩ
Cúi ngửa theo người quyết chẳng theo
Nguyễn Trãi
Có hai điều cần được khai triển minh bạch ở đây.
Thứ nhất chữ miền Bắc tôi dùng ở đây để chỉ chung  những người cộng sản- mà gốc gác có thể ở Huế- Quảng Trị- Bình Định. Trí thức cộng sản như thế có thể để chỉ cả những trì thức trong Nam từng theo cộng sản như trường hợp Đào Hiếu, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lữ Phương, Vũ Hạnh v.v.. Đó chỉ là một cách gọi cho gọn và tiện.
Thứ hai chữ trí thức, tôi hiểu một cách rộng rãi, thoáng đạt mà nó thể hiện ngay trong ý nghĩa câu thơ của cụ Nguyễn Trãi: Ung dung ta nói điều ta nghĩ. Dám nói điều ta nghĩ, đó là thái độ trí thức đấy.

Trung Quốc đang có ý đồ gì ở Việt Nam?


Nam Nguyên, phóng viên RFA
cong_nhan_TQ-305
Công nhân Trung Quốc tham gia thi công Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng giờ tan ca.  -Courtesy BHP

Kinh tế hay chính trị?

Dư luận Việt Nam thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?
Trả lời Nam Nguyên tối 13/3/2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:

Thêm cảnh báo về hiểm họa đập Don Sahong đối với Cam Bốt và Việt Nam


Nguồn cá trên sông Mêkông sẽ bị đe doạ cạn kiệt vì những con đập như Dong Sahong tại Lào.
Fishing at rapids in Siphandone area  -@international rivers  – Nguồn cá trên sông Mêkông sẽ bị đe doạ cạn kiệt vì những con đập như Dong Sahong tại Lào.

Trọng Nghĩa  -RFI

Phải hủy bỏ ngay lập tức kế hoạch xây dựng đập thủy điện Don Sahong ở miền Nam Lào vì công trình này sẽ tác hại nghiêm trọng đến thủy sản, đa dạng sinh học và sinh kế người dân tại Cam Bốt và Việt Nam. Một tổ chức phi chính phủ Cam Bốt, đã kêu gọi như trên vào hôm qua, 13/03/2014. Lời kêu gọi này được chú ý vì đây là một hiệp hội vừa đi thị sát địa điểm xây con đập trở về.

Mức án nào cho blogger Phạm Viết Đào ?


Blogger Phạm Viết Đào tại một hội nghị về truyền thông xã hội, Hà Nội, 24/12/2012
Blogger Phạm Viết Đào tại một hội nghị về truyền thông xã hội, Hà Nội, 24/12/2012  -REUTERS

Thụy My -RFI

Ngày 19/03/2014 sắp tới, tòa án Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Phạm Viết Đào, một blogger có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền Việt Nam, bị bắt từ tháng Sáu năm ngoái vì tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân » theo điều 258 Luật Hình sự Việt Nam. Trước đó hôm 4/3, một blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất đã bị tòa án Đà Nẵng tuyên hai năm tù, cũng với tội danh tương tự.

Tranh chấp Biển Đông và vai trò của VN

Thái Văn Cầu

Một tàu cá trước các tàu HQ-264 và HQ-265 của Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân Việt Nam
Năm 2014 đánh dấu hai sự kiện lớn trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc:
Kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hoà hy sinh, và kỷ niệm 35 năm ngày Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược chống Việt Nam, khiến 60,000 người Việt Nam thiệt mạng, và khiến các tỉnh biên giới cực Bắc bị tàn phá nặng nề.

Trận chiến đẫm máu tại Gạc Ma 1988

Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã xảy ra trận chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc tại Gạc Ma, Trường Sa.
gacma-daidoanket.vn-305.jpg
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. -Photo courtesy of daidoanket.vn
Trận chiến kết thúc, hải quân Việt Nam chỉ có chín người sống sót. Từ đó, Gạc Ma được cho là đã thuộc về Trung Quốc. Bối cảnh và diễn biến cuộc chiến tại Gạc Ma như thế nào? Mời quý vị nghe chính người lính năm xưa kể chuyện của họ.

Tay không bảo vệ tổ quốc

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng tại

BỌN PHẢN ĐỘNG CHỚ HOANG TƯỞNG PHÁ HOẠI TÌNH ĐỒNG CHÍ HAI NƯỚC VIỆT - TRUNG

ttxcc : Giới thiệu cùng Bà con bài viết dở hơi của tay Việt gian say rượu quấy phá Bà con làm Kỷ niệm cuộc chiến chống quân xâm lược Trung cộng 1979 ở Hà nội- Dân VN có những tên như thế này thì MẤT NƯỚC CHƯA??? -Cọng với dân Trung cộng qua đây như những bài viết trên mạng đã dẫn chứng thì QUỐC GIA VIỆT NAM CÒN HAY ĐÃ BỊ TRUNG CỘNG CHIẾM ĐÓNG???

http://danluan.org/files/u1/sub03/1780930_589298284498200_636801411_o.jpg

Hình của Việt gian Trần nhật Quang- Chép trên Net -Hả họng rất lớn.

Trần nhật Quang FB

Thằng Trần An Quốc và bọn phản động nghe đây:
Ở Trung Quốc cũng có những thời kỳ, bên cạnh lý tưởng XHCN kiên định, thì những tư tưởng phản động nổi lên xen kẽ, như chống Liên xô, lôi kéo Việt Nam chống Liên xô, hay những sai lầm CNXH cực đoan, không tưởng, bè phái đấu đá, bá quyền nước

Lê Hoàng Dũng phó thủ trưởng CQCSĐT Lấp Vò bị con trai chị Bùi Thị Minh Hằng vạch mặt

Nguyễn tường Thụy 

 Trần Bùi Trung tường thuật buổi xin gặp mẹ.
12-3-2014, mang bên mình mảnh giấy "Yêu cầu được thăm gặp thân nhân đang bị tạm giam, tạm giữ" được công an tỉnh Đồng Tháp cấp và được ủy ban nhân dân (UBND) phường 4- Tp. Vũng Tàu nơi gia đình đăng ký hộ khẩu chứng nhận. Đến công an huyện Lấp Vò- Đống Tháp cũng gần đầu giờ chiều làm việc, dù đã xác định tinh thần từ trước nhưng khi đã trình bày muốn vào làm việc để đưa tờ giấy yêu cầu thôi mà vẫn bị người trực cổng chặn đứng lại không cho vào, vẫn bài cũ: gọi điện vào xin ý kiến, ý kiến ra không tiếp thế là không cho vào.
Tôi có nói với người trực cổng rằng:

Google đang mã hóa việc tìm kiếm trên toàn cầu. Đó là điều tệ hại cho NSA và kiểm duyệt Trung Quốc.

Basam

Washington Post
Tác giả: Craig Timberg và Jia Lynn Yang
Người dịch: Huỳnh Phan
12-3-2014
H1
Google đã bắt đầu mã hóa thường xuyên việc tìm kiếm trên mạng (web search) thực hiện ở Trung Quốc, đặt ra một thách thức mạnh bạo mới đối với hệ thống hùng hậu của nước này về kiểm duyệt Internet và theo dõi người dùng cá nhân đang xem trực tuyến những gì.
Công ty cho biết, bước chuyển này là một phần của việc mở rộng trên toàn cầu về công nghệ bảo mật được thiết kế nhằm ngăn chặn việc giám sát của các cơ quan tình báo chính phủ, cảnh sát và các tin tặc mà với các công cụ có sẵn đầy rẫy họ có thể xem email, các tìm kiếm và các cuộc chuyện trò video khi nội dung đó không được bảo vệ an toàn.