Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Khi “Mã Diện” loạn ngôn



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Cũng khá lâu rồi kể từ “tiếng hí của ngựa” rất chói tai phát ra trong một buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia Hoa Kỳ tháng 10 năm 2004 khi các Phóng Viên báo chí quốc tế đề cập đến vấn đề nhân quyền liên quan đến nhiều người Việt Nam bất đồng chính kiến trong nước khi bày tỏ chính kiến, quan điểm của cá nhân mình thì bị nhà nước đảng CSVN khủng bố bắt bỏ tù bằng nhiều lý do hèn mọn bất hợp pháp, vi phạm công ước quốc tế LHQ về nhân quyền thì bà “mã diện Tôn nữ Thị Ninh” phát biểu:

Giấc mơ của Hạnh


Trọng (Danlambao) – Chưa bao giờ mà vấn đề bảo vệ quyền lợi công nhân được bàn luận và hưởng ứng rộng rãi như hiện nay, nhu cầu thành lập những công đoàn độc lập đại diện cho người lao động từ đó cũng trở nên rất cấp bách. Cách đây 6 năm, những điều mà hôm nay chúng ta nói đến đã được ba thanh niên trẻ thực hiện trong những điều kiện hết sức khó khăn và nguy hiểm lúc bấy giờ.
Nhóm ba người bạn gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã dấn thân để biến ước mơ thành sự thật, đó là việc xây dựng một tổ chức đại diện cho giới lao động Việt Nam. Hậu quả mà những con người tiên phong mở đường ấy phải chịu đựng là từ 7 đến 9 năm tù nghiệt ngã. Họ đã hy sinh tuổi xuân đẹp nhất cho dân tộc và chưa biết còn có thể sống được đến ngày mãn hạn tù hay không.

Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do


Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương  – dr

Thụy My  -RFI

Theo tin từ thân nhân của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này đã được trả tự do từ chiều qua 26/06/2014 và hiện cô đang trên đường về nhà ở Lâm Đồng. Đây là một thông tin ý nghĩa trong lúc giới hoạt động dân chủ đang vận động cho việc thành lập Công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Trao đổi với RFI Việt ngữ qua điện thoại viễn liên, một người thân của Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết vào lúc 18 giờ chiều qua cô đã gọi điện thoại báo tin cho gia đình là đã được trả tự do và đang trên đường về nhà. Vì đi xe từ Hà Nội đến Di Linh mất nhiều thời gian, nên dự kiến ngày mai Minh Hạnh mới về đến nơi ; gia đình sau khi được tin vui này đang chuẩn bị đón tiếp.

’Không thể tránh cải cách thể chế nữa’

BBC


Việt Nam đứng trước áp lực cải cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế
Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói nhu cầu hội nhập của nền kinh tế giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội không thể không cải cách thể chế.
Bà có nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 27/6, ngay sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) công bố chỉ số tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm.

Báo chí không phải là công cụ

Hoàng Xuân


Phóng viên tới dự tòa phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu?
Có lẽ khó có một ngày kỷ niệm nghề báo nào như năm nay, khi ngay trước và sau thời điểm này liên tiếp những biện pháp làm khó báo chí được đưa ra.

Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?

http://vtc.vn/394-493769/phong-su-kham-pha/doan-nguoi-bi-an-pha-lang-mo-vua-tran-danh-cap-kho-bau.htm
(VTC News) – Chỉ khi nhóm người Trung Quốc rút đi, dân làng mới tá hỏa rằng họ đã lấy đi sạch sẽ báu vật.
Kỳ 4: Đánh cắp kho báu trong lăng mộ
Trại Lốc là địa danh cổ thuộc vùng Yên Sinh xưa, nay thuộc xã An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh). Nơi đây có nhiều công trình hoành tráng, nguy nga thời Trần. Trại Lốc chính là cửa ngõ từ đồng bằng vào rừng và cũng là điểm đầu tiên của hành trình cuốc bộ lên Tây Yên Tử, nơi vua Trần Thái Tông lập am, xây chùa, tu thiền cho đến khi hóa.
Ngay từ đầu thôn Trại Lốc, có tấm bia chỉ đường vào đền Thái, một công trình kiến trúc kỳ vĩ thời Trần, được nhắc đến rất nhiều trong sử sách. Thế nhưng, Đền Thái bây giờ chỉ còn là một gian nhà cấp bốn nhỏ xíu, xây hình chữ Đinh nằm giữa quả đồi, lẩn khuất sau những tán vải um tùm.

Hà Nội cân nhắc thời điểm kiện Bắc Kinh


BBC

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội đang “cân nhắc kỹ lưỡng” thời điểm dùng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Trong khi đó Trung Quốc cảnh báo Việt Nam “sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả” nếu tiếp tục đối đầu.

Ông Lê Hải Bình nói tại cuộc họp báo chiều thứ Năm 26/6 về khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế: “Chúng tôi cho rằng, biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ”.

***TIN NGÀY 27/6/2014 -Thứ Sáu.





Posted by phamtayson on 27/06/2014

Cập nhật lúc 22 giờ 50

Chính trị – Xã hội

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong ba nhà hoạt động công đoàn bị bắt năm 2010, đã được trả tự do. Hai người hiện vẫn còn bị giam giữ là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương 
TIN VUI : Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do   -(RFI)  —-   Tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do  -(RFA)
Vẫn chưa có giải pháp cho vụ tranh chấp lãnh hải Việt-Trung  -(VOA)   —   Mỹ lại tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông   -(RFI)    —   Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi  -(RFA)   —   Hội hữu nghị VN – Campuchia đòi TQ rút giàn khoan  -(RFA)   —   Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ? -(RFA)   —   Việt Nam, Philippines cùng phản đối bản đồ ‘10 đoạn’ của TQ  -(VOA)

Nhà hoạt động Việt Nam gặp gỡ EU tại Brussels

VN UPR

Sáng ngày 25-6, phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam, đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự, đã có cuộc họp chính thức với Nhóm làm việc về Nhân quyền (COHOM) của Liên minh châu Âu (EU) tại trụ sở cơ quan này ở Brussels (Vương quốc Bỉ).
Các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Nguyễn Thị Vy Hạnh, Phạm Lê Vương Các và Trịnh Hữu Long đã trình bày với COHOM về các diễn biến mới của tình hình nhân quyền Việt Nam kể từ sau một cuộc họp tương tự hồi tháng 2 vừa qua, đặc biệt là kết quả phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR). Các thành viên COHOM bày tỏ sự quan tâm đặc biệt với các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đã đồng ý hoặc bác bỏ và đặt nhiều câu hỏi cho phái đoàn về việc tiếp tục theo đuổi cơ chế này.

Kinh tế vẫn trong vùng trũng suy giảm


http://www.thesaigontimes.vn/116797/Kinh-te-van-trong-vung-trung-suy-giam.html
Tư Hoàng

Kinh tế vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng suy giảm, theo nhận định của Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Ảnh TL.
(TBKTSG Online) – Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vùng trũng suy giảm kéo dài từ năm 2010, thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm ngày càng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên, và tiền lương thực tế của lao động cũng đang trên đà giảm sút.
Đây là cảnh báo đáng quan tâm của Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2014 có tên gọi “Cải cách thể chế: Chìa khóa cho tái cơ cấu” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì thực hiện định kỳ hàng năm được công bố sáng ngày 26-6.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu khẳng định: “Nền kinh tế chưa thoát khỏi vùng trũng suy giảm và vẫn đối diện với nhiều rủi ro”.

Biển Đông nổi sóng:Chiến lược ‘hòa bình chủ động’ của Việt Nam

Lê Ngọc Thống
(Bình luận quân sự) – Việt Nam phải chủ động tham gia vào các cơ chế quốc tế về an ninh, chính trị mới có đủ sức mạnh bảo vệ hòa bình như mong muốn.
Hữu nghị viễn vông và nền hòa bình kiểu Trung Quốc
Tân Hoa xã đã đưa ra “4 không” trước chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam cùng với thông điệp cứng rắn, không thiện chí, trong các sai phạm của Trung Quốc trên Biển Đông:  “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.

Một trí thức Duy Ngô Nhĩ bị bỏ đói trong tù


Một lời kêu gọi trả tự do cho ông Ilham Tohti (tiếng Hoa : Y Lực Ha Mộc • Thổ Hách Đề) đang được lưu hành trên mạng Twitter.
Một lời kêu gọi trả tự do cho ông Ilham Tohti (tiếng Hoa : Y Lực Ha Mộc • Thổ Hách Đề) đang được lưu hành trên mạng Twitter.  – advocacy.globalvoicesonline.org

Thụy My -RFI

Luật sư của Ilham Tohti, một trí thức uyên bác người Duy Ngô Nhĩ bị bắt giam từ tháng Giêng và buộc tội « ly khai » hôm nay 26/06/2014 cho AFP biết, ông Tohti đã bị chính quyền Trung Quốc bỏ đói trong suốt 10 ngày.
Nhà kinh tế Ilham Tohti được nhiều người biết đến qua việc tố cáo nạn đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, tộc người chiếm đa số ở Tân Cương. Cuối tháng Hai, ông bị cáo buộc « ly khai », một tội danh có mức án rất nặng thậm chí tử hình.
Luật sư của ông là Lý Phương Bình (Li Fangping) cho biết, trong trại giam hồi tháng Ba, giáo sư Tohti « bị quản giáo bỏ đói, không hề cho ăn thức gì. Ông chỉ được cho một ly nước nhỏ trong vòng 10 ngày, phải uống dè xẻn mỗi ngày một ít ». Luật sư chỉ mới biết được trong tuần này sau khi được gặp thân chủ lần đầu tiên kể từ khi giáo sư Tohti bị bắt.

Vì sao kinh tế Việt Nam quá khó để thoát Trung?



Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014
Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn, 18/05/2014  – REUTERS

Thụy My  -RFI

« Thoát Trung », đó là cụm từ mới xuất hiện rất nhiều trên mặt báo chính thống cũng như trên các mạng xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, đặt ra một vấn đề lớn mà lâu nay hầu như nan giải. Không chỉ chính trị bị ảnh hưởng nặng nề từ « Thiên triều », mà nền kinh tế đang lệ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc, cũng hết sức chật vật khi muốn thoát khỏi vòng kiềm tỏa của người láng giềng khổng lồ tham lam, nhiều thủ đoạn ở phương Bắc.
RFI Việt ngữ đã đặt vấn đề này với nhà bình luận đồng thời là tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Saigon.
RFI : Vào những ngày này người dân Việt Nam đang sống trong khung cảnh các giàn khoan Trung Quốc vẫn đều đặn tiến chiếm vùng lãnh hải của mình. Nhưng dư luận trong nước cũng đang dậy lên những tiền đề cho một phong trào “Thoát Trung”. Anh có chia sẻ với ý tưởng này không?

Việt Nam phải làm gì với giàn khoan TQ?

Kính Hòa, phóng viên RFA

vietnam-ships-2-may-2014-305.jpg
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (phải) sử dụng súng nước tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 03 tháng 5 năm 2014.  – AFP PHOTO
Câu chuyện giàn khoan Trung Quốc trên thềm lục địa Việt Nam vẫn chưa chấm dứt. Các bạn trẻ nhận xét như thế nào về phản ứng của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan này là chủ đề của diễn đàn bạn trẻ hôm nay. Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc thảo luận sau đây giữa Kính Hòa và hai bạn, Tuấn và Tuấn Đỗ ở Hà Nội.

Sử dụng vũ lực?


Đoàn người bí ẩn phá lăng mộ vua Trần, đánh cắp kho báu?

http://vtc.vn/394-493769/phong-su-kham-pha/doan-nguoi-bi-an-pha-lang-mo-vua-tran-danh-cap-kho-bau.htm
(VTC News) – Chỉ khi nhóm người Trung Quốc rút đi, dân làng mới tá hỏa rằng họ đã lấy đi sạch sẽ báu vật.
Kỳ 4: Đánh cắp kho báu trong lăng mộ
Trại Lốc là địa danh cổ thuộc vùng Yên Sinh xưa, nay thuộc xã An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh). Nơi đây có nhiều công trình hoành tráng, nguy nga thời Trần. Trại Lốc chính là cửa ngõ từ đồng bằng vào rừng và cũng là điểm đầu tiên của hành trình cuốc bộ lên Tây Yên Tử, nơi vua Trần Thái Tông lập am, xây chùa, tu thiền cho đến khi hóa.
Ngay từ đầu thôn Trại Lốc, có tấm bia chỉ đường vào đền Thái, một công trình kiến trúc kỳ vĩ thời Trần, được nhắc đến rất nhiều trong sử sách. Thế nhưng, Đền Thái bây giờ chỉ còn là một gian nhà cấp bốn nhỏ xíu, xây hình chữ Đinh nằm giữa quả đồi, lẩn khuất sau những tán vải um tùm.