Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

***TIN NGÀY 22/6/2014 -Chủ Nhật.


Chính trị – Xã hội

(Cập nhật lúc 24 giờ)

Trung Quốc: “Chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông qua thương lượng trực tiếp”  -(RFI)   >>>  Cam Ranh, “vũ khí” chống Trung Quốc của Việt Nam?
Các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế xem tận mắt tàu cá bị đâm chìm  -(GDVN)   >>>   Lý Khắc Cường: Trung Quốc sẽ kiên định chống bá quyền trên biển?!    >>>   Dương Khiết Trì: Trung Quốc quyết không “nuốt trái đắng chủ quyền”?!
Máy bay trinh thám của Trung Quốc hoạt động mạnh quanh giàn khoan Hải Dương 981   -(LĐ)   >>>   Trung Quốc có thể tạo ra tiền lệ tồi tệ cho các đảo nhân tạo
Từ Hoàng Sa ngày 21.6: Liên tục xảy ra nhiều tình huống nguy hiểm – (TNO)

’Việt Nam và Philippines nên đoàn kết chống kẻ xâm lược’


   Trích : “Việt Nam có truyền thống đánh giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương, bảo vệ lãnh thổ từ rất lâu đời. Nếu không nhờ truyền thống đó, chúng tôi không còn tồn tại tới ngày nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng đứng lên chống lại mọi kẻ xâm lược”, Đại sứ Dương khẳng định.-Hết trích
*** Mấy ông cỡ này nói cái gì cho nó có”trọng lượng” -Ăn thua là mấy ông chót vót lãnh đạo quản lý tất tần tật kìa- Nhưng có nói gì đâu, chỉ nói những câu bất kỳ một công dân nào nói cũng được- Đến nỗi báo chỉ của ĐCSTC nó bảo là “con hoang đàng chi địa” cũng im thin thít-
  Chừng nào mấy ông chót vót dám nói “Trung quốc xâm lược đất nước ta, nhất định phải chống tới cùng” -thì mới tin nổi, Đồng bào ta chống TC xâm lược hôm kia ở HN còn bị bắt bớ ngăn cản mà.-Còn vụ kiện như Phi luật Tân, chờ xem ,nhưng ai cũng biết có kiện hay không, nói hoài nó nhàm, cứ vát đơn sang LHQ đi, “chuẩn bị từ lâu” có khó gì nào.
http://news.zing.vn/Viet-Nam-va-Philippines-nen-doan-ket-chong-ke-xam-luoc-post428584.html
Zingvn  -Đại sứ tại Philippines Trương Triều Dương cho biết Việt Nam và Philippines sẽ cùng nhau chống lại những hành vi gây hấn và xâm lược trên Biển Đông.
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương cho biết: “Chúng tôi hết sức bất bình trước những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Từ hàng ngàn đời nay, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng tôi sẽ không để người khác chiếm đóng các hòn đảo của mình”, Rapper của Philippines hôm nay đưa tin.

Đường 9 vạch không phải là chủ thuyết Monroe của Trung Quốc

H1Basam

The Diplomat
Tác giả: James Holmes
Người dịch: Huỳnh Phan
21-06-2014
Đừng uống Kool-Aid mà Bắc Kinh đang rao bán. Đường 9 vạch chẳng có gì giống chủ thuyết Monroe.

Trong bài phát biểu hôm thứ ba ở Newport, nhân vật bí ẩn quốc tế Robert Kaplan kể lại một câu chuyện vốn quá thường trong các giao dịch giữa Mỹ và Trung Quốc. Kaplan thuật lại chuyện một đại tá PLA phát biểu rằng cái mà Trung Quốc muốn đạt được ở biển Đông “không khác” với những gì mà Mỹ muốn thực hiện trong vùng biển Caribbean và Vịnh Mexico thời chủ thuyết Monroe. Bắc Kinh muốn nắm giữ trách nhiệm về các vùng biển quanh mình trong khi hợp tác với cường quốc biển ưu thế hiện nay ở những nơi khác trên bản đồ.

Từ Phùng Quang Thanh, tới bà Barbara

Ông Bút – ĐCV

Hơn một tháng rưỡi, kể từ khi Trung Cộng đặt giàn khoan, cả nước biểu tình được mấy lần, đếm còn dư trên đầu ngón tay. Lần tạo xúc động nhất, có lẽ do chín hoặc mười bà chị, biểu tình trước sứ quán Trung Cộng, tại Sài Gòn, ngày 4/6/2014. Tuy một nhóm nhỏ, nhưng tiếng hô thật rộn ràng, nếu không xem hình, tưởng như đông lắm! Mấy chị thật can đảm, dám gọi đích danh kẻ thù chung “đảng Cộng Sản Trung Quốc ăn cướp.” Đất nước cả chín chục triệu dân, chỉ có mấy bà chị, nghĩ thật buồn, thảm thương. Đành rằng xưa nay chưa có đội quân xâm lược nào phải triệt thoái, hoặc giãy chết vì biểu tình, độc địa thay biểu tình, hành động tối thiểu biểu thị lòng yêu nước, cũng bị cấm cản, bị phá nát từ trong trứng nước.

Bố láo con hư (hay cha nào con nấy)

Nguyễn tiến Trung FB

Nghe mọi người bàn tán xôn xao về câu nói “lãng tử hồi đầu” đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo, mình cũng tò mò xem thử, thấy thật ra Hoàn Cầu Thời Báo đăng lại bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo bản hải ngoại. Tức đây là quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tranh chấp lãnh hải với Việt Nam.
Đường link tới bài báo trên Nhân Dân Nhật Báo bản hải ngoại, tựa đề :”Phụng khuyến Việt Nam tảo hồi đầu” (奉劝越南早回头) (Kính khuyên Việt Nam sớm quay đầu) của tác giả Tô Hiểu Huy (苏晓晖) đăng ngày 19/6/2014.

Tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam không dám kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế? (Nguyễn Chính Kết)

Thongluan

“…Hiện nay, trong tình trạng “trên đe dưới búa” của chính quyền cộng sản Việt Nam, lối thoát duy nhất và khôn ngoan nhất của họ bây giờ là “đái công chuộc tội” bằng cách trở về với quốc gia dân tộc, đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi của đảng, của gia đình cũng như của cá nhân mình…”
Cuối tháng 5/2014 vừa qua, trong chuyến công du Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra trước toà án quốc tế. Nhiều người thiện chí mừng rỡ ra mặt qua những bài viết trên mạng. Nhưng sau đó dường như mọi chuyện xảy ra như chưa hề có lời tuyên bố ấy. Những ai có kinh nghiệm về cộng sản, đặc biệt kinh nghiệm về những lời tuyên bố trang trọng của Nguyễn Tấn Dũng, nghe xong đều bỏ ngoài tai như những lời của trẻ con hay của “thằng Cuội” trong truyện cổ tích.

Tự do báo chí – món quà quý nhất cho các nhà báo Việt Nam ngày 21/6

Đoan Trang

Ngày Báo chí cách mạng 21/6 năm nay, báo giới Việt Nam được nhận một món quà “đắng ngắt cả lòng”, đó là Thông tư của Tòa án Tối cao quy định kể từ ngày 16/6/2014, phóng viên tác nghiệp tại tòa phải vừa có thẻ nhà báo, vừa có giấy giới thiệu. Thông tư này được ban hành theo gợi ý của một đồng nghiệp của họ – đồng chí Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội nhà báo kiêm Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016).
Ai làm báo thực sự (nghĩa là không có màn chạy vạy, đút tiền, bỏ nhỏ “xin anh cái thẻ”, chỉ thực tâm theo nghề và làm đúng luật) đều hiểu có được cái thẻ nhà báo ở Việt Nam khó tới mức nào. Nếu không có thẻ, người làm báo cho dù tài năng, chuyên nghiệp đến đâu cũng chỉ được gọi là phóng viên, cộng tác viên, với hàm ý thấp kém hơn.

Nhân ngày 21/6 – vài lời về Trương Duy Nhất


Quechoa

Hạ Mai
http://phamtayson.files.wordpress.com/2014/06/4eeb6-vnm_2013_3273009.jpg?w=262&h=155
Tôi chưa được gặp và làm quen với anh trên thực tế, nhưng lại được biết anh qua“một góc nhìn khác”.
Sắc sảo, thẳng thắn, trí tuệ, tài năng, Trương Duy Nhất đã chọn cho mình con đường chông gai, bỏ báo “quốc doanh” để được chân chính, được tự do viết những điều trung thực, trải những trăn trở, ưu suy từ tận đáy lòng.
Trên quan điểm: “Không chống phá, không phản động, không đảng phái, chẳng phe nhóm nào. Tôi chỉ là riêng tôi, một góc nhìn khác với những góp bàn cá nhân trong mong ước, khát vọng đổi thay tích cực”,Trương Duy Nhất đã dấn thân, thắp lên đốm lửa vì một đất nước kỷ cương, trong sạch, vững mạnh, vì một tương lai đẹp đẽ hơn, sáng sủa hơn cho tất cả mọi người.

Đồng chí ta, đồng chí địch

Quechoa

Tạ Duy Anh
http://phamtayson.files.wordpress.com/2014/06/c42f2-taanh.jpg?w=224&h=168
Nhà  văn Tạ Duy Anh
Chỉ cần điểm qua cách xưng hô cũng thấy hiện lên một phần lịch sử quan hệ vừa bi vừa hài giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà can dự rõ nhất là danh từ đồng chí.
Tình đồng chí giữa lãnh đạo hai nước đạt độ nồng ấm nhất vào những năm 60 của thế kỷ hai mươi.
Khi đó, mặc dù gần trăm triệu người dân Trung Quốc chết hoặc trước sau cũng chết bởi cuộc đại cách mạng văn hóa, thì nó vẫn không ngăn được Tố Hữu, vì tình đồng chí, viết: Trung Quốc đó bàn tay nào huyền diệu/ Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu/Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn/ Như mặt người tươi giãn những đường nhăn.

Lần thức tỉnh sau cùng?

Song Chi -Nguoiviet

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, người dân miền Bắc nói chung và những đảng viên cộng sản nói riêng lần đầu tiên bước chân vào Sài Gòn và miền Nam, mới vỡ ra một sự thật.
Ðó là cuộc sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam khá hơn chế độ XHCN ở miền Bắc về rất nhiều mặt.
Kinh tế là cái đập vào mắt mọi người ngay lập tức và dễ nhìn ra nhất khi so sánh từ bộ mặt các đô thị cho tới nông thôn hai miền. Thu nhập, mức sống của người dân, số lượng, chất lượng, sự phong phú của các chủng loại sản phẩm, hàng hóa trong đời sống hàng ngày, rồi tổng sản lượng quốc gia, vị trí nền kinh tế của mỗi miền so với các nước trong khu vực…

Ảo tưởng ‘nước lớn’

Ngô Nhân Dụng  -Nguoiviet

Khi xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng lên vì giàn khoan dầu HD-981, một nhà báo ngoại quốc đến Việt Nam tìm hiểu dư luận đã thuật lời Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói, “Họ có máu xâm lăng, còn máu chúng tôi là kháng cự” (nhà báo thuật bằng tiếng Anh: Invasion is in their blood, and resistance is in our blood). Ông Nguyễn Quang A đúng là người Việt.

Tuần rồi thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đi thăm vương quốc Anh, ông tuyên bố ở London (ngày 18 tháng 6, 2014) rằng, “Trong máu người Trung Hoa không có óc bành trướng” (bản tin tiếng Anh dịch là: Expansion is not in the Chinese DNA). Cụ Lý này không học lịch sử nước Tàu. Các sử gia Trung Quốc đều công nhận rằng khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc thì lãnh thổ của nước Tàu chưa lớn bằng một phần ba diện tích bây giờ. Nếu không bành trướng thì từ 2200 nay làm sao nước ông nó cứ lan rộng ra như vậy?

Nửa triệu dân Hồng Kông bỏ phiếu trên mạng đòi dân chủ


Các tổ chức Hồng Kông tập hợp kêu gọi dân Hồng Kông tham gia cuộc bỏ phiếu trên mạng 20/06/2014 - REUTERS
Các tổ chức Hồng Kông tập hợp kêu gọi dân Hồng Kông tham gia cuộc bỏ phiếu trên mạng 20/06/2014 – REUTERS

Thanh Hà -RFI

Theo ban tổ chức, đã có hơn 500.000 người dân Hồng Kông tham gia cuộc bỏ phiếu trên mạng được khởi động từ hôm qua (20/06/2014) và sẽ kéo dài đến 29/06/2014. Cuộc bỏ phiếu này kêu gọi cải cách thể thức bầu cử. Trung Quốc lên án một cuộc trưng cầu dân ý « bất hợp pháp ». Trang mạng của các tổ chức nhân quyền Hồng Kông bị tin tặc tấn công.

Cam Ranh, “vũ khí” chống Trung Quốc của Việt Nam?


Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc (Nguồn : Bộ Quốc phòng Mỹ)
Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc (Nguồn : Bộ Quốc phòng Mỹ)

Thanh Phương  -RFI

Chính phủ Hà Nội đã tuyên bố rằng cảng Cam Ranh kể từ nay sẽ không được sử dụng như một căn cứ quân sự của nước ngoài. Nhưng trên thực tế, Cam Ranh có thể sẽ là một thứ “vũ khí” của Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Căng thẳng Việt-Trung do vụ giàn khoan HD-981 buộc Hà Nội phải thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự với Washington, thậm chí sẳn sàng mở rộng cửa cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.
Sau khi đã là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh đã là nơi đặt cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong 23 năm, trước khi Matxcơva trao lại cảng này cho Việt Nam vào năm 2002. Là một cảng biển nước sâu, Cam Ranh có thể tiếp nhận các hàng không mẫu hạm và các cơ sở tại cảng này gần đây đã được đầu tư hàng triệu đôla để nâng cấp.

Trung Quốc: “Chỉ giải quyết tranh chấp Biển Đông qua thương lượng trực tiếp”


Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh - REUTERS /Jason Lee
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bắc Kinh – REUTERS /Jason Lee

Thanh Phương  -RFI

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố Bắc Kinh sẽ “cương quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ” và cho rằng những tranh chấp trong khu vực “nên được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp với các quốc gia có liên quan.”
Ông Dương Khiết Trì tuyên bố như trên khi phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới tại Bắc Kinh hôm qua, 20/06/2014, sau khi vừa đến Việt Nam để gặp các lãnh đạo Hà Nội về vụ giàn khoan trên Biển Đông. Cuộc đàm phán đã không đạt được tiến bộ nào vì hai bên vẫn giữ nguyên lập trường.

TQ ‘không hy sinh chủ quyền’


BBC


Tại Hà Nội, ông Dương Khiết Trì tiếp xúc các lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua “đối thoạI và đàm phán, dựa trên sự tôn trọng sự thật lịch sử và luật quốc tế”.
Ông Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Hàng hải Trung Quốc – Hy Lạp trong chuyến thăm Athens hôm thứ Sáu.

Phóng sự TV ABC, Úc: “7.30” tại khu vực giàn khoan HD981 cắm đặt trái phép trong vùng lãnh hải của Việt Nam

Tại Tuyến đầu của cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông
Bản phụ đề tiếng Việt
ABC / Nguyễn Hùng (Danlambao) Dịch  - SARAH FERGUSON tường trình: Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam đang ở vào thời điểm sôi sục, với các quan chức cấp cao của hai nước đang đấu đá trên một dàn khoan dầu trên Biển Đông. Hai bên đã gặp nhau tại Hà Nội ngày hôm qua trong một nỗ lực để giảm bớt căng thẳng sau khi Tàu đưa một giàn khoan dầu vào cắm gần quần đảo Hoàng Sa mà cả hai nước đều tuyên bố là lãnh thổ của riêng mình. Việt Nam cho rằng Tàu đã vi phạm chủ quyền của họ, trong khi Bắc Kinh cho rằng Hà Nội đang tiến hành can thiệp trái pháp luật gần giàn khoan dầu bằng cách đưa tàu đến khu vực.

Xích Tử – Trò chơi ngữ pháp của ông Tổng Bí Thư

Xích Tử

ckuhwrid.jpg 
Trọng: Chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là
không thay đổi và không thể thay đổi
Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quả không hổ danh cựu cử nhân ngữ văn của trường đại học lớn nhất nước VNDCCH khi thể hiện những phát ngôn ngày 18/6 với Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Go away – Bỏ của chạy lấy người!



Phạm Chí Dũng  -VOA

Số 0 tròn trịa
“Sell in May and go away” – bán tháng Năm rồi đi chơi – như một lời chú của giới đầu cơ phương Tây. Nhưng từ năm 2012 đến nay, câu thành ngữ này lại đặc biệt đồng cảm với trường hợp Việt Nam.
Nửa đầu của năm 2014 đã vùn vụt lao qua, nhưng trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ vẫn đều đặn tăng tiến, thị trường tài chính Việt lại không bán được gì hết. Tất cả mọi thứ  muốn bán và phải bán vẫn hầu như một con số 0 tròn trịa: không tín dụng, không bất động sản, không nợ xấu.

Phát ngôn của Nguyễn Văn Thọ – Đảng CSVN hai lần thiên tài đánh thắng đế quốc.

Nguoibuongio


https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10468361_724596877598608_6811449376980907720_n.jpg
Nguyễn Văn Thọ sát cánh với Quang lùn khi đảng cần biểu tình.
Nguyễn Văn Thọ là một nhà văn của hội nhà văn Việt Nam, hiện nay lúc sống vài ngày ở Berlin rồi về VN. Người viết bài này không đi vào đời sống riêng tư của NVT , mặc dù có quá nhiều tình tiết bi hài. Chỉ đưa lại những luận điệu điển hình của tuyên truyền cộng sản ” phong phú và đa dạng” mà Nguyễn Văn Thọ là dạng tiêu biểu.
Trước đây khi TBT Nông Đức Mạnh đến Berlin, nhà văn Nguyễn Văn Thọ đại diện kiều bào Đức ở hải ngoại đọc diễn văn phát biểu, trong đó có đoạn sau.

Xích Tử – Nhân dân Lý Sơn biết ơn Bác Đồng

Xích Tử

Xin nói ngay đó là sự biết ơn của nhân dân (huyện) đảo Lý Sơn đối với cái công hàm, hiện nay đổi lại là công thư Bác cố Thủ tướng gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14/9/1958 để gián tiếp công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dĩ nhiên đó là cái thủ tục hiển hiện cụ thể trong qui trình trao đổi văn bản ngoại giao ký tên nhân danh Thủ tướng của một nước, nhưng thực chất là sản phẩm của ý chí, trí tuệ tập thể của lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trong tình trạng bị lệ thuộc, cả tin vào nước đàn anh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với niềm tin quốc tế vô sản, và cũng là tín hiệu để nước VNDCCH thể hiện mưu đồ dựa vào CHNDTH để thực hiện công cuộc thống nhất đất nước bằng bạo lực chiến tranh, đồng thời cũng đánh tiếng cho phía VNCH biết xu thế đó.

UPR: Việt Nam bác bỏ 45 khuyến nghị

Việt nam UPR

140620155625_upr_624x351_un_nocreditGeneva, 20/6/2014 - Vào 15h45 giờ địa phương (tức 20h30 giờ Hà Nội) ngày 20/6/2014, phiên họp toàn thể của UNHRC để thông qua bản báo cáo UPR của Việt Nam bắt đầu tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Việt Nam chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị của các nước về cải thiện nhân quyền. Dưới đây là tường thuật chi tiết và nhận định của Phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam về phiên thảo luận này.
Như VietnamUPR đã thông báo, tại phiên họp này, các tổ chức dân sự sẽ không còn hoạt động bên lề, mà được tham gia chính thức vào cuộc họp và phát biểu với tư cách là “bên liên quan”. Cho nên, có thể coi đây là một cơ hội vô cùng hiếm hoi cho khối xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam lên tiếng về tình hình nhân quyền nước mình.

Tại sao Quốc hội vẫn bình thản?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA


Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ)Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ) -AFP
Đã gần hai tháng từ ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam người dân vẫn trông mong một nghị quyết của Quốc hội sẽ được loan báo khẳng định ý nguyện toàn dân về vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên thực tế cho thấy gần 500 đại biểu vẫn quan tâm đến những vấn đề khác hơn là chủ quyền dân tộc bị xâm phạm.

Chỉ đưa ra thông cáo báo chí

Shannon Tiezzi (The Diplomat.com) – Truyền thông Trung Quốc: Ở Việt Nam, Yang Jiechi Dương Khiết Trì kêu gọi “đứa con hư hỏng” trở về nhà

 Boxitvn

Phạm Nguyên Trường dịch
clip_image002Các phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của Dương Khiết Trì đến Việt Nam là chiến thắng của Trung Quốc cả về mặt ngoại giao lẫn đạo đức.
Các phương tiện truyền thông nước ngoài (trong đó có The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một bước đột phá trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong chuyến đi Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội trong tuần này. “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không bớt căng thẳng,” tờ The New York Times tuyên bố.
Hãng BBC nhấn mạnh “bế tắc trong các cuộc đàm phán Trung Quốc-Việt Nam”, còn hãng Reuters thì giật tít “Trung Quốc mắng Việt Nam là ‘thổi phồng’ sự kiện giàn khoan dầu ở biển Đông”.

HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về bức Thư Ngỏ Chống Ngoại xâm


Ỷ Lan, thông tín viên RFA

tqd-305
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, ảnh chụp trước đây. – File photo
Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải dương 981 trong vùng biển đặc khu kính tế Việt Nam hồi đầu tháng 5, đã làm xôn xao dư luận trong ngoài nước cũng như quốc tế. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội không được Nhà nước công nhận, qua tiếng nói của vị lãnh đạo tối cao, là Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ đã công bố “Tuyên cáo về việc Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam” hôm 10.5. Ngày 16.6 vừa qua, Ngài lại cho công bố “Thư Ngỏ về Giải pháp Dân chủ đa nguyên như vũ khí chống Ngoại xâm và Phát triển đất nước”.
Để tìm hiểu vì sao một tôn giáo như đạo Phật, thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lại quan tâm tới việc thế sự quốc gia, chúng tôi đã gọi điện thoại viễn liên phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về bức Thư Ngỏ này.

Hy vọng cho Việt Nam

Việt Nam lún sâu vào bãi lầy do Trung Quốc tạo ra

Nam Nguyên, phóng viên RFA

nguyen-phu-trong-305.jpg
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.
AFP

Quan điểm khác biệt

Tình hình biển Đông càng nóng hơn sau các cuộc gặp gỡ của ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Báo chí trong ngoài nước cho là hai bên giữ nguyên quan điểm khác biệt trong vụ giàn khoan, hay nói cách khác đó là cuộc đối thoại giữa hai người điếc.
TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập từ Saigon nhận định:

Đơn Khởi Kiện báo Pháp luật Việt Nam

Basam

California, ngày 16 tháng 06 năm 2014

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
Bên kiện: Đinh Ngọc Thu, công dân Hoa Kỳ, là người điều hành trang thông tin điện tử “Anh Ba Sàm” tại 3 địa chỉ basamnews.info; basam.info anhbasam.wordpress.com
Địa chỉ: 20 Riverside, Irvine, CA 92602, Hoa Kỳ
Bên bị kiện: Báo Pháp luật Việt Nam
Địa chỉ: Số 42 – Ngõ 29 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Phường Ngọc Khánh – Quận Ba Đình – TP.Hà Nội

NỘI DUNG

Báo TQ: Họ Dương gọi Việt Nam ‘đứa con hoang đàng hãy trở về’


“Hoàn Cầu viết: Nói chuyện với Việt Nam, Trung Quốc “thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’.” Dựa trên sự diễn dịch đó, có vẻ như họ Dương đến Hà Nội không phải để đối thoại thực sự, mà chỉ để giảng bài.”

“Dựa vào đó, bài của Hoàn Cầu chấm dứt bằng một lời cảnh bào rằng cộng đồng quốc tế sẽ trông chừng xem Việt Nam có làm đúng lời hay không, sau cuộc họp với họ Dương.”

Tờ HCTB là của đảng cọng sản Trung cộng làm chủ, các người có chưởi hay gọi “con hoang đàng” là nói ,gọi cái đảng cọng sản ở xứ VN , chớ còn Người VN mang dòng máu VN không phải là con đảng  CS trung cộng đâu, ông Trì có qua gặp những người của ĐCSVN chớ đâu có gặp Người dân VN mà nói, cùng chung hệ, cùng đồng chí đồng gì đó các người chưởi bới nhau cho thả giàn đi,Tổ tiên VN bao lần cho các ông mang đầu máu và bỏ xác trên đất chúng tôi khi qua cướp nước, nên nhớ, chúng tôi là ĐẠI VIỆT.
Tham khảo :
Chinese Media: In Vietnam, Yang Calls ‘Prodigal Son’ to Return Home  -(The Diplomat)  -Chinese media portrayed Yang Jiechi’s trip to Vietnam as a diplomatic and moral victory for China.
China scolds Vietnam for ‘hyping’ South China Sea oil rig row  -(Reuter)
For Vietnam and China, No Easing of Tensions -(NYTimes)

Việt-Long- theo Shannon Tirzzi- The Diplomat, June 20, 2014

jie-vn-pm
Thủ tướng Việt Nam thảo luận với Ủy Viên QVV Trung Quốc Dương Khiết-Trì -RFA photo

Không thấy triển vọng

Các cơ quan truyền thông ngoại quốc (kể cả The Diplomat) không thấy nhiều hy vọng về một sự khai thông cho mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội trong tuần này.
Báo New York Times viết :”Không giảm căng thẳng giữa Việt Nam vá Trung Quốc”. BBC nhấn mạnh “Bế tắc trong đối thoại Trung Quốc-Việt Nam” và đề tựa của Reuters viết “Trung Quốc quở trách Việt Nam thổi phồng cuộc tranh cãi về giàn khoan ở biển Hoa Nam”
Truyền thông Trung Quốc có những phán đoán khác hẳn, nhận định lạc quan hơn nhiều.

Báo chí Trung Quốc: khai thông, thỏa thuận

Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Trung Quốc

http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/tri-thuc-my-noi-khong-voi-hoc-vien-khong-tu-cua-trung-quoc-231521.html
Duy Ái
BizLIVE – Nỗ lực ngoại giao văn hóa của Trung Quốc mới đây gặp phải một thất bại lớn với việc Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ (AAUP) hối thúc các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng Tử, theo VOA. 
Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Trong thập niên qua chính phủ Trung Quốc đã chi tiêu khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho việc xây dựng quyền lực mềm để gia tăng ảnh hưởng của nước họ trên khắp thế giới. Ảnh AP
 

Giảm lệ thuộc vào Trung Quốc như thế nào



Trần Vinh Dự  -VOA

Những năm gần đây, sự hiện diện của Trung Quốc ở Việt Nam có hai mặt đặc biệt quan trọng. Về kinh tế, họ là một đối tác ngày càng lớn của Việt Nam, xét cả về mặt thương mại và đầu tư, và xu thế nổi bật nhất trong quan hệ kinh tế giữa hai nước là vấn đề nhập siêu đặc biệt lớn của Việt Nam. Về chính trị, Trung Quốc là một đối tác đặc biệt của Việt Nam nhưng xu thế nổi bật nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước là chủ trương lấn tới trong việc khẳng định chủ quyền trên thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

***TIN NGÀY 21/6/2014 -Thứ Bảy.



Chính trị - Xã hội

Mỹ - Philippines diễn tập quân sự trên biển Đông  -(RFA)
Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva  -(RFA)   >>>   HT Thích Quảng Độ trả lời RFA về bức Thư Ngỏ Chống Ngoại xâm   >>>   Báo TQ: Họ Dương gọi Việt Nam 'đứa con hoang đàng hãy trở về'   >>>  Tại sao Quốc hội vẫn bình thản?
Việt Nam lún sâu vào bãi lầy do Trung Quốc tạo ra  -(RFA)   >>>  Giàn khoan, sách giáo khoa và kiện tụng
Việt Nam vẫn ở bậc 2 về nạn buôn người trên thế giới  -(RFA)   ---   VN tiếp tục giữ bậc 2 trong phúc trình về nạn buôn người của Bộ Ngọai giao Mỹ  -(VOA)   --   Trao đổi thư tín với thính giả (20.06.2014)  -(RFA)

Tranh chấp lãnh hải khuấy đục vùng biển Châu Á


Tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc và tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông, khoảng 210km (130 dặm) ngoài khơi của Việt Nam, ngày 14/5/2014.
Tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc và tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông, khoảng 210km (130 dặm) ngoài khơi của Việt Nam, ngày 14/5/2014.

Steve Herman  -VOA

Căng thẳng tiếp tục tăng cao ở châu Á vì những vụ tranh chấp lãnh hải. Hàn Quốc đã xúc tiến các cuộc thao diễn quân sự gần một đảo nhỏ mà nước này đang kiểm soát bất chấp sự phản đối của Nhật Bản, là nước cũng đòi chủ quyền hòn đảo. Và Trung Quốc thì đang đặt một giàn khoan dầu thứ nhì ngoài khơi ven biển Việt Nam, nơi hai nước đang lâm vào một cuộc  tranh chấp kéo dài. Từ văn phòng Ðông Nam Á của đài VOA, thông tín viên Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

Bốn nhà hoạt động dân sự tới Geneva Chân Như, phóng viên RFA

Chân Như, phóng viên RFA

600.jpg
Từ trái sang: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Trịnh Hữu Long, luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh, blogger Phạm Lê Vương Các (Cùi Các). – Photo courtesy of vietnamupr.com
Một trong những sự kiện quan trọng của chiến dịch lần này là phiên họp thông qua báo cáo về kiểm điểm định kỳ phổ quát của VN diễn ra tại hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào chiều 20 tháng 6. Trước khi diễn ra phiên họp kiểm điểm định kỳ của Việt Nam, Chân Như có cuộc nói chuyện với LS Trịnh Hữu Long, hiện đang có mặt tại Geneva.

Báo Trung Quốc: Đứa con hư hãy mau quay về!

Dannews


dktChuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì rất được dư luận chú ý vì vấn đề căng thẳng của Biển Đông hiện nay, trong khi báo chí tại Việt Nam dè dặt đưa tin, chủ yếu nhấn mạnh các lãnh đạo Việt Nam vẫn bảo vệ quan điểm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam thì giới truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi thăm của họ Dương không chỉ là một “chiến thắng ngoại giao” mà nó còn có một giá trị giáo dục về đạo đức!

Đứa con đi hoang và tinh thần “yêu nước sâu sắc”

Boron Trịnh

1. An-nam là một dân tộc hãnh tiến cá nhân, lấy công danh làm thước đo cho sự thành đạt của đời người. Vì thế người người đi học, nhà nhà bắt con đi học với mục đích được làm quan. Chủ nghĩa duy chức hằn sâu vào tâm thức từ cần-lao thối tai khai bẹn đến đám em-chã-hưởng-xái thượng tầng.
Ở An-nam, làm quan không khó cũng không dễ. Không khó bởi vì không nhất thiết phải giỏi mới làm được quan. Còn không dễ thì ngược lại, là có giỏi cũng chưa chắc đã được bổ nhiệm làm quan.
An-nam bổ nhiệm quan chức theo chủ nghĩa lý lịch. Tuần tự là: Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, và cuối cùng mới là trí tuệ. Dĩ nhiên thằng quan dốt thì không muốn/dám nhận cấp dưới giỏi hơn, và cái cuối cùng (trí tuệ) đưa vào cho vui, chứ hầu như không có cửa làm quan.

Ngôn ngữ của Tàu: xưa và nay

Basam

Nguyễn Văn Tuấn
21-06-2014
Ngẫm nghĩ lại việc báo chí của Tàu cộng gọi Việt Nam là một “đứa con trai hoang đàng” kể cũng thú vị nhưng không ngạc nhiên. Thú vị là vì lần đầu tôi nghe họ dùng kiểu ví von này, mà hình như trước đây họ chưa bao giờ đề cập. Không ngạc nhiên là vì (a) các quan chức Tàu cộng vốn đã quen với thói xấc láo và vô giáo dục, và (b) thái độ nhũn nhặn của phía VN. Tôi nghĩ chính vì thái độ của VN mà Tàu lấn lướt tới và khinh thường VN.

杨洁篪访越谈南海 奉劝越南早日回头


Bà con nào biết tiếng Tầu vào đọc : ( tôi nhớ tạm mấy chữ đỏ như sau : Phụng khuyến việt nam tảo nhật hồi đầu  -Đọc theo thứ tự,  Tức là ông Trì khuyên dạy VN nên sớn quay đầu lại theo Trung cộng ) – Gần 40 năm có đọc viết đâu mà còn nhớ cái gì, chỉ biết kiếm ăn bằng sức trâu, nên cố nhớ chữ nào thì nói cho số Bà con không biết chữ nào biết chút ít về bằng chứng của Báo Tầu chính thống chớ không phải báo cổi truồng, không phải là bọn “phản động, chống nhà nước CHXHCNVN” mà phịa ra.

杨洁篪访越谈南海 奉劝越南早日回头 -http://world.huanqiu.com/article/2014-06/5025942.html

Và câu để ngoặc kép trong bài :“浪子回头” – Cái chữ đầu tôi nhớ hình như là con sóng (biển), như ở đây kèm theo chữ TỬ (con cái) thì chắc chằn phải hiểu theo tiếng việt là “thứ con hoang đàng chi địa”- Không còn cái gì để bàn hay lấp lẻm nguyi biện cả – Chữ màu xanh lá là Dương khiết trì

- Những ai làm con của TC mới thấy nhục hay không, chớ Đồng bào VN mấy ngàn năm có bao giờ chịu thua Tầu đâu chớ đừng nói làm con, Tầu xâm lược VN mấy lần đều mang đầu máu về Tầu hay bỏ mạng cả đống ở VN.
http://world.huanqiu.com/article/2014-06/5025942.html
2014-06-19 08:25:00 来源:人民日报海外版 责任编辑:徐晓威
越南强力干扰中国公司在西沙群岛海域正常作业、导致紧张态势不断升级之时,中国国务委员杨洁篪前往越南,与越方举行中越双边合作指导委员会团长会晤。会谈中,中越双方均表示对双边关系的重视以及管控海上局势的意愿。一度剑拔弩张的南海局势稍稍得以缓解。