Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Quốc tế hóa Biển Đông : Mỹ bác bỏ luận điểm của Trung Quốc

media
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 30/09, tại Washington.REUTERS/Larry Downing

 Washington bác bỏ phản ứng của Trung Quốc về thông cáo chung Mỹ- Ấn bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông. Hôm qua, 09/10/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Jen Psaki, tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng lập trường của chúng tôi không thay đổi trong vấn đề này. Các vị biết rõ là chúng tôi chắc chắn làm việc với các nước trong vùng về các vấn đề hàng hải ».

Thảo luận trực tuyến về sách ‘Đèn Cù’

BBC

Hội luận của BBC về Đèn Cù
Ông Hoàng Hưng cho rằng Trần Đĩnh nói những sự thật mà tác giả biết và cho đó là sự thật.
‘Đèn Cù’ là một cuốn sách có vị trí ‘quan trọng nhất’ trong một giai đoạn lịch sử, theo một khách mời tham gia cuộc tọa đàm trực tuyến giữa BBC với các khách mời về cuốn tự truyện của tác giả Trần Đĩnh hôm 09/10/2014.

Ý đồ quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc

media
Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm giữ.Nguồn:internet

Vào hôm qua, 09/10/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã « kiên quyết » phản đối việc Bắc Kinh xây dựng phi đạo và những cơ sở khác trên đảo Phú Lâm, thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. Phản ứng của Việt Nam đã được giới quan sát ghi nhận là cứng rắn, tương ứng với các mối đe dọa quân sự tiềm tàng mà các công trình này đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước khác.

‘Họ không muốn tôi viết điều nhạy cảm’

Out of media player. Press enter to return or tab to continue.

‘Họ không muốn tôi viết điều nhạy cảm’

BBC

Nhà văn Nguyễn Viện nói ông bị an ninh triệu tập và cáo buộc có hành vi ‘Phá hoại đoàn kết dân tộc’, ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ vì các tác phẩm có nội dung chỉ trích chính quyền.
“Tôi đã làm việc với an ninh tổng cộng ba lần liên tiếp. Đến sáng nay là lần thứ ba”, ông nói với BBC qua điện thoại hôm 10/10.

Nữ sinh Pakistan được Nobel hòa bình

BBC

Nữ sinh Malala Yousafzai, người được thế giới biết đến sau khi cô bị Taliban bắn, đã được trao giải Nobel hòa bình năm nay.
Giải cũng được trao cho ông Kailash Satyarthi, sinh năm 1954, một nhà hoạt động cho quyền trẻ em ở Ấn Độ.

Giải Nobel và lý tưởng tuổi 17


Tin cô gái Pakistan, Malala Yousafzai được trao giải Nobel Hòa bình năm nay không làm nhiều người ngạc nhiên.

Vì từ mấy ngày trước, Malala, cùng Đức Giáo hoàng Francis và Edward Snowden đã dẫn đầu trong số các ứng viên cho giải thưởng này.
Nhưng điều vẫn làm người ta phải suy nghĩ là lứa tuổi của người được trao giải.
Sinh ngày 12 tháng 7 năm 1997, tại Mingora, Pakistan, năm nay Malala mới vừa tròn 17 tuổi và là người trẻ nhất nhận giải Nobel Hòa bình trong lịch sử giải thưởng này.

Bất tuân dân sự và bất bạo động

Cẩm nang biểu tình Hồng Kông

Nguyên tác Anh ngữ: Phong Trào OCLP
Chuyển ngữ: Hà Giang/Người Việt

LTS – Cuộc biểu tình tại Hồng Kông trong tuần vừa qua, kéo dài hơn một tuần, có khi lên đến cả trăm ngàn người tham dự, tạm kết thúc với dự định sẽ có cuộc đối thoại giữa người biểu tình và chính quyền. Ðiều khiến nhiều người trên toàn thế giới ngạc nhiên, và khâm phục, là không hề có bạo loạn xảy ra. Vài ngày trước khi bắt đầu biểu tình, giới lãnh đạo phong trào Occupy Central with Love and Peace (OCLP) cho phổ biến một “cẩm nang” ngắn, nêu lên tinh thần bất bạo động của cuộc biểu tình cùng các hướng dẫn căn bản trong trường hợp bị bắt. Tòa Soạn chuyển ngữ toàn bộ cẩm nang này để gởi đến độc giả.

Bất tuân dân sự

Khi Trung Quốc xây xong đường băng, Việt Nam chiến thắng?!

RFA

Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội
https://anhbasam.files.wordpress.com/2014/10/h152.jpg?w=314&h=185
Theo Tuổi trẻ.vn, ngày 7-10, Tân Hoa xã của Trung quốc đưa tin nước này đã xây xong đường băng dành cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm.

Xong bàn đạp cho “Vạn lý trường thành trên biển”


Đó là động thái mới nhất nằm trong một chuỗi những hành vi ngang ngược mang tính xâm lược, kéo dài công khai nhiều năm nay nhằm khẳng định cái mà TQ gọi là chủ quyền của mình ở Hoàng Sa của VN.
Với việc ồ ạt xây dựng những đảo đá nhân tạo, những sân bay quân sự,TQ đã đặt được bàn đạp để thôn tính khoảng 90% diện tích biển Đông theo mục tiêu “Đường chín đoạn”, “Vạn lý trường thành trên biển”.

Hoàn thành trước thời hạn “lộ trình của Hội nghị Thành Đô”?

Từ “con tự do” cho tới “con ốc vít”…

Canhco -RFA

Người Cộng sản rất giỏi nói lời khuất tất. Họ giỏi vì lâu ngày không ai vạch ra điều mà họ cố tình giấu diếm một phần do hệ thống công an trị quá bạo liệt khiến ai có chút can đảm muốn phơi bày đều phải tự xét trước khi buông lời chỉ trích.
Đó là trước đây hơn hai mươi năm, khi những cơn gió từ thế giới hiu hiu thổi vào nền kinh tế bao cấp mang theo hơi hướm thông tin nhỏ giọt từ bên ngoài. Còn bây giờ, thông tin đã thành bão, giấc mơ bịt miệng nhân dân của lãnh đạo đã tan vỡ, những mảnh vỡ ấy đâm thấu tim gan xã hội và làm cho tiếng ta thán của cộng đồng ngày một lớn hơn.

Bế tắc ở sông Mekong

Kính Hòa, phóng viên RFA

2014-10-09
Những hệ thống đập nằm dọc trên sông Mekong
Những hệ thống đập nằm dọc trên sông Mekong  -Courtesy internationalrivers.org
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Ngày 8 tháng 10 năm 2014 tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ, tổ chức phi chính phủ Stimson tổ chức một cuộc hội thảo về những tác động môi trường do việc xây dựng các đập nước khổng lồ trên dòng chính sông Mekong. Cuộc hội thảo bàn tới các xung đột quyền lợi của các quốc gia có sông Mekong chảy qua. Chủ trì cuộc hội thảo là Tiến sĩ Richard Cronin, giám đốc chương trình Đông nam Á của tổ chức Stimson. Hội thảo cũng có một diễn giả đến từ Trung quốc là bà Yongmin Bian hiện đang nghiên cứu về luật môi trường tại đại học Georgetown, Hoa Kỳ.

Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới


(Tin tức 24h) – Những bất đồng về hệ tư tưởng giữa Liên Xô và Trung Quốc lại “được đổ thêm dầu vào lửa” bằng các bất đồng trong việc phân định biên giới.
Thực hiện các chỉ thị từ Bắc Kinh, dân Trung Quốc tìm đủ cách làm thay đổi đường biên giới nhằm “mở rộng lãnh thổ”.

Hợp tác mới trong quan hệ Việt–Mỹ

Ngoại trưởng hai bên vừa có cuộc gặp ở Washington DC
Quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam dường như đang được Hà Nội nhiệt tình đón nhận.
Đối với các nhà phê bình và cải cách, động thái này dường như vẫn chưa được nhiều người ủng hộ rộng rãi vì nhiều lý do, đặc biệt là hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa có dấu ấn nào rõ nét.

Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái


120730123442-jerusalem-skyline-horizontal-gallery

Nghiencuuquocte

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896. Trong cùng cảnh ngộ tương tự, nhiều sắc tộc, dân tộc khác trong cùng khu vực Lưỡng Hà đã bị tiêu vong hoặc đồng hóa từ lâu. Nhưng ngược lại, mặc dù chịu những đau khổ, mất mát (như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã rồi nạn lưu đày, trại tập trung) nhưng người Do Thái không chỉ duy trì được tôn giáo, văn hóa, nòi giống, bản sắc của mình, mà có những ảnh hưởng vượt trội trong cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng góp vào sự tiến bộ chung của nhân loại.

Tham vọng và âm mưu chiến lược của TQ ở biển Đông

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

2014-10-09
Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường băng cho máy bay trên đảo Yongxing (đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng đường băng cho máy bay trên đảo Yongxing (đảo Phú Lâm) thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Nguồn: Sina.com
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf

Tân hoa xã  vào ngày 7 tháng 10 vừa qua loan Trung Quốc vừa hoàn thành đường băng dài 2000 mét trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Trong khi đó lâu nay cũng có cảnh báo về mối nguy của việc Trung Quốc cho cải tạo, xây dựng một số khu vực đảo đá mà họ chiếm được trước đây tại Trường Sa thành căn cứ quân sự cả không và hải quân.
Vậy đó là những mối nguy gì và phản ứng của một số nước chịu ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam ra sao?

Chuẩn bị cho vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông?

Chống tham nhũng: Tập Cận Bình chùn bước trước hổ?

media
Ngày 15/11/2012, ông Tập Cận Bình (trái) ra mắt báo chí trên cương vị lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, ít tháng sau ông phát động chiến dịch chống tham nhũng rộng lớn trong đảng.REUTERS/Carlos Barria/Files

Hôm qua, 08/10/2014, chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức lễ bế mạc chiến dịch kéo dài 16 tháng nhằm tân trang lại hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ, vốn bị hoen ố nghiêm trọng do nạn tham nhũng.

Đài Loan có thể bố trí tàu tuần tra lớn tại đảo Ba Bình – Trường Sa

media
Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông DR

Theo hãng tin Đài Loan CNA, chính quyền Đài Bắc không loại trừ khả năng đưa loại tàu tuần duyên trọng tải 3000 tấn đến đặt căn cứ tại đảo Ba Bình ở vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Ông Trịnh Chương Hùng (Cheng Chang-hsiung), chỉ huy phó lực lượng tuần duyên Đài Loan đã xác định điều này vào hôm qua, 08/10/2014.

Người Việt ít cần ‘món ăn tinh thần’?

Văn hoá nghệ thuật nói chung luôn được coi là đỉnh cao của trí tuệ và văn minh nhân loại.
Mục đích của chính của nghệ thuật là giúp cho con người hướng tới những giá trị cao đẹp: Chân, thiện, mỹ.

Lãnh đạo HK ‘nhận tiền bí mật’

BBC

Ông Lương Chấn Anh đang gặp nhiều khó khăn
Ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong Kong, đã nhận số tiền hàng triệu Mỹ kim của một công ty Úc niêm yết trên sàn chứng khoán, theo hãng truyền thông Fairfax.
Hãng này nói họ đã nhìn thấy những tài liệu mật cho thấy công ty kỹ thuật UGL trả cho ông Lương 6,4 triệu đô la Mỹ.

Có nên để lại một đống nợ cho con cháu chúng ta?


 Trích : -Theo tài liệu của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, IMF, WB… nợ nước ngoài của Việt Nam khoảng 140 tỉ USD (đô la Mỹ), gồm cả nợ công và nợ nhà nước bảo lãnh cho các tổng công ty, tập đoàn của nhà nước. Hiện nay một số nợ đã qua giai đoạn ân hạn. Chắc chắn “con cháu” phải è cổ trả những món nợ chúng không xài bao giờ!
Ở xứ nào khác thì dân lo sốt vó và sợ đói vì số nợ 140 tỉ USD = 2.940.000.000.000.000 VNĐ với hối suất 21.oo0 VNĐ/ 1 USD- bỏ cái “lẻ” luôn  (lẻ chừng 150 VND  X 140 tỉ lần) – Ở xứ ta dân hạnh phúc lắm lắm, có đảng và nhà nước lo ,phẻ re hà.
Trong mục điểm tin hôm qua , có bản tin là tất cả nợ ( Chính phủ + Doanh nghiệp) là 180 tỉ USD.

Basam

Trần Quí Cao
08-10-2014
Nhân nghe ông Chủ Tịch nước Việt Nam Cộng Sản nói trước, rồi ông Phó Thủ Tướng nói sau, đại ý chung rằng: “đất đai có mất, biển đảo có mất, chúng ta không đòi được thì con cháu chúng ta đòi!”. Lập tức nghĩ tới đạo lý của ông bà: “nước mắt chảy xuôi”.

Tham kiến với bài “Tản mạn về Dân chủ” của Nguyễn Thế Duyên

Basam

Đào Văn Tùng
08-10-2014
Những ngày qua, tôi đang chú tâm theo dõi trang Ba Sam điểm tin về biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông. Không rõ với dụng ý gì, ngày quốc khánh Trung Quốc 01/10/2014, Nguyễn Thế Duyên xọt vào trang Ba Sàm bài “Tản mạn về Dân chủ”. Kiện tướng về Dân chủ đây rồi ! – Tôi ngỡ vậy. Đọc lần 1 rồi lần 2 bài “Tản mạn về Dân chủ” nầy, tôi có cảm giác như mình sa vào “Mê hồn trận”. Dầu không hiểu thật thấu đáo ý tác giả, nhưng tôi nhận ra ngay Thế Duyên không phải là dân quèn như tác giả tự giới thiệu, cũng không phải là “cao thủ”, chỉ xứng tầm một Dư Luận Viên nghiệp dư vừa rời lớp tập huấn ngắn ngày.

Cụ VŨ KHIÊU ngày càng KỆCH CỠM, LỐ BỊCH

Tễu

Phamtayson :  Nhìn bức hình này giống y chang một tên hán cẩu (không xúc phạm toàn dân Trung hoa) – Tổ tông Việt ta gần đây ,trong giới Sĩ phu… tức là giới có ảnh hưởng và dẫn đầu xã hội đều mặc áo dài và đội khăn đóng mà không quốc gia nào có, chứ đâu có kiểu đội trách cá kho và cái áo thụng nhà Hán.- Thích câu đối sau :

假教師滿劫筆奴玷辱先賢武族
偽英雄終身犬馬羞慚列祖鄧家

Phiên âm:
Giả giáo sư, mãn kiếp bút nô, điếm nhục tiên hiền Vũ tộc
Ngụy anh hùng, chung thân khuyển mã, tu tàm liệt tổ Đặng gia.