(Tin tức 24h)
– Những bất đồng về hệ tư tưởng giữa Liên Xô và Trung Quốc lại “được đổ
thêm dầu vào lửa” bằng các bất đồng trong việc phân định biên giới.
Thực hiện các chỉ thị từ Bắc Kinh, dân Trung Quốc tìm đủ cách làm thay đổi đường biên giới nhằm “mở rộng lãnh thổ”.
Xung đột biên giới lần đầu xảy ra vào mùa hè năm 1960
trên phía tây đường biên giới Xô – Trung, khu vực đèo Buz-Aigyr trên
lãnh thổ Cộng hòa Kyrgystan.
Vào thời gian đó, các vụ đụng độ thường chưa biến
thành xung đột vũ trang và mới chỉ dừng ở mức người Trung Quốc trắng
trợn vi phạm đường “biên giới được phân định một cách không công bằng” –
dĩ nhiên là theo quan điểm của phía Trung Quốc.
Nhưng tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Nếu
như trong suốt cả năm 1960 mới chỉ ghi nhận được gần 100 vụ việc vi phạm
biên giới thì trong năm 1962, con số trên đã là 5.000.
Từ năm 1964 đến năm 1968 chỉ riêng khu vực biên giới
của Quân khu biên phòng Thái Bình Dương đã có tới hơn 6.000 vụ lính và
dân Trung Quốc trắng trợn vi phạm đường biên giới.
Đến giữa những năm 60, Kremlin nhận thức được rằng,
đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới với Trung Quốc – gần 10.000
km, kể cả “vùng đệm” là Mông Cổ – bây giờ đã không chỉ không còn là
“đường biên giới hữu nghị” mà trên thực tế là hoàn toàn trống trải trước
một quốc gia đông dân nhất thế giới và có một lực lượng lục quân cũng
đông nhất trên thế giới.
Lực lượng vũ trang Trung Quốc tuy trang bị kém hơn
Quân đội Liên Xô hoặc Quân đội Mỹ nhưng không phải là yếu. Do đã có
những đúc rút cụ thể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên mới xảy ra trước đó,
nên lúc này cả các chuyên gia quân sự của cả Matxcova lẫn Washington
đều đánh giá Quân đội Trung Quốc một cách nghiêm túc hơn.
Nhưng Mỹ cách Trung Quốc cả một đại dương, còn
Matxcova trong bối cảnh này phải “một đối một” trong cuộc đối đầu với
nước láng giềng vốn là đồng minh cũ.
Trong khi Liên Xô rút và giảm quân ở Vùng Viễn Đông,
Trung Quốc lại làm ngược lại- điều động thêm lực lượng đến khu vực Mãn
Châu Lý giáp biên giới với Liên Xô. Chính tại khu vực này, vào năm 1957,
Trung Quốc bắt đầu bố trí các “cựu chí nguyện quân Trung Quốc” rút về
từ Triều Tiên.
Chỉ dọc 2 con sông Amur và Ussuri Chính quyền Trung
Quốc đã bố trí tới 100.000 cựu quân nhân. Trước những diễn biến trên,
Liên Xô bắt buộc phải tăng cường đáng kể việc bảo vệ biên giới vùng Viễn
Đông của mình.
Ngày 4/2/1967 Trung ương ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ
trưởng Liên Xô đã ra sắc lệnh: “Về tăng cường bảo vệ biên giới với nước
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Tại khu vực Viễn Đông Liên Xô đã thành lập mới Khu
biên phòng độc lập ngoại Baikal và xây dựng 126 đồn biên phòng, trên
biên giới với Trung Quốc đã xây nhiều con đường mới, các công sự – công
trình quốc phòng, các khu vực phòng thủ cùng một hệ thống tín hiệu báo
động.
Nếu như trước khi xảy ra xung đột mật độ lính biên
phòng Liên Xô tại khu vực biên giới với Trung Quốc là ít hơn 1 người/01
km biên giới thì đến năm 1969, tỷ lệ này là 4 chiến sỹ biên phòng /01
km.
Một đội lính tuần tra biên phòng Liên Xô trên biên giới với Trung Quốc, 1969 .Ảnh: Lưu trữ ảnh TASS |
Tuy nhiên có một thực tế là dù có được tăng cường mạnh
như vậy thì Bộ đội biên phòng Liên Xô cũng không thể bảo vệ biên giới
trong trường hợp có một cuộc xung đột quy mô lớn.
Đến thời gian đó, chính quyền Trung Quốc đã điều từ
sâu trong nội địa đến khu vực biên giới thêm 22 sư đoàn nữa. Tổng quân
số Trung Quốc ở khu vực giáp biên giới với Liên Xô lên tới 400.000
người.
Tại khu vực Mãn Châu Lý, Trung Quốc đã xây dựng một cơ
sở hạ tầng quân sự rất mạnh gồm: các khu vực công trình phòng thủ, hầm
trú ẩn, hệ thống đường sắt và các sân bay quân sự.
Đến cuối những năm 60, cụm quân phía Bắc của PLA đã có
trong biên chế 9 tập đoàn quân binh chủng hợp thành (44 sư đoàn, trong
đó có 11 sư đoàn bộ binh cơ giới), hơn 4.000 xe tăng và 10.000 khẩu
pháo. Ngoài bộ đội thường trực, Trung Quốc còn có thể nhanh chóng huy
động dân quân với tổng quân số tương đương với 30 sư đoàn bộ binh.
Nếu xảy chiến sự thì về phía Liên Xô chỉ có trong tay
20 sư đoàn cơ giới hóa của Quân khu Ngoại Baikal và Quân khu Viễn Đông,
nhưng tất cả các đơn vị của Quân khu Viễn Đông trong suốt 10 năm tính
đến thời điểm đó được xếp loại là các đơn vị hậu phương và được trang bị
vũ khí và trang bị kỹ thuật theo nguyên tắc “còn gì cấp nấy” (đó là
chưa kể đến trình độ huấn luyện).
Tất cả các đơn vị tăng của Quân khu Ngoại Baikal dưới
thời Khrushev hoặc bị giải thể hoặc được điều chuyển sang phía Tây dải
Ural (vùng lãnh thổ Châu Âu để đối đầu với NATO –ND). Một trong 2 sư
đoàn tăng của Quân khu Viễn Đông cũng chịu số phận tương tự.
Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã xây
dựng tại khu vực Viễn Đông và Ngoại Baikal nhiều công trình phòng thủ
kiên cố đề phòng trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Sau năm
1945, những tuyến phòng thủ này bị quên lãng và đến thời Khrushev thì bị
bỏ hoang hoàn toàn.
Từ giữa những năm 60, giới lãnh đạo Xô Viết buộc phải
khẩn cấp khôi phục lại các tuyến phòng thủ này và điều từ phía Tây sang
Viễn Đông các xe tăng đang niêm cất và bảo quản tại các kho từ cuối
chiến tranh thế giới lần thư hai – chúng không còn thích hợp để chống
lại các xe tăng hiện đại của Mỹ, phần lớn động cơ của chúng đã hết tuổi
thọ, – chúng không thể tham gia tấn công, nhưng dù sao cũng có thể sử
dụng để đánh trả các đợt tấn công theo chiến thuật biển người của Lục
quân Trung Quốc.
Kì trước: Bài học Trung Quốc: Thời kì trăng mật |
Đón đọc Phần 3: Bắc Kinh run sợ
Lê Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét