Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Hai nước Trung-Việt tổ chức vòng tham vấn lần thứ ba Nhóm công tác chung về cùng khai thác phát triển trên biển

CRI

2014-10-11 14:11:22     Xin Hua
Theo Tân Hoa xã: Nhóm công tác chung về cùng khai thác trên biển hai nước Trung-Việt đã tổ chức vòng tham vấn thứ ba tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Trưởng nhóm phía Trung Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới Biển đảo Bộ Ngoại giao Dịch Tiên Lương và Trưởng nhóm phía Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Bộ Ngoại giao Trần Duy Hải đã dẫn đoàn tham dự.
Hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến về việc cùng nhau khai thác phát triển trên biển, và đồng ý tuân thủ nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo hai nước, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy cùng nhau khai thác phát triển trên biển.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được nhận thức chung về thành lập Nhóm công tác chung về cùng nhau khai thác phát triển trên biển, Nhóm công tác chung về hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác chung về hợp tác về tài chính-tiền tệ.

Phẫn nộ và bất lực!

Nguyễn đình Bổn FB



Bất kỳ ai, nhìn thấy bức ảnh được chia sẻ trên facebook này đều cảm thấy phẫn nộ và bất lực. Người mẹ trẻ đi xe máy chở con, có vẻ như học mẫu giáo trở về nhà, trên con đường của một thành phố lớn nhất nước, thành phố được ngợi ca “văn minh hiện đại” đã gần như chìm trong dòng nước lũ. Một chiếc xe hơi trờ tới, dù bị ngã, hình như đang kẹt chân, nhưng người mẹ trẻ vẫn dùng một bàn tay để chặn đầu chiếc xe hơi, cố bảo vệ con mình, trong khi đó bàn tay bé bỏng của em bé, thảng thốt níu lưng áo mẹ khi cơ thể em gần như chìm sâu trong nước, trong sự tuyệt vọng!

Yêu cầu bà Angela Merkel đặt vấn đề NQ trong dịp Nguyễn Tấn Dũng đi Đức

DienDanCTM

Prof.Dr. Johannes Kals đại diện 158 chính giới trí thức Âu châu đề nghị Bà Merkel
khi gặp Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trả tự do cho LS Lê Quốc Quân
Chính giới và trí thức Âu châu hôm qua đã cùng ký tên trong một lá thư đệ đạt đến Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền với thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến ghé thăm nước này vào tuần tới đây.

Lời kêu gọi thực thi Quyền Được Biết của người dân: “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô”




Để tiếp tục thực hiện điều “Chúng Tôi Muốn Biết”, một văn bản “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô” sẽ được trao cho Quốc hội vào ngày:

Thứ Tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014, tại:
Ban Dân Nguyện – 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng Quốc hội – 56-58 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Cho đến thời điểm này, tại Hà Nội và Sài Gòn đã lựa chọn ra một số đại diện để trực tiếp đi trao bản yêu cầu cho Ban Dân Nguyện và Văn Phòng Quốc Hội vào ngày 15/10 sắp tới.
Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc. Do đó, chúng tôi xin kính mời mọi người hưởng ứng tham gia vào việc trao yêu cầu này.
Thời gian tập trung tại 2 địa điểm nêu trên là vào lúc 9 giờ sáng.

Đại diện:
Phạm Thanh Nghiên
Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Xuân Nghĩa

Sau đây là nội dung của bản yêu cầu:

Tiếp vụ quan chức đùa dư luận: PGĐ sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế: Chừ có cắt chức cũng chả vấn đề gì cả!

Motthegioi

Đăng Bởi – 15:52 11-10-2014
Ông Hồ Viết Tư: "Họ không cho tôi làm người lương thiện". Ảnh: L.Đ.Dũng.
Ông Hồ Viết Tư: “Họ không cho tôi làm người lương thiện”. Ảnh: L.Đ.Dũng.
Trả lời về việc khi mình đang là Phó giám đốc sở nhưng không chịu dời nhà, giao mặt bằng làm đường, không sợ tai tiếng, ông Tư, nói: “Chao ôi anh sợ chi chuyện nớ em. Chừ có cắt chức anh thì chả có vấn đề gì cả. Nhưng mất của anh 200 triệu đồng thì cuộc đời làm phó giám đốc của anh có bòn được 2 chục triệu đâu…

Sở hữu của toàn dân

Alan Phan

Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.

Tìm lời giải về nội dung lời ghi sổ tang chị Võ Thị Thắng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Cán bộ lão thành (Nguyên Ban TCTW)


Chị Võ Thị Thắng ra đi đã để lại trong lòng mọi người niềm thương tiếc vô hạn, sự khâm phục và lòng biết ơn người nữ anh hùng kiên cường bất khuất trước quân thù, nụ cười của chị là nụ cười của dân tộc, của chiến thắng. Thương tiếc chị Võ Thị Thắng tôi tìm đọc những dòng chữ của mọi người ghi trong sổ tang. Nếu chị biết (tin rằng chị biết) được những lời chia ly của mọi người hẳn chị sẽ rất ấm lòng. Tuy nhiên tôi rất phân vân và có thể nói sửng sốt khi đọc lời ghi sổ tang của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với cương của ông đang giữ phải nói là rất trọng trách của Nhà nước và của Đảng Cộng sản Việt Nam vì ông còn là ủy viên Bộ Chính trị và trước đó ông đã từng giữ chức Thường trực Ban Bí thư TW Đảng thì việc ghi sổ tang đối với một ủy viên TW nhất là đối với chị Võ Thị Thắng thì ông phải cân nhắc dữ lắm, có thể nói từng câu từng chữ một. Tôi suy nghĩ nhất đoạn ông viết “Thời nào cũng có kẻ hiểm ác, giấu mặt đối xử bất nhân nhưng Võ Thị Thắng vẫn lại hiêng ngang ngẩng cao đầu: ”Sống vĩ đại, chết vinh quang”” vì nhận thấy nó chứa ẩn ý sâu xa hình như ông Sang ám chỉ tới một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó đã đối xử ác hiểm với chị Thắng.

Chúng tôi không định lật đổ chính quyền

Procontra

Đái Diệu Dình
Phạm Thị Hoài dịch
Ông Đái Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting, 1964), Phó Giáo sư Luật tại Đại học Hồng Kông, cùng một đồng nghiệp cũng thuộc Đại học Hồng Kông, Phó Giáo sư Xã hội học Trần Kiện Dân (Chan Kin-man) và mục sư Tin lành Chu Diệu Minh (Chu Yiu-ming) là ba người tổ chức Phong trào Chiếm Trung 2014 tại Hồng Kông. Sau khi chính quyền Đặc khu này hủy bỏ cuộc đối thoại với những người biểu tình, từ tối hôm qua, thứ Sáu 10/10/2014, hàng ngàn sinh viên lại kéo về khu trung tâm thương mại thành phố. Sau đây là phỏng vấn của Đái Điệu Đình dành cho tờ Spiegel.

‘Mạng xã hội là nguồn tin chính ở VN’

Máy tính, điện thoại và máy tính bảng đang được dùng để đọc tin.
Vài năm gần đây là một giai đoạn đáng quan sát trong lịch sử báo chí Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Công Khế nói về những ‘điều cấm kỵ’ (*)

Danquyen

Nguồn: Theo Thanh Niên
Lê Ngọc Dương Cầm  (thực hiện)

Trong bài phỏng vấn này, ông Nguyễn Công Khế đã nói rất mạnh dạn những điều, gọi là cấm kỵ, mà chúng ta cũng phần nào biết đến.
Chẳng hạn như trong vụ tố cáo tham nhũng Năm Cam ông tiết lộ:
“Tuy nhiên, anh Hùng có đề nghị tôi nên gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Triết, lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM vì anh Triết được Bộ Chính trị giao cho chỉ đạo vụ án này. Khi gặp anh Triết, anh đọc rất kỹ một bài báo với chỉ một trang A4 của phóng viên Hoàng Hải Vân, mà anh phải đọc kỹ gần 2 tiếng đồng hồ.

MỘT SỸ QUAN AN NINH TÀI NĂNG CỦA ĐCSVN ĐÃ GIÁC NGỘ

Basam

Nguyễn Thanh Giang
H112-10-2014
Ngày 5 tháng 5 vừa qua, đúng vào lúc giàn khoan HD 981 vừa đột nhập vào lãnh hải của ta làm cả nước sục sôi căm giận và đang cần có nhiều tiếng nói cất lên để thị uy trước nhà cầm quyền Trung Quốc đồng thời đánh động dư luận quốc tế thì nhà cầm quyền Việt Nam ra lệnh bắt khẩn cấp công dân Nguyễn Hữu Vinh theo Điều 258, Bộ luật Hình sự.
Bộ Công an cho biết, việc bắt giữ ông Vinh được thực hiện sau khi cơ quan công an đã thực hiện nhiều biện pháp vận động, thuyết phục ông này dừng hành vi chống phá Đảng, Nhà nước nhưng không được.

Một trong các tờ báo “lề phải” của Đảng kể tội ông Nguyễn Hữu Vinh như sau: