Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Tiêu điểm: Báo Nhân Dân bất ngờ công kích EU và Australia

VNTB

VNTB: Sau một thời gian có vẻ nhẫn lặng, Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – bất ngờ đưa bầu không khí nhân quyền trở lại năm 2012 – thời gian có đến 48 người bất đồng chính kiến và blogger bị bắt và truy tố, cũng là lúc mà trên tờ báo này hừng hực tuyên ngôn “Xã hội dân sự là một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”.
Vào lần này, đối tượng công kích của Nhân Dân không chỉ là “đối tượng chống phá trong nước” và “các tổ chức thù địch” như Việt Tân, Voice, Dân Làm Báo…, mà trực diện vào Liên minh châu Âu (EU) và Đại sứ quán Australia, chỉ trích những cuộc hội thảo quốc tế mà các cơ quan này tổ chức là “không tuân thủ luật pháp Việt Nam”.

Ba tháng mất một tỉ đôla, bao giờ Việt Nam vỡ nợ?

Thongluan / VNTB

“…Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
Ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam (CIEM) cho biết trong một cuộc hội thảo hồi cuối năm 2013 (22/11/2013) rằng cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla)
(tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd) . Đấy là hồi cuối năm ngoái, khi mọi chuyện vẫn “bình thường” nhất là quan hệ với Trung Quốc vẫn “tốt đẹp”. Sau sự kiện Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 đặt sâu vào trong lãnh hải Việt Nam khiến quan hệ hai nước nổi sóng, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động gây chết người Trung Quốc tại Vũng Áng thì sự trả đũa và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam không biết diễn biến thế nào mà mới đây, ngày 7/8/2014 trong Hội nghị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư tại Đà Nẵng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải thốt lên “Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ…”.

***TIN NGÀY 19/8/2014 -Thứ Ba.

Posted by phamtayson on 19/08/2014



Chính trị – Xã hội

Philippines lên án Trung Quốc về các cuộc ‘tuần tra chủ quyền’  -(VOA)   >>>   TQ dùng tàu cá làm lực lượng bành trướng chủ quyền ở Biển Đông
Trung Quốc có thể triển khai S-400 trên các đảo đã chiếm của Việt Nam? (GDVN)   >>>   Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi muốn mua vũ khí từ Nga?
“Việt Nam sẽ không cho ai thuê Cam Ranh, tàu Mỹ có thể dùng dịch vụ”  – (GDVN) -“Chính sách của Việt Nam dứt khoát không cho bất kỳ ai thuê quân cảng Cam Ranh, nhưng có thể định kỳ cung cấp dịch vụ duy tu hậu cần cho tàu chiến Mỹ có thể là một lựa chọn chấp nhận được, Thời báo Hoàn Cầu bình luận*** Nó ra lệnh thấy chưa.
Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng biển Đông   -(NLĐ)   —  Giỡn mặt với Obama, Trung cộng sẽ mất VNCS và Phi châu!   -(TGM)   —  Biển Đông: Mỹ Nói, TC Làm  -(Việt Báo)
Quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt đang ở đâu?  -(VOA)

“Quan” Hội nông dân tỉnh đánh người nhưng cũng có ưu điểm


*** Lãnh tụ cọng sản Liên xô Khrushchev (1954-1964 trị vì)  dã rút giày gõ lên bàn họp ở ĐHĐ LHQ (phiên họp 1960).Lịch sự thừa của lãnh tụ.Mấy tay này đánh nhau có gì đâu mà ầm ĩ.

(Tin tức pháp luật) – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam vừa bị kỷ luật khiển trách do ra tay đánh cấp dưới là phó chủ tịch hội này.

Bài báo trên Vietnamnet mà Ông Dương trọng Đông phản hồi.

Mỹ khiến TQ hiếu chiến hơn ở Biển Đông?

Khi Tổng thống Obama tuyên bố quần đảo Senkaku nằm trong diện bảo hộ của Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, Trung Quốc đã rút lui và căng thẳng hạ nhiệt. Vấn đề là ở Biển Đông đang thiếu vắng một cấu trúc cho phép các bên có thể phán định được đâu là giới hạn không nên bước qua, từ đó ngăn chặn những toan tính sai lầm – cựu Đại sứ Mỹ tại Đức nhận định.
LTS:VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 2 cuộc bàn tròn với chủ đề: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và lựa chọn cho Việt Nam.
Biển Đông, Putin, Giàn khoan, Nga, Trung Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa, bằng chứng chủ quyền, tòa quốc tế
Từ trái qua phải: TS Nguyễn Hùng Sơn, Đại sứ Bindenagel và Nhà báo Việt Lâm
Vai trò của Mỹ
Nhà báo Việt Lâm: Chúng ta đã phân tích các khía cạnh liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong một cục diện mới đang hình thành hiện nay thì Mỹ có vai trò như thế nào?

Phản hồi của ông Dương Trọng Đông, cựu sĩ quan quân đội

Basam

H1DƯƠNG TRỌNG ĐÔNG – CỰU SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Đôi lời: Đây là bài phản hồi của ông Dương Trọng Đông, cựu sĩ quan QĐ, liên quan tới bài phỏng vấn của phóng viên Việt Lâm đăng trên VNN: Mỹ khiến TQ hiếu chiến hơn ở Biển Đông? cũng như liên quan đến tình hình Biển Đông, quan hệ Việt – Mỹ và Việt Trung. Tác giả cho biết, bài phản hồi này đã được gửi tới TBT báo VNN nhưng không nhận được trả lời, nên gửi đến trang Ba Sàm đăng để rộng đường dư luận.
18-08-2014
Là một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam gần 30 năm trời, hẳn nhiên tôi quý trọng từng ngày, từng giờ hòa bình trên đất nước đã chịu nhiều đau thương của chúng ta. Càng quý trọng hòa bình, chúng tôi càng thấu hiểu giá trị của độc lập dân tộc (ĐLDT), chủ quyền quốc gia (CQQG) mà tôi và các đồng đội đã đổ bao mồ hôi, thậm chí cả xương máu để gìn giữ/bảo vệ.

Cảnh sát đánh dùi cui khiến 3 thanh niên thương vong?

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/130078/phap-luat/canh-sat-danh-dui-cui-khien-3-thanh-nien-thuong-vong.html
19/08/2014, 15:04 (GMT+7)

Dantri / NNVN

Theo nhân chứng kể lại: Khi đi đến đoạn gần giữa đường Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku), một cảnh sát cơ động đánh dùi cui vào người ngồi trên xe vi phạm khiến chiếc xe mất lái, gặp nạn…
Kẹp ba và không đội mũ bảo hiểm, 3 thanh niên bị cảnh sát cơ động đuổi theo.Một người dân chứng kiến sự việc kể lại, vào lúc 21h45 tối 18.8, có 3 thanh niên đi chung trên một chiếc xe máy mang BKS 81B-034.45, không đội mũ bảo hiểm, lưu thông trên đường Nguyễn Tất Thành thì bị cảnh sát cơ động (CSCĐ) phát hiện và đuổi theo yêu cầu dừng xe.
Khi đến đoạn gần ngã ba Phù Đổng – Nguyễn Tất Thành thì một CSCĐ đã dùng dùi cui đánh vào nhóm người ngồi trên xe vi phạm khiến xe máy mất lái, tông vào con lươn. Cả 3 thanh niên đi xe máy đều ngã xuống đường rồi bị thương.

Một CSCĐ quay lại lấy xe của người gặp tai nạn nhưng vấp phải sự phản đối của người dân
Sau khi sự việc xảy ra, 2 CSCĐ đã dắt xe bị nạn vào lề đường, rút chìa khóa xe rồi bỏ đi, để mặc người bị nạn đang bị thương nặng.

Kỳ 43: Từ văn kiện tuyệt mật chống VN đến 600 ngày tăm tối của Mao


Tuy thị lực “gần như bằng 0”, nhưng đầu óc Mao vẫn rất tỉnh táo, sắc sảo, tay Mao vẫn nắm chặt quân đội. Bởi quân đội là điều kiện “ắt có” để khai sinh và bảo vệ chế độ của Mao – như Mao từng tuyên ngôn: “Chính quyền vươn lên từ nòng súng”!

Một thế giới

Ảnh và chú thích của Tư liệu VNCH tháng 3.1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 từ Hoàng Sa trở về trong sự reo mừng của hàng ngàn người dân Việt Nam đang đón chờ
Ảnh và chú thích của Tư liệu VNCH tháng 3.1974: Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ.16 từ Hoàng Sa trở về trong sự reo mừng của hàng ngàn người dân Việt Nam đang đón chờ

Đời Mao, có 600 ngày phải chìm trong bóng tối bởi mắt bị mờ dần, rồi không nhìn thấy hẳn – bất hạnh đó đến liền ngay sau những ngày đầu Mao “đụng tới” Hoàng Sa…

GIỠN MẶT VỚI OBAMA, TRUNG CỘNG SẼ MẤT VNCS VÀ PHI CHÂU!

Thế giới mới

Hà Nhân Văn
Bấy lâu nay, Nga Sô – Trung cộng ra mặt coi thường huyền ngọc Barack Obama, cả hai chủ quan đã quên rằng, sau huyền ngọc Barack còn Uncle Sam. Sáu năm trước Uncle Sam đã chọn chàng da đen – trắng để lãnh một sứ mạng vĩ đại lừng lững bước lên 2 đấu trường: Á Đông – Thái Bình Dương và Phi châu. Obama âm thầm giả bộ làng nhàng “passive”, dồn sức vào Obamacare để làm nên lịch sử. Sau khi hóa kiếp được Bin Laden, Hoa Kỳ chuyển trục từ Âu qua Á. Cho đến mùa Hè này, sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan “đá nổi trên biển cả” HD 981 vào thềm lục địa VN, tưởng rằng đi vào cõi không người, múa gậy vườn hoang. Bắc Kinh đã cống hiến cho Hoa Kỳ một cơ hội vàng, trở lại VN và ĐNA kéo theo Nhật Bản rồi Ấn Độ, hô phong hoán vũ, không mất một viên đạn, một xu teng, Hoa Kỳ trở lại VN thật “ngon lành”. Trong 2 tuần lễ đầu tháng 8, cựu TT Bill Clinton rồi 3 nghị sĩ Mỹ, Dân Chủ và Cộng Hòa, đầy quyền lực đến Hà Nội. Coi như cầm chắc Ông Ba Đỏ TC mất đồng chí VN mà Ông Ba đã dầy công mua chuộc, củng cố sau Thượng đỉnh Việt-Trung Thành Đô, Ông Ba đã giúp Uncle Sam “bất chiến tự nhiên thành”. VN đang chuyển hướng, xoay chiều. Nhật Bản đóng vai ủy nhiệm. Đài Loan nghiễm nhiên sẽ trở lại Hoa Lục qua ngả VN. Vào cuối năm 2014, Đài Loan sẽ là nước thứ 2 đầu tư nhiều nhất ở VN.

Thư của GS Pierre Darriulat gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Nguồn: Diễn Đàn  – Basam

18-08-2014
Gửi tới: Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kính thưa Bộ trưởng,
Xin thứ lỗi cho tôi vì làm mất thời gian của Bộ trưởng.
Là một công dân Pháp nhưng tôi đã sống ở Hà Nội 15 năm nay, một cách tự nguyện, tôi dành phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển vật lý thiên văn ở Việt Nam -qua đào tạo và nghiên cứu- đặc biệt tôi đã tập hợp và đào tạo một nhóm các nhà vật lý trẻ bao gồm ba thực tập sinh sau tiến sĩ, hai nghiên cứu sinh (sẽ bảo vệ vào cuối năm nay và năm sau) và một học viên cao học.

Ngoại giao Việt Nam: Hoa hòe màu mè

Basam

Hình tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp tướng Martin Dempsey ở Đà Nẵng. GS Nguyễn Văn Tuấn
18-08-2014
Hình tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp tướng Martin Dempsey ở Đà Nẵng.
Tôi để ý thấy một trong những điểm Việt Nam không giống ai là … màu mè. Nói theo cách nói dưới quê tôi là hoa hoè. Hãy xem những buổi tiếp kiến ông Đại tướng Mĩ Martin Dempsey. Đi đâu cũng thấy bông (hoa). Xuống phi trường Đà Nẵng ông bị tống ngay một bó bông chình ình. Còn mấy cô gái trông xinh xinh đứng đó cầm bông chẳng biết để làm gì? Quân đội thì cần gì bông với hoa? Màu mè một cách không cần thiết. Màu mè đến độ … chướng mắt. Định làm ra vẻ văn minh, nhưng chắc gì người nhận xem đó là văn minh.

Đại học Việt Nam: Mơ đẳng cấp quốc tế nhưng hành động ‘khác người’?

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/192874/mo-dang-cap-quoc-te-nhung-hanh-dong–khac-nguoi–.html
Nguyễn Văn Tuấn
- Chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo.
Rơi rớt tư duy bao cấp
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học VN. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học VN.

Sài Gòn qua bao mùa nhạt phai






Song Chi. – RFA

Từ tháng 3.1975 đến khi rời VN vào cuối tháng 4.2009, tôi sống ở Sài Gòn. 34 năm. Chưa kể những khoảng thời gian đứt quãng trước 30.4.1975. Vì vậy, dù gốc Huế và sinh ở miền Trung, không có gì lạ khi tôi gắn bó với Sài Gòn.
Từ khi xa Sài Gòn, tôi đã có dịp lang thang qua nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Và cứ mỗi lần ngắm nhìn những thành phố xinh đẹp, hài hòa từ quy hoạch tổng thể cho tới từng chi tiết, những thành phố có đời sống tinh thần phong phú, thú vị nhưng rất đỗi bình yên…tôi lại chạnh nhớ về Sài Gòn.

Thực tế tình trạng bất ổn tại Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Công an trên đường phố.
Công an trên đường phố. AFP
Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng kêu gọi lực lượng công an phải làm tốt nhiệm vụ giữ gìn ổn định chính trị, trật tự xã hội.
Vì sao lại có kêu gọi đó và thực tế bất ổn tại Việt Nam do dâu mà ra?
Kêu gọi cũ trong tình hình mới!

Phê phán chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam hiện nay

Kính Hòa, phóng viên RFA

000_Hkg2678165.jpg
Công nhân đô thị chăm sóc công viên Lê Nin ở Hà Nội. AFP photo
Một trong những khía cạnh mà những người tham dự hội thảo nhan đề “Thoát Trung” ở Hà Nội vừa qua đề cập tới là chủ nghĩa cộng sản, cũng như những biến thái của nó là chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao. Mặc dù trong hội thảo này, tranh luận về văn hóa được đưa lên hàng đầu nhưng không tránh khỏi những bàn luận về chính trị xoay quanh ba thứ chủ nghĩa vừa nêu.