Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Thư của GS Pierre Darriulat gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam

Nguồn: Diễn Đàn  – Basam

18-08-2014
Gửi tới: Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Kính thưa Bộ trưởng,
Xin thứ lỗi cho tôi vì làm mất thời gian của Bộ trưởng.
Là một công dân Pháp nhưng tôi đã sống ở Hà Nội 15 năm nay, một cách tự nguyện, tôi dành phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm thúc đẩy sự phát triển vật lý thiên văn ở Việt Nam -qua đào tạo và nghiên cứu- đặc biệt tôi đã tập hợp và đào tạo một nhóm các nhà vật lý trẻ bao gồm ba thực tập sinh sau tiến sĩ, hai nghiên cứu sinh (sẽ bảo vệ vào cuối năm nay và năm sau) và một học viên cao học.


Trong suốt thời gian sống ở Việt Nam, tôi tiếp xúc gần gũi với nhiều sinh viên và nhà khoa học trẻ Việt Nam -đặc biệt những bạn ở nhóm nghiên cứu nhỏ của chúng tôi- và tôi rất lo lắng về khả năng mang lại tương lai mà họ xứng đáng được hưởng. Tôi luôn cố gắng hết sức để ngăn chặn nạn chảy máu chất xám nghiêm trọng mà đất nước đang phải hứng chịu và góp phần nâng cao chất lượng đại học, hiện tại còn thấp hơn rất nhiều so với mức độ mà đất nước xứng đáng có được.
Dĩ nhiên, tôi biết về lịch sử của Việt Nam, đất nước đã phải chịu hậu quả của chiến tranh và nghèo đói trong nhiều thập kỷ, tôi hiểu rõ những nguyên nhân của tình trạng hiện nay. Tôi cũng nhận thấy sự phức tạp trong việc giải quyết những khó khăn này và tôi biết chỉ ra thiếu sót và phê phán thì dễ nhưng khắc phục để phát triển thì khó hơn nhiều.
Tuy vậy, trong suốt những năm qua, tôi đã chứng kiến một số thiếu sót trong hệ thống của chúng ta và nó có xu hướng là nguyên nhân của tình trạng tê liệt và xơ cứng cản trở sự tiến bộ. Phần lớn những thiếu sót này liên quan đến thủ tục hành chính, chỉ một số ít gây ra do thiếu đạo đức. Với tôi, một vài trong số những thiếu sót này có thể được khắc phục mà không mất nhiều công sức. Sống ở Việt Nam, như một người Việt, tôi cảm thấy lo lắng một cách tự nhiên về hình ảnh của đất nước bị làm xấu trong con mắt bạn bè quốc tế.
Tiêu biểu cho những bất cập này là những quy định về việc trao bằng tiến sĩ. Tôi lấy việc này làm ví dụ minh họa cho ý của mình.
Tôi có kinh nghiệm trực tiếp (dĩ nhiên tôi biết nhiều trường hợp khác nữa) với: 1) 3 nghiên cứu sinh thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn giữa Viện Vật lý (Viện Khoa học Việt Nam) hoặc Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội với những trường đại học uy tín của Pháp (Orsay và Paris 6 – Jussieu); 2) một nghiên cứu sinh, hoàn toàn thực hiện luận án tại Việt Nam với Viện Vật lý; 3) hai nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn với hai cơ sở nghiên cứu chất lượng cao Đài thiên văn Paris và Đại học Paul Sabatier tại Toulouse với Viện Vật lý Hà Nội.
Không theo những điều khoản đã được ký kết và viết rất rõ trong thỏa thuận ở cấp cao của các cơ sở tham gia đào tạo, không một ai trong ba sinh viên thực hiện nghiên cứu sinh theo hình thức đồng hướng dẫn nhận được bằng tiến sĩ của Việt Nam. Những sinh viên này đã bảo vệ luận án tại Pháp, sau khi đã thực hiện đầy đủ những điều khoản trong thỏa thuận, nhất là về ngôn ngữ và thành phần hội đồng chấm luận án (tỉ lệ thành viên trong hội đồng từ phía Việt Nam và Pháp). Những sinh viên này đã nhận được bằng của Pháp ngay sau khi bảo vệ cách đây nhiều năm với những lời tán dương từ hội đồng.
Người nhận bằng tiến sĩ từ Việt Nam (không thực hiện theo hình thức đồng hướng dẫn) đã phải đợi một năm từ khi luận án được in  với sự đồng ý của hội đồng cấp bộ môn cho đến hội đồng cấp viện.
Liên quan đến hai nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án theo hình thức đồng hướng dẫn, tôi quyết định để họ bảo vệ tại Hà Nội, với hy vọng rằng quá trình thực hiện có thể sẽ suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, có vẻ mọi việc không được như tôi nghĩ.
Bộ trưởng biết rõ, những bước chính để có thể nhận được bằng tiến sĩ ở Việt Nam là:
  1. Trình bày trước hội đồng gồm 3 thành viên 6 chuyên đề liên quan đến luận án: trực tiếp (3 chuyên đề) và gián tiếp (3 môn học phần tiến sĩ).
  2. Trình bày trước hội đồng gồm 7 thành viên, nếu thành công luận án sẽ được đề nghị bảo vệ ở cấp tiếp theo.
  3. Luận án sẽ được phản biện bởi hai phản biện kín, để đi đến bước tiếp theo luận án phải có được nhận xét tích cực từ hai phản biện này.
  4. Thêm vào đó, nghiên cứu sinh phải chuẩn bị 50 bản tóm tắt luận án để gửi tới một danh sách các chuyên gia và phải thu lại được ít nhất 15 nhận xét tích cực.
  5. Cuối cùng luận án được chấm trước một hội đồng gồm 7 thành viên, trong đó bao gồm 3 phản biện và luận án sẽ được đánh giá bằng bỏ phiếu.
Đối với ngành thiên văn vô tuyến, lĩnh vực mà chúng tôi đang nghiên cứu, ở Việt Nam chỉ có hai chuyên gia, là Giáo sư Đinh Văn Trung ở Hà Nội và Phan Bảo Ngọc ở Thành phố Hồ Chí Minh, cả hai đều là những người được biết đến trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Điều này làm cho việc phản biện kín trở nên khá hài hước, đấy là chưa nói đến 50 chuyên gia đề cập ở bước 4. Trong trường hợp đồng hướng dẫn, đối với đại học ở nước nước ngoài, chỉ cần bước thứ hai là cần và đủ. Trong suốt những năm qua, tôi luôn tự hỏi tại sao Việt Nam lại sử dụng một quy trình phức tạp đến như vậy. Không thể làm như thế mà có thể hy vọng làm tốt hơn đại học khác trên thế giới, những trường có vị trí xếp hạng cao hơn nhiều so với các đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng Thượng Hải. Một lý do đưa ra có thể là để chống lại gian dối; như TS. Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học của Bộ, phát biểu trong một bài phỏng vấn gần đây, khẳng định có tồn tại một vài gian dối. Nhưng tôi tin chắc rằng đại đa số các giáo sư Việt Nam là trung thực và, dù sao đi nữa, cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó, chứ không phải làm cho cuộc sống của những người trung thực trở nên khốn khổ. Dành phần lớn sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình tại một trung tâm nghiên cứu quốc tế, tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và đánh giá luận án tiến sĩ ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Chưa bao giờ tôi gặp những quy định phức tạp giống như ở Việt Nam, và tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy những nhà quản lý học thuật lại thiếu niềm tin vào người hướng dẫn như ở Việt Nam.
Trong bài phỏng vấn mà tôi đã đề cập, TS. Bùi Anh Tuấn có bình luận về mục tiêu đạt được 20’000 tiến sĩ đến năm 2020; ông tán thành phát biểu của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam rằng để đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia, bản thân Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải đổi mới. Đơn giản hóa những quy định, đối với tôi, là một bước rõ ràng để đổi mới; thực hiện việc này chẳng tốn kém gì; nó sẽ cải thiện nhiều hình ảnh của đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế; nó sẽ giải phóng nền học thuật thoát khỏi sự độc tài của thủ tục hành chính mà lẽ ra chúng được sinh ra để phục vụ chứ không phải để điều khiển; nó sẽ làm cho những người hướng dẫn trung thực, chiếm phần đa, cảm thấy các nhà quản lý tin tưởng mình hơn so với hiện nay.
Đây là động lực thúc đẩy tôi viết bức thư này, với hy vọng làm Bộ trưởng chú ý đến vấn đề mà dường như đối với tôi có thể giải quyết một cách dễ dàng và nó sẽ giúp Bộ đạt được mục tiêu đào tạo được 20’000 tiến sĩ đến năm 2020. Vì Bộ trưởng không biết tôi, dĩ nhiên, không có lý do gì để Bộ trưởng phải tin tôi; vì lẽ đó tôi mạn phép viết bức thư này dưới dạng thư ngỏ để những ai quan tâm đến việc cải thiện chất lượng giáo dục đều có thể đọc được với hy vọng rằng họ sẽ ủng hộ nhận định của tôi. Ngược lại, nếu nhiều người không đồng tình với cách nhìn này, dĩ nhiên tôi sẽ rút lại những nhận định của mình và xin Bộ trưởng lượng thứ cho. Tôi trình bày những quan điểm trên chỉ với một mong muốn duy nhất là phục vụ cho khoa học, giáo dục đại học ở Việt Nam và đem lại cơ hội tốt hơn cho thế hệ trẻ.
Trân trọng,
Pierre Darriulat
Hà Nội, tháng Tám, 2014
Người dịch: Phạm Ngọc Điệp (Email: dieppn@vinatom.gov.vn)
——-
Bản gốc của bức thư:

Open letter

To His Excellency the Minister of Education and Training,
Mister Minister,
Please, accept my apologies for taking some of your time.
While being a French national, I have now been resident in Ha Noi for some fifteen years during which, on a voluntary basis, I have dedicated much time and effort to the promotion of astrophysics in the country – university training and research – in particular by having gathered and trained a team of young astrophysicists that now includes three postdocs, two PhD students who should obtain their degrees at the end of this and next year respectively and one master student.
During all these years, I have been very close to many Vietnamese students and young scientists – in particular to those of our small research team – and very concerned about the ability of the country to offer them the future that they deserve having. I have done my utmost to help stopping the disastrous brain drain that the country suffers, and to help raising the level of our universities, which is much lower than what the country is worthy of.
I am of course familiar with the recent history of Viet Nam, the decades of  suffering that the country has endured through wars and starvation, and I understand very well the reasons for the present situation. I am also conscious of the immensity of the task and I know how easy it is to identify weaknesses and to criticize, and how difficult it is to correct flaws and to progress.
Yet, during all these years, I have witnessed a number of such flaws in our system that tend to be source of paralysis and sclerosis and prevent progress, mostly associated with bureaucracy, less often with insufficient morality. It seems to me that a few of these could be corrected without too much effort. After all these years, I feel naturally concerned by the country giving abroad a bad image of itself, probably as much as Vietnamese do.
Emblematic of such dysfunctions is the regulation that governs the award of a PhD degree to young postgraduate students. I should like to take it as an example to illustrate my point.
My direct experience (of course I know of many more other cases) is with 1) three PhD under joint supervision between the doctoral schools of the Ha Noi Institute of Physics (IOP/VAST) or the Ha Noi University of Sciences (HUS) and prestigious French universities (Orsay and Paris 6-Jussieu); 2) one PhD, purely Vietnamese, with IOP; 3) two ongoing PhDs under joint supervision with the Paris Observatory and the Paul Sabatier University in Toulouse, both of very high level, and the Ha Noi IOP.
In spite of what had been agreed in very clear written agreements signed at high level in the participating universities, none of the three joint-supervision students has obtained his PhD degree in Viet Nam. The defence of their theses has taken place in France, obeying scrupulously the terms of the joint-supervision agreement, in particular concerning language and balance of the jury members. They obtained their French degree immediately after the defence, years ago, with very laudatory assessments of the jury.
The doctor who obtained her degree from Viet Nam (no joint supervision) had to wait one full year between the time when the thesis was printed and approved by the first jury and the final award.
Concerning the two PhD students under joint-supervision who are now in the mill, I decided to have their defence take place in Ha Noi, in the hope that it would make the procedure smoother. However, it does not seem to be the case.
As you well know, the main steps to get over in order to obtain the Vietnamese degree are
  1. Presentation to a jury of 3 members of six subjects related to the thesis either directly (for three of them) or indirectly (for the other three).
  2. Presentation to an evaluation jury of 7 members, which must recommend the thesis for evaluation at institute level for proceeding to next step.
  3. Double blind peer review by two experts who must give a positive assessment for proceeding to next step.
  4. In addition, the candidate must prepare some 50 copies of a short version of the thesis for distribution to a list of experts out of which at least 15 positive assessments must be collected.
  5. An evaluation jury of 7 members including 3 referees will finally evaluate the thesis by ballot.
In the case of radio astronomy, on which we are working, there exist only two experts in Viet Nam, Professors Dinh Van Trung in Ha Noi and Phan Bao Ngoc in TPHCM, both internationally renowned. It makes the idea of blind refereeing somewhat funny, not to comment on the 50 experts for step 4. Of the above list, in the case of joint supervision, step 2 alone is necessary and sufficient in the foreign country. Over all these years, I have wondered why Viet Nam is following such a complicated procedure. It cannot be in the hope to do better than so many other universities around the world that are so much higher in the Shanghai ranking than Vietnamese universities are. A possibility is the need to prevent frauds; as Dr Bui Anh Tuan, Director of the Department of Higher Education in your Ministry, said in a recent interview, there exist indeed a few frauds. But I am sure that Vietnamese professors, in their vast majority, are honest and, in any case, the way to fight against fraud is to severely punish its authors, not to make the life of the honest people more miserable. Having spent most of my scientific career in an international research centre, I have had numerous opportunities to supervise and assess PhD theses in many European and American countries. Never have I met regulations nearing those of Viet Nam in complexity; and never have I felt to enjoy as little confidence from academic authorities as I do in Viet Nam.
In the interview to which I already alluded, Dr Bui Anh Tuan commented on the need to reach 20’000 PhDs by 2020; he endorsed the views of Deputy Prime Minister Vu Duc Dam that in order to renovate the national education system, it would be necessary for the MoET to renovate itself. A simplification of the above regulations seems to me an obvious step in the right direction; it costs nothing; it will greatly improve the image that the country gives of itself abroad; it will help freeing academics from the dictatorship of administration which should be at their service rather than controlling them; it will make the honest supervisors, the immense majority of them, feel better trusted by their authorities than they currently do.
This motivated my letter, in the hope that it might bring your attention on a problem that seems to me easy to solve and that would help your Ministry in reaching its goal of 20000 PhDs by 2020. As you do not know me, you have of course no reason to believe me; for this reason I take the liberty to make my letter accessible to all those who are concerned by improving the level of higher education in the hope that they might support my statements. Conversely, if my views were not shared by many, I would of course retract them and ask for your indulgence. Be sure that my only motivation in expressing them is to serve Vietnamese science and higher education and to give better chances to the younger generation.
Very respectfully yours,
Pierre Darriulat,
Ha Noi, August, 2014
Nguồn: Diễn Đàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét