Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

TNS John McCain quay lại Việt Nam


BBC

Hai thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Sheldon Whitehouse có chuyến thăm Việt Nam bắt đầu từ thứ Sáu 8/8.
Nội dung chuyến đi, hiện chưa rõ lịch trình, được nói chung chung là để thúc đẩ̀y quan hệ giữa hai bên.
BBC được biết chiều 8/8 hai ông sẽ có cuộc họp báo ở Hà Nội để nói về quan hệ Mỹ-Việt, các vấn đề song phương và khu vực.

Con ông cháu cha thời phong kiến VN

BBC


Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
Thời phong kiến Việt Nam, sự thăng tiến đến từ chế độ tập ấm hoặc qua thi cử, tiến cử
Tài liệu lấy từ cuốn Việt Nam Văn hóa Sử cương của Đào Duy Anh, bản in 14/08/1938 ở Huế:

Ấm thọ, ấm sinh

Vì sao phải thoát Trung?

BBC

BBC Tiếng Việt mở tọa đàm xung quanh các thảo luận về ‘thoát Trung’ nhân những tranh luận gần đây về vấn đề này.
Tọa đàm được phát trực tiếp trên Bấm Google+ và kênh YouTube của BBC từ 19:30 tới 20:00 giờ Việt Nam ngày 7/8/2014.
Tham gia có các nhà quan sát Việt Nam từ Hà Nội, Hong Kong, Geneva và Berlin.
Cựu quan chức ngoại giao Đặng Xương Hùng, một trong các khách mời, bình luận trên Facebook của ông sau khi Trung Quốc rút giàn khoan:

Công nghệ đang khiến nền giáo dục đại chúng hiện tại trở nên lỗi thời ra sao?

Phiatruoc.info

Sơn Trần – Tech in Asia
“Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự ngu ngốc” - Albert Einstein.
Từ lúc ra đời cho đến nay, mô hình giáo dục đại chúng của chúng ta đã hầu như không có một thay đổi lớn nào.Về cơ bản mô hình này duy trì việc giảng dạy dựa trên một giáo trình được chuẩn hóa, và hiệu quả giáo dục được đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra được thống nhất trên quy mô lớn, thường là toàn quốc, hay thậm chí là toàn thế giới.

Việt Nam dưới bóng Trung Quốc

Phiatruoc.info

CTV Phía Trước dịch
Vũ Đức Khanh, Asia Sentinel

Những tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam đã củng cố sự mất lòng tin giữa những người Việt.
Giàn khoan dầu của Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp. Hồi tháng 5, Tổng Công ty Dầu khí Đại dương Trung Quốc (CNOOC) đã triển khai dàn khoan HD-981 tới vùng biển tranh chấp như một phần của nhiệm vụ thăm dò tài nguyên.

-Các nguyên lý của nền pháp quyền (I)

 *** Đúng theo thông lệ thì chép của web hay blog thì phải dẫn link mới phải, nhưng vì lý do ngoài phép lịch sự của con người, tôi chỉ để địa chỉ mà không dẫn link được, mong Bà con cùng chủ nhân có Bài tự hiểu cho.

TC Phiatruoc (Phiatruoc.info)

Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
1. Tổng quan: Dân chủ là gì?
Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “demos” có nghĩa là nhân dân. Ở các nền dân chủ, nhân dân là người có quyền tối cao đối với các nhà lập pháp và chính phủ.
Mặc dù các nền dân chủ trên thế giới mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc và thực tiễn nhất định để phân biệt một chính phủ dân chủ với các hình thức chính phủ khác.

***TIN NGÀY 7/8/2014 -Thứ Năm.





Chính trị – Xã hội

Trung Quốc có lo ngại các áp lực tại diễn đàn ASEAN?  -(RFA)   —  HD-981: Việt Nam không hề thúc thủ trước Trung Quốc   -(RFI)   —  3 nước ASEAN ủng hộ đề nghị ngưng xây cất ở Biển Đông  -(VOA)  >>>  TQ bác đề xuất ngưng mọi hành động gây căng thẳng ở Biển Đông
Mỹ sẽ ép Trung Quốc tới cùng ở Biển Đông?  -(VnM)  *** Nói “Mỹ ép TQ” không khác nào nói “Việt nam ép TQ”, vì Trung cộng quyết chiếm cho được BĐ và Đảo của VN , nó đã quậy đục nước rồi, còn hăm he mắng chưởi dạy VN kiểu cha chú , Mỹ chỉ thấy trái mắt (chính báo chí ta cũng nói “cả thế giới”) nên mới làm “can thiệp Mỹ”- TC nó làm thế này thì gọi là ép nó àTQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 1:  TQ đòi bảo tồn cả di sản của… Việt Nam? -(TVN)  —  TQ đăng ký di sản Con đường tơ lụa trên biển – Kỳ 2: ‘Lá bài’ mới trong mưu đồ đường lưỡi bò   -(TVN)  – Rồi Bà Bình nói thế này cũng “ép Trung cộng” chắc  (chạy theo dự án…) :  ‘Đừng để tiền, vũ lực khuất phục’  -(VNN) -Phải dứt khoát tư tưởng rằng việc gì nhân dân ta có thể làm được, chúng ta sẽ làm, từ cái ít khó đến cái khó nhất mà người khác có thể làm.  Đừng để “tiền” cũng như vũ lực có thể khuất phục nhân dân ta. Kinh tế phải luôn luôn gắn với an ninh quốc phòng. Không được để tình trạng lơi lỏng hiện nay, chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy cái hại lâu dài, chạy theo một số dự án bằng bất cứ giá nào.

Chúng ta hãy là chính trị công dân

VNTB

Lm Phan Văn Lợi
Biểu tình là làm chính trị công dân
(VNTB) Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của tác giả Lê Tuấn trên mục Diễn Đàn của VNTB (http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-lam-bao-co-phai-la-lam-chinh-tri.html).
Tôi rất tiếc là có nhiều người hiểu sai từ “chính trị” và sợ từ “chính trị”. Nay xin có vài ý kiến thô thiển:

Án tù nhà báo: Từ Myanmar đến Việt Nam

VNTB

Trường Sơn
Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đang chịu án tù 12 năm vì đã thành lập CLB nhà báo tự do
(VNTB) Lại thêm một mặt gương của người Myanmar mà giới tòa án Việt Nam có thể soi vào đó. Báo chí quốc tế đưa tin một phiên tòa tại Myanmar đã giảm nhẹ mức án đối với 5 phóng viên trong vụ xử gần đây nhất nhắm vào những người làm báo ở nước này.
Thắng lợi của xã hội dân sự

Việt Nam, Trung Quốc và cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu: Ai đã dao động?

Basam

H5The Diplomat
Tác giả: GS Carl Thayer
Người dịch: Huỳnh Phan
04-08-2014
Việt Nam bị quật ngã dưới sức ép của Trung Quốc hoặc Trung Quốc đã dao động?
Thông báo ngoài dự kiến của Trung Quốc vào ngày 15/7 rằng họ đã rút giàn khoan dầu khủng của mình khỏi vùng biển Việt Nam sớm hơn dự kiến, đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa các chuyên gia học thuật về lý do của việc này.
Zachary Abuza, giáo sư Đại học Simmons ở Boston, cho rằng Việt Nam đã bị quật ngã dưới sức ép của Trung Quốc, trong khi Alexander Vuving (Vũ Hồng Lâm), giáo sư tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương về Nghiên cứu An ninh tại Hawaii, cho rằng Việt Nam vẫn đứng vững, còn Trung Quốc thì dao động.

Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp

Lê Anh Hùng  -VOA

Thực trạng Việt Nam là chủ đề của vô số bài viết của các tác giả trong và ngoài nước. Không chỉ các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập mà ngay cả một số cơ quan báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam cũng đã chỉ ra thực trạng ngày càng đáng báo động của Việt Nam suốt mấy năm qua: nền kinh tế rơi vào trì trệ; khoảng cách tụt hậu ngày càng xa so với các nước láng giềng; đạo đức xã hội ngày một xuống cấp trầm trọng; tham nhũng ngày càng tràn lan, trắng trợn; ô nhiễm môi trường ngày càng lớn… và đặc biệt là sự lệ thuộc ngày càng nặng nề vào một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy và đã công khai dã tâm bành trướng, thôn tính.[i]

Thông báo số 4 của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam: Về hoạt động trong tháng đầu tiên của Hội

VNTB

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) ra đời vào ngày 4/7/2014, đến nay đã hoạt động được tròn một tháng.

Ngày 4/8/2014, IJAVN đã tổ chức sinh hoạt định kỳ buổi đầu tiên tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, dành cho hội viên khu vực miền Nam và một số ở miền Trung. Cuộc họp này vắng mặt hai thành viên là Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội, và Phạm Bá Hải – hội viên, đều do bị cơ quan an ninh tìm cách ngăn chặn.

Sự thất bại của giáo dục đại học Việt Nam

GS .Nguyen Tuan FB
06-08-2014
H1Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở Việt Nam, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư. Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10% (?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói Việt Nam đang trải qua một phong trào “phổ thông hoá” đại học. Hiện nay, Việt Nam có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế.

Trần Trung Đạo: Hiểm họa Trung Cộng và bài học “Phần Lan hóa” (Finlandization)

Trần trung Đạo

finlandizationTrong bài viết Việt Nam đối diện với việc “Phần Lan hóa” từ Trung Quốc (Vietnam Faces ‘Finlandization’ from China) cuối tháng Năm vừa qua trên báo Asiasentinel, David Brown, một cựu nhân viên ngoại giao Mỹ, viết: “Như vậy, trong khi Washington dường như đã sẵn sàng vẽ một lằn ranh quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng có thể Singapore và eo biển Malacca, Hải quân Hoa Kỳ đang từ bỏ việc đương đầu tại một khoảng xa cách từ bờ biển Việt Nam.” Tác giả viết tiếp “Điều đó có thể được hiểu rằng, Mỹ đang dự định chấp nhận nhìn Việt Nam bị “Phần Lan hoá”.