Lê Anh Hùng -VOA
Thực trạng Việt Nam là chủ đề của vô số bài viết của các tác giả
trong và ngoài nước. Không chỉ các tác giả và cơ quan truyền thông độc
lập mà ngay cả một số cơ quan báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam
cũng đã chỉ ra thực trạng ngày càng đáng báo động của Việt Nam suốt mấy
năm qua: nền kinh tế rơi vào trì trệ; khoảng cách tụt hậu ngày càng xa
so với các nước láng giềng; đạo đức xã hội ngày một xuống cấp trầm
trọng; tham nhũng ngày càng tràn lan, trắng trợn; ô nhiễm môi trường
ngày càng lớn… và đặc biệt là sự lệ thuộc ngày càng nặng nề vào một
Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy và đã công khai dã tâm bành trướng,
thôn tính.[i]
Nguyên nhân của thực trạng trên đã được nói đến quá nhiều. Báo chí chính thống của nhà nước cũng đã chỉ ra là vấn đề nằm ở thể chế và muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện nay thì cần phải cải cách thể chế. Còn các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập thì chỉ đích danh chế độ độc tài toàn trị của Đảng CSVN là “thủ phạm” chính của tình trạng bi đát hiện nay của đất nước, và vì vậy, giải pháp duy nhất ở đây là dân chủ hoá đất nước và thiết lập một thể chế chính trị dân chủ, đa đảng.
Tình hình lại càng trở nên cấp bách trong bối cảnh Miến Điện đang chuyển hoá từ thể chế độc tài quân sự sang chế độ dân chủ một cách ngoạn mục (với đà này thì chỉ ít năm nữa thôi là họ sẽ vượt Việt Nam), còn Lào và Campuchia thì cũng đang dần dần thu hẹp khoảng cách, thậm chí đã vượt Việt Nam về nhiều mặt.[ii]
Những lời kêu gọi ban lãnh đạo Đảng CSVN cải cách vang lên ngày càng nhiều, mức độ thống thiết và gay gắt ngày càng cao, nhưng xem ra chúng không đến được với những đôi tai dường như ngày càng điếc của họ.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, mới đây 61 đảng viên kỳ cựu đã ký vào một bức thư ngỏ kêu gọi Đảng CSVN từ bỏ chủ nghĩa xã hội và chuyển sang chế độ dân chủ, để rồi như những lần trước đó, bức thư ngỏ này cũng nhanh chóng rơi tõm vào sự im lặng quen thuộc của nhà cầm quyền.
Không những không đáp ứng đòi hỏi ngày càng bức bách của xã hội về dân chủ hoá đất nước mà ngược lại, ban lãnh đạo Đảng CSVN còn tỏ rõ cho thiên hạ thấy là họ đang ngày càng đi vào thế cố thủ, tăng cường độc tài, phản dân chủ hòng duy trì chế độ bằng mọi giá. Minh chứng cụ thể nhất là Hiến pháp 2013, bản hiến pháp được trông đợi rất nhiều nhưng cuối cùng “về cơ bản vẫn như Hiến pháp cũ, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước”, cũng như chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao ban lãnh đạo Việt Nam lại KHÔNG HỀ lắng nghe những đòi hỏi bức thiết của nhân dân để tiến hành cải cách thể chế, dù chỉ là từng bước, hầu mong đưa nước nhà thoát ra khỏi tình trạng thê thảm và bế tắc hiện nay, đặc biệt là trong tình trạng lệ thuộc về kinh tế – chính trị vào Trung Quốc lại ngày càng đáng báo động, thậm chí nguy cơ trở thành một Tân Cương hay Tây Tạng mới của Trung Quốc đang trở nên rõ rệt bao giờ hết?
Nhiều người đã đưa ra những lý do dưới đây để giải thích cho thái độ cố thủ nói trên của ban lãnh đạo Việt Nam.
Sự ràng buộc của “thoả thuận Thành Đô”
Cho đến nay, nội dung cuộc hội đàm bí mật ngày 3-4/9/1990 giữa TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười (cùng sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng) của Việt Nam với TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc vẫn chưa được bạch hoá. Sự mờ ám của cuộc hội đàm này càng khiến người ta tin rằng đây là một “thoả thuận bán nước” như những thông tin lan truyền trên mạng.
Tuy nhiên, đây là một giả thuyết kém thuyết phục, bởi lẽ “thoả thuận Thành Đô” là một thoả thuận hầu như không có giá trị pháp lý; những người ký kết bên phía Việt Nam người thì đã chết, người thì đã về vườn từ lâu, không còn quyền lực nữa. “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” chỉ làm cho những kẻ muốn duy trì chế độ hiện tại mất đi tính chính danh một khi nó được bạch hoá chứ hoàn toàn không có tác dụng trói buộc những người thực sự muốn cải tổ hệ thống.
Tội ác của cộng sản trong quá khứ
Đảng CSVN đã gây ra nhiều tội ác chồng chất cho dân tộc Việt Nam, đó là thực tế không cần phải bàn cãi. Nhưng lịch sử luôn công bằng, ai gây ra tội ác thì kẻ đó sẽ bị lịch sử và nhân dân nguyền rủa, lên án. Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay chỉ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân về thực trạng hiện tại của đất nước. Nếu họ biết “đái công chuộc tội” thì họ không chỉ được nhân dân tha thứ cho những lỗi lầm của mình mà còn được ghi nhớ công ơn, lưu danh sử sách.
Những khối tài sản kếch sù do tham nhũng
Đây có thể là một lo ngại hợp lý đối với ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tham nhũng không phải bây giờ mới hiện diện mà từ lâu nó đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” trong cái gọi là “xã hội XHCN” ở Việt Nam. Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện những hiện tượng như Trần Dụ Châu, và càng về sau thì tham nhũng càng sinh sôi nảy nở dưới muôn hình muôn vẻ, thậm chí còn đi vào “văn học dân gian”: “Smith nói ít hiểu nhiều”, “Ba số 5 vừa nằm vừa ký”… Tham nhũng đã trở thành một nét “văn hoá” ở Việt Nam – “văn hoá tham nhũng”. Và một khi đã trở thành “văn hoá” thì người ta không còn nhìn nó với ánh mắt quá khắt khe nữa.
Ở Việt Nam có lẽ ai cũng hiểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người phải chịu trách nhiệm cá nhân lớn nhất về thực trạng kinh tế bi đát kể từ khi lên nắm giữ chức vụ Thủ tướng năm 2006 cho đến nay. Với trọng trách “Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng” trước đây, ông ta cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm chính khi để cho nạn tham nhũng bùng phát tràn lan đến mức không thể kiểm soát trong mấy năm vừa qua. Tuy nhận lãnh trách nhiệm phòng chống tham nhũng và từng trịnh trọng cam kết trước Quốc hội trong lễ nhậm chức là “nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” nhưng chính ông ta lại bị dư luận vạch mặt chỉ tên là “thủ lĩnh” của “phe nhóm lợi ích” đang ngày đêm bòn rút xương máu của nhân dân, làm kiệt quệ đất nước.
Chính vì lẽ đó mà ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là người bị căm ghét nhất Việt Nam mấy năm gần đây. Ấy vậy nhưng, cứ mỗi lần ông được dịp “chém gió” về luật biểu tình, về dân chủ, về cải cách thể chế, về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (“Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viễn vông”…), v.v. là y như rằng lời nói của ông lại được đón nhận vô cùng nồng nhiệt và bản thân ông lại được tung hê lên đến tận mây xanh. Ngoài một thực tế là do người Việt Nam vốn chìm đắm quá lâu trong bóng tối độc tài nên mỗi tia ánh sáng mang đến hy vọng dân chủ đều đủ khiến họ cảm thấy như bị chói loá trong niềm hân hoan tột độ, ở đây còn một khía cạnh quan trọng thuộc về tính cách của người Việt Nam nữa – đó chính là lòng vị tha của người Việt: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.”
Như vậy, lập luận cho rằng những khối tài sản khổng lồ do tham nhũng đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam cự tuyệt mọi lời kêu gọi cải cách rõ ràng là thiếu thuyết phục.
Nếu những lập luận khả dĩ nhất như trên vẫn không đủ sức thuyết phục thì lý do thực sự nào đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam quyết lui về cố thủ trong cái lô cốt độc tài đáng nguyền rủa kia?
Xin thưa, lý do đó ẩn chứa trong Lời bạt mà trang Bauxite Việt Nam từng dành cho một bài viết trên Bauxite Việt Nam ngày 12/7/2014 – đó là bài đó là bài “Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?”. Trong phần lời bạt này, lần đầu tiên trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản tỉnh trong nước, đã yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về trường hợp nhân sự Hoàng Trung Hải:
“… Ở mặt trận nhân sự này thì trường hợp một Phó Thủ tướng phụ trách nhiều lĩnh vực cơ bản lại là người có nguồn gốc rất “Tàu” như ông Hoàng Trung Hải tất nhiên cũng là một điểm nóng cần được xem xét, mà những điều dị nghị không phải là không có cơ sở.
“…Với lẽ công bằng, chúng tôi chưa thể kết luận gì về bản thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu đảng và nhà nước Việt Nam phải rà soát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề nhân sự này, cũng như về toàn bộ dự án Vũng Áng.
“…Trái lại, nếu sự việc cứ tiếp tục trong màn khói vừa che đậy, vừa cố tình, thì nhân dân cũng phải có thái độ tích cực hơn, không thể ngồi trơ nhìn đất nước lâm nguy mà cứ yên tâm khoán vận mệnh của giống nòi cho người khác.”
Một người bị tố cáo suốt nhiều năm nay về những tội ác như giết người, buôn lậu ma tuý, phản quốc, trùm băng đảng mafia… mà vẫn bình chân như vại trong khi lại nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong bộ máy (Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế – để rồi không chỉ đã và đang dâng cả nền kinh tế Việt Nam cho Trung Quốc mà còn ngày đêm âm mưu biến Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc) thì chắc chắn phải nhận được sự “bảo kê” đặc biệt từ hàng ngũ chóp bu của chế độ. Và những kẻ “bảo kê” đó là ai nếu không phải là Việt gian bán nước?
Việc trang Bauxite Việt Nam lần đầu tiên công khai yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải là điều rất đáng hoan nghênh, dù lẽ ra họ đã phải làm điều đó từ lâu rồi. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi Bauxite Việt Nam lên tiếng chỉ vài ngày thì Trung Quốc đã lặng lẽ rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: họ cần phải hy sinh giàn khoan ngoài khơi để bảo vệ “giàn khoan Hoàng Trung Hải” trên bờ – một “giàn khoan” tuy vô hình nhưng mức độ lợi hại thì có lẽ là chưa từng có trong lịch sử.
Hy vọng sự lên tiếng của Bauxite Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, bởi nếu thiếu những tiếng nói công khai và mạnh mẽ về vấn đề vô cùng hệ trọng này của đất nước thì e rằng mọi chuyện sẽ lại sớm “chìm xuồng”, “con ngựa thành Tơ-roa” Hoàng Trung Hải sẽ lại tiếp tục tác oai tác quái.
Quan trọng hơn, nếu không tiếp tục tấn công vào Hoàng Trung Hải thì điều chắc chắn là bất kỳ nhân vật nào muốn ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư ở kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đều phải thoả hiệp với ông ta cùng những kẻ “bảo kê” cho ông ta – gọi là “bảo kê” nhưng trên thực tế họ đã bị ông ta khống chế, thao túng và trở thành tay sai ngoan ngoãn của ông ta cũng như Trung Nam Hải. Trong trường hợp đó, ngài PTT Hoàng Trung Hải sẽ lại tiếp tục là “ông vua không ngai” ở Việt Nam, còn đất nước chúng ta thì lại lao vào một vòng xoáy vô cùng nguy hiểm khác khi mà một lần nữa (những) người đứng đầu chế độ lại bị PTT Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túng.
Nguyên nhân của thực trạng trên đã được nói đến quá nhiều. Báo chí chính thống của nhà nước cũng đã chỉ ra là vấn đề nằm ở thể chế và muốn đưa đất nước thoát khỏi tình trạng hiện nay thì cần phải cải cách thể chế. Còn các tác giả và cơ quan truyền thông độc lập thì chỉ đích danh chế độ độc tài toàn trị của Đảng CSVN là “thủ phạm” chính của tình trạng bi đát hiện nay của đất nước, và vì vậy, giải pháp duy nhất ở đây là dân chủ hoá đất nước và thiết lập một thể chế chính trị dân chủ, đa đảng.
Tình hình lại càng trở nên cấp bách trong bối cảnh Miến Điện đang chuyển hoá từ thể chế độc tài quân sự sang chế độ dân chủ một cách ngoạn mục (với đà này thì chỉ ít năm nữa thôi là họ sẽ vượt Việt Nam), còn Lào và Campuchia thì cũng đang dần dần thu hẹp khoảng cách, thậm chí đã vượt Việt Nam về nhiều mặt.[ii]
Những lời kêu gọi ban lãnh đạo Đảng CSVN cải cách vang lên ngày càng nhiều, mức độ thống thiết và gay gắt ngày càng cao, nhưng xem ra chúng không đến được với những đôi tai dường như ngày càng điếc của họ.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, mới đây 61 đảng viên kỳ cựu đã ký vào một bức thư ngỏ kêu gọi Đảng CSVN từ bỏ chủ nghĩa xã hội và chuyển sang chế độ dân chủ, để rồi như những lần trước đó, bức thư ngỏ này cũng nhanh chóng rơi tõm vào sự im lặng quen thuộc của nhà cầm quyền.
Không những không đáp ứng đòi hỏi ngày càng bức bách của xã hội về dân chủ hoá đất nước mà ngược lại, ban lãnh đạo Đảng CSVN còn tỏ rõ cho thiên hạ thấy là họ đang ngày càng đi vào thế cố thủ, tăng cường độc tài, phản dân chủ hòng duy trì chế độ bằng mọi giá. Minh chứng cụ thể nhất là Hiến pháp 2013, bản hiến pháp được trông đợi rất nhiều nhưng cuối cùng “về cơ bản vẫn như Hiến pháp cũ, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước”, cũng như chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao ban lãnh đạo Việt Nam lại KHÔNG HỀ lắng nghe những đòi hỏi bức thiết của nhân dân để tiến hành cải cách thể chế, dù chỉ là từng bước, hầu mong đưa nước nhà thoát ra khỏi tình trạng thê thảm và bế tắc hiện nay, đặc biệt là trong tình trạng lệ thuộc về kinh tế – chính trị vào Trung Quốc lại ngày càng đáng báo động, thậm chí nguy cơ trở thành một Tân Cương hay Tây Tạng mới của Trung Quốc đang trở nên rõ rệt bao giờ hết?
Nhiều người đã đưa ra những lý do dưới đây để giải thích cho thái độ cố thủ nói trên của ban lãnh đạo Việt Nam.
Sự ràng buộc của “thoả thuận Thành Đô”
Cho đến nay, nội dung cuộc hội đàm bí mật ngày 3-4/9/1990 giữa TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười (cùng sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng) của Việt Nam với TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng của Trung Quốc vẫn chưa được bạch hoá. Sự mờ ám của cuộc hội đàm này càng khiến người ta tin rằng đây là một “thoả thuận bán nước” như những thông tin lan truyền trên mạng.
Tuy nhiên, đây là một giả thuyết kém thuyết phục, bởi lẽ “thoả thuận Thành Đô” là một thoả thuận hầu như không có giá trị pháp lý; những người ký kết bên phía Việt Nam người thì đã chết, người thì đã về vườn từ lâu, không còn quyền lực nữa. “Kỷ yếu Hội nghị Thành Đô” chỉ làm cho những kẻ muốn duy trì chế độ hiện tại mất đi tính chính danh một khi nó được bạch hoá chứ hoàn toàn không có tác dụng trói buộc những người thực sự muốn cải tổ hệ thống.
Tội ác của cộng sản trong quá khứ
Đảng CSVN đã gây ra nhiều tội ác chồng chất cho dân tộc Việt Nam, đó là thực tế không cần phải bàn cãi. Nhưng lịch sử luôn công bằng, ai gây ra tội ác thì kẻ đó sẽ bị lịch sử và nhân dân nguyền rủa, lên án. Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay chỉ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và nhân dân về thực trạng hiện tại của đất nước. Nếu họ biết “đái công chuộc tội” thì họ không chỉ được nhân dân tha thứ cho những lỗi lầm của mình mà còn được ghi nhớ công ơn, lưu danh sử sách.
Những khối tài sản kếch sù do tham nhũng
Đây có thể là một lo ngại hợp lý đối với ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tham nhũng không phải bây giờ mới hiện diện mà từ lâu nó đã trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” trong cái gọi là “xã hội XHCN” ở Việt Nam. Ngay từ thời kháng chiến chống Pháp đã xuất hiện những hiện tượng như Trần Dụ Châu, và càng về sau thì tham nhũng càng sinh sôi nảy nở dưới muôn hình muôn vẻ, thậm chí còn đi vào “văn học dân gian”: “Smith nói ít hiểu nhiều”, “Ba số 5 vừa nằm vừa ký”… Tham nhũng đã trở thành một nét “văn hoá” ở Việt Nam – “văn hoá tham nhũng”. Và một khi đã trở thành “văn hoá” thì người ta không còn nhìn nó với ánh mắt quá khắt khe nữa.
Ở Việt Nam có lẽ ai cũng hiểu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người phải chịu trách nhiệm cá nhân lớn nhất về thực trạng kinh tế bi đát kể từ khi lên nắm giữ chức vụ Thủ tướng năm 2006 cho đến nay. Với trọng trách “Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Tham nhũng” trước đây, ông ta cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm chính khi để cho nạn tham nhũng bùng phát tràn lan đến mức không thể kiểm soát trong mấy năm vừa qua. Tuy nhận lãnh trách nhiệm phòng chống tham nhũng và từng trịnh trọng cam kết trước Quốc hội trong lễ nhậm chức là “nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” nhưng chính ông ta lại bị dư luận vạch mặt chỉ tên là “thủ lĩnh” của “phe nhóm lợi ích” đang ngày đêm bòn rút xương máu của nhân dân, làm kiệt quệ đất nước.
Chính vì lẽ đó mà ông Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là người bị căm ghét nhất Việt Nam mấy năm gần đây. Ấy vậy nhưng, cứ mỗi lần ông được dịp “chém gió” về luật biểu tình, về dân chủ, về cải cách thể chế, về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (“Không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viễn vông”…), v.v. là y như rằng lời nói của ông lại được đón nhận vô cùng nồng nhiệt và bản thân ông lại được tung hê lên đến tận mây xanh. Ngoài một thực tế là do người Việt Nam vốn chìm đắm quá lâu trong bóng tối độc tài nên mỗi tia ánh sáng mang đến hy vọng dân chủ đều đủ khiến họ cảm thấy như bị chói loá trong niềm hân hoan tột độ, ở đây còn một khía cạnh quan trọng thuộc về tính cách của người Việt Nam nữa – đó chính là lòng vị tha của người Việt: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.”
Như vậy, lập luận cho rằng những khối tài sản khổng lồ do tham nhũng đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam cự tuyệt mọi lời kêu gọi cải cách rõ ràng là thiếu thuyết phục.
Nếu những lập luận khả dĩ nhất như trên vẫn không đủ sức thuyết phục thì lý do thực sự nào đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam quyết lui về cố thủ trong cái lô cốt độc tài đáng nguyền rủa kia?
Xin thưa, lý do đó ẩn chứa trong Lời bạt mà trang Bauxite Việt Nam từng dành cho một bài viết trên Bauxite Việt Nam ngày 12/7/2014 – đó là bài đó là bài “Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc?”. Trong phần lời bạt này, lần đầu tiên trang Bauxite Việt Nam, diễn đàn của giới trí thức phản tỉnh trong nước, đã yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về trường hợp nhân sự Hoàng Trung Hải:
“… Ở mặt trận nhân sự này thì trường hợp một Phó Thủ tướng phụ trách nhiều lĩnh vực cơ bản lại là người có nguồn gốc rất “Tàu” như ông Hoàng Trung Hải tất nhiên cũng là một điểm nóng cần được xem xét, mà những điều dị nghị không phải là không có cơ sở.
“…Với lẽ công bằng, chúng tôi chưa thể kết luận gì về bản thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, chỉ yêu cầu đảng và nhà nước Việt Nam phải rà soát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề nhân sự này, cũng như về toàn bộ dự án Vũng Áng.
“…Trái lại, nếu sự việc cứ tiếp tục trong màn khói vừa che đậy, vừa cố tình, thì nhân dân cũng phải có thái độ tích cực hơn, không thể ngồi trơ nhìn đất nước lâm nguy mà cứ yên tâm khoán vận mệnh của giống nòi cho người khác.”
Một người bị tố cáo suốt nhiều năm nay về những tội ác như giết người, buôn lậu ma tuý, phản quốc, trùm băng đảng mafia… mà vẫn bình chân như vại trong khi lại nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong bộ máy (Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế – để rồi không chỉ đã và đang dâng cả nền kinh tế Việt Nam cho Trung Quốc mà còn ngày đêm âm mưu biến Việt Nam trở thành quận huyện của Trung Quốc) thì chắc chắn phải nhận được sự “bảo kê” đặc biệt từ hàng ngũ chóp bu của chế độ. Và những kẻ “bảo kê” đó là ai nếu không phải là Việt gian bán nước?
Việc trang Bauxite Việt Nam lần đầu tiên công khai yêu cầu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về ngài PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải là điều rất đáng hoan nghênh, dù lẽ ra họ đã phải làm điều đó từ lâu rồi. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi Bauxite Việt Nam lên tiếng chỉ vài ngày thì Trung Quốc đã lặng lẽ rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam: họ cần phải hy sinh giàn khoan ngoài khơi để bảo vệ “giàn khoan Hoàng Trung Hải” trên bờ – một “giàn khoan” tuy vô hình nhưng mức độ lợi hại thì có lẽ là chưa từng có trong lịch sử.
Hy vọng sự lên tiếng của Bauxite Việt Nam mới chỉ là bước khởi đầu, bởi nếu thiếu những tiếng nói công khai và mạnh mẽ về vấn đề vô cùng hệ trọng này của đất nước thì e rằng mọi chuyện sẽ lại sớm “chìm xuồng”, “con ngựa thành Tơ-roa” Hoàng Trung Hải sẽ lại tiếp tục tác oai tác quái.
Quan trọng hơn, nếu không tiếp tục tấn công vào Hoàng Trung Hải thì điều chắc chắn là bất kỳ nhân vật nào muốn ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư ở kỳ Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đều phải thoả hiệp với ông ta cùng những kẻ “bảo kê” cho ông ta – gọi là “bảo kê” nhưng trên thực tế họ đã bị ông ta khống chế, thao túng và trở thành tay sai ngoan ngoãn của ông ta cũng như Trung Nam Hải. Trong trường hợp đó, ngài PTT Hoàng Trung Hải sẽ lại tiếp tục là “ông vua không ngai” ở Việt Nam, còn đất nước chúng ta thì lại lao vào một vòng xoáy vô cùng nguy hiểm khác khi mà một lần nữa (những) người đứng đầu chế độ lại bị PTT Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túng.
Ghi chú:
[i] Giữa lúc sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế thì trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 17 – 19.6.2014, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì lại thản nhiên “thúc giục đứa con hoàng đàng trở về”.
[i] Giữa lúc sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan dầu HD981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Việt Nam và quốc tế thì trong chuyến công du Việt Nam từ ngày 17 – 19.6.2014, Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì lại thản nhiên “thúc giục đứa con hoàng đàng trở về”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét