TC Phiatruoc (Phiatruoc.info)
Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
1. Tổng quan: Dân chủ là gì? Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “demos” có nghĩa là nhân dân. Ở các nền dân chủ, nhân dân là người có quyền tối cao đối với các nhà lập pháp và chính phủ.
Mặc dù các nền dân chủ trên thế giới mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc và thực tiễn nhất định để phân biệt một chính phủ dân chủ với các hình thức chính phủ khác.
- Dân chủ là chính phủ trong đó tất cả công dân sử dụng quyền lực và thực hiện trách nhiệm công dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những đại diện được bầu lên một cách tự do.
- Dân chủ là một loạt các nguyên tắc và thực tiễn bảo vệ quyền tự do của con người; đó là sự thể chế hoá quyền tự do.
- Dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số, cùng với quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số. Tất cả các nền dân chủ khi tôn trọng ý chí của đa số cũng đồng thời bảo vệ nghiêm chỉnh các quyền cơ bản của cá nhân và các nhóm thiểu số.
- Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hoá chính quyền ở cấp độ khu vực và địa phương, vì rằng nhân dân phải được tiếp cận chính quyền địa phương và chính quyền địa phương phải đáp ứng nhân dân một cách tốt nhất có thể.
- Các nền dân chủ hiểu rằng một trong những chức năng cơ bản của họ là bảo vệ những quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận và tôn giáo; quyền được bảo vệ bình đẳng theo pháp luật; được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hoá của xã hội.
- Các nền dân chủ tiến hành đều đặn các cuộc bầu cử công bằng và tự do cho tất cả công dân. Các cuộc bầu cử ở một nền dân chủ không thể là vỏ bọc che đậy cho những kẻ độc tài hay một đảng nào mà bầu cử là những cuộc cạnh tranh đích thực nhằm dành được sự ủng hộ của nhân dân.
- Dân chủ buộc các chính phủ phải tuân thủ pháp quyền và đảm bảo rằng tất cả công dân đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và các quyền của họ được hệ thống pháp luật bảo vệ.
- Các nền dân chủ rất đa dạng, phản ánh đời sống chính trị, xã hội và văn hoá riêng biệt của mỗi nước. Các nền dân chủ dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực tiễn mang tính đồng nhất.
- Công dân ở một nền dân chủ không những có quyền mà còn có nghĩa vụ tham gia vào hệ thống chính trị và đổi lại hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền và tự do cho họ.
- Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thoả hiệp. Các nền dân chủ nhận thấy rằng để đạt được sự đồng thuận đòi hỏi phải thoả hiệp và điều đó không phải lúc nào cũng có thể đạt được. Theo lời của Mahatma Gandhi “bản thân sự không khoan dung là một hình thức bạo lực và là cản trở đối với sự phát triển tinh thần dân chủ thực sự”.
Mặc dù nguyên tắc đa số và việc bảo vệ các quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau nhưng trên thực tế đây lại là hai trụ cột nền tảng của cái mà chúng ta gọi là chính phủ dân chủ.
- Nguyên tắc đa số là một biện pháp để tổ chức chính phủ và quyết định các vấn đề chung; nguyên tắc đa số không phải là một con đường khác dẫn tới sự áp bức. Khi không một nhóm tự phong nào có quyền áp bức người khác thì nhóm đa số, ngay cả trong một nền dân chủ cũng vậy, cũng không được phép tước bỏ các quyền và sự tự do cơ bản của một cá nhân hay một nhóm thiểu số.
- Các nhóm thiểu số dù có nguồn gốc sắc tộc, tín ngưỡng tôn giáo, vị trí địa lý, mức độ thu nhập khác nhau, hay đơn giản họ là những người thất bại trong các cuộc bầu cử hoặc các cuộc tranh cãi chính trị, đều được hưởng những quyền con người cơ bản được bảo vệ mà không chính phủ nào, không nhóm đa số nào, dù được bầu lên hay không, có thể tước bỏ.
- Các nhóm thiểu số cần tin rằng chính phủ sẽ bảo vệ các quyền và bản sắc của họ. Một khi điều đó được thực hiện thì các nhóm đó có thể tham gia và đóng góp cho các thể chế dân chủ của đất nước họ.
- Trong số các quyền cơ bản của con người mà bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng phải bảo vệ có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ; tự do tôn giáo tín ngưỡng; quyền được xét xử theo đúng quy trình và được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật; quyền được tự do tổ chức, phát biểu, bất đồng chính kiến và tham gia đầy đủ vào đời sống chung của xã hội.
- Các nền dân chủ hiểu rằng một trong những nhiệm vụ cơ bản của họ là bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá, các tập tục xã hội, lương tri cá nhân và các hoạt động tôn giáo.
- Một trong những thách thức lớn nhất mà bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng có thể phải đối mặt chính là việc chấp nhận các nhóm sắc tộc và văn hoá có vẻ như xa lạ nếu không muốn nói là ngoại đạo đối với nhóm đa số. Tuy nhiên, các nền dân chủ nhận thức được rằng sự đa dạng có thể lại là một tài sản lớn lao. Họ nhìn nhận những khác biệt này về bản sắc, văn hoá và các giá trị như một thách thức có thể củng cố và làm phong phú thêm các nền dân chủ chứ không phải là một mối đe doạ.
- Có thể không có đáp án duy nhất cho bài toán giải quyết như thế nào những khác biệt về quan điểm và các giá trị của nhóm thiểu số, nhưng có điều chắc chắn là chỉ có thông qua quá trình dân chủ khoan dung, tranh luận và sẵn sàng thoả hiệp thì các xã hội tự do mới đạt được sự nhất trí bao hàm cả hai trụ cột: nguyên tắc đa số và quyền của các nhóm thiểu số.
Vấn đề chiến tranh và hòa bình là những vấn đề quan trọng nhất mà bất cứ dân tộc nào cũng có thể phải đối mặt, và trong những thời điểm khủng hoảng nhiều quốc gia đã nhường quyền lãnh đạo cho giới quân sự. Nhưng ở các nền dân chủ thì không.
Ở các nền dân chủ, vấn đề chiến tranh và hòa bình hay những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia là những vấn đề quan trọng nhất mà một xã hội phải đối mặt, và bởi vậy nó phải do nhân dân quyết định thông qua những đại diện đã được bầu lên. Một quân đội dân chủ sẽ phục vụ quốc gia chứ không phải lãnh đạo quốc gia. Các tướng lĩnh trong quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ những ai được nhân dân bầu lên mới có quyền và trách nhiệm quyết định số phận của dân tộc.
Ở các nền dân chủ, vấn đề chiến tranh và hòa bình hay những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia là những vấn đề quan trọng nhất mà một xã hội phải đối mặt, và bởi vậy nó phải do nhân dân quyết định thông qua những đại diện đã được bầu lên. Một quân đội dân chủ sẽ phục vụ quốc gia chứ không phải lãnh đạo quốc gia. Các tướng lĩnh trong quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ những ai được nhân dân bầu lên mới có quyền và trách nhiệm quyết định số phận của dân tộc.
Do vậy ý tưởng về sự kiểm soát và quyền lực của chính quyền dân sự đối với quân sự là vấn đề cơ bản của dân chủ.
- Các nhà chức trách dân sự cần chỉ đạo quân đội quốc gia của họ và quyết định những vấn đề phòng thủ quốc gia. Đó không phải là do họ sáng suốt hơn các nhà chuyên môn quân sự mà là vì họ là đại diện của nhân dân và như vậy họ có trách nhiệm đưa ra những quyết định này và phải chịu trách nhiệm về chúng.
- Ở một nền dân chủ quân đội tồn tại là để bảo vệ quốc gia và tự do của nhân dân. Quân đội không đại diện hay ủng hộ cho bất cứ quan điểm chính trị hoặc nhóm sắc tộc và xã hội nào. Sự trung thành của quân đội dành cho những ý tưởng lớn hơn về dân tộc, pháp quyền và chính nguyên tắc dân chủ.
- Kiểm soát dân sự đảm bảo rằng các giá trị của quốc gia, các thể chế và chính sách là sự lựa chọn tự do của nhân dân chứ không phải của quân đội. Mục đích của quân đội là bảo vệ xã hội chứ không phải là xác định nó.
- Bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng đánh giá cao chuyên môn và sự cố vấn của các chuyên gia quân sự trong việc đưa ra các quyết sách về phòng thủ và an ninh quốc gia. Các quan chức dân sự dựa vào quân đội để được tư vấn chuyên môn về những vấn đề này và thực hiện các quyết định của chính phủ. Tuy nhiên, chỉ giới lãnh đạo dân sự được bầu lên mới được đưa ra những quyết sách cuối cùng và quân đội thi hành những quyết định đó trong phạm vi của mình.
- Dĩ nhiên các tướng lĩnh có thể tham gia đầy đủ và bình đẳng vào đời sống chính trị của đất nước giống như bất cứ công dân nào khác, nhưng chỉ với tư cách cử tri. Nếu muốn tham gia chính trị trước hết quân nhân phải giải ngũ; binh nghiệp phải tách rời chính trị. Quân đội là công bộc trung lập của nhà nước và là những người bảo vệ xã hội.
- Cuối cùng, kiểm soát dân sự đối với quân sự đảm bảo rằng các vấn đề phòng thủ và an ninh quốc gia không làm tổn hại đến những giá trị dân chủ cơ bản đó là nguyên tắc đa số, quyền của các nhóm thiểu số và tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền được xét xử theo quy trình tố tụng đúng. Trách nhiệm của tất cả các nhà lãnh đạo chính trị là tăng cường kiểm soát dân sự và trách nhiệm của quân đội là tuân thủ những mệnh lệnh hợp pháp của các nhà chức trách dân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét