Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Cái sảy nảy cái ung là vậy


Lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneve, ngày 9/10/1954.
Lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneve, ngày 9/10/1954.

Bùi Tín  -VOA

Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu vừa tròn 60 năm ngày ký kết Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Có những sự kiện lịch sử phức tạp, cần một thời gian khá dài mới có thể đánh giá đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự kiện ấy. Hiệp định Genève là một sự kiện như thế.

Những người cộng sản muốn cải tổ

Kính Hòa, phóng viên RFA


2-001-305.jpgTrang thứ nhất bản kiến nghị do 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc, hôm 28/7/2014. -Screen capture
Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về bản kiến nghị này.

Muốn cứu đảng ra khỏi suy thoái

Kính Hòa: Thưa Giáo sư, từ trước đến giờ đã có những kiến nghị như thế này rồi, lần này Giáo sư đánh giá thế nào về khả năng lắng nghe của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTƯ)?
GS Tương Lai: Về khả năng lắng nghe thì chúng tôi còn đang chờ đợi. Nhưng khi mà gửi bức thư này đến BCHTƯ và toàn thể đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, thì chúng tôi, một nhóm những người đảng viên của đảng, những người cho đến hiện nay vẫn đứng trong đội ngũ của đảng, chúng tôi muốn biểu tỏ thái độ của chúng tôi vì lý do gì cho đến giờ phút này, chúng tôi vẫn đứng trong đảng, trong lúc có một số người hô hào ra khỏi đảng.

Rút giàn khoan – TQ muốn hợp tác phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN

Việt Hà, phóng viên RFA

Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. (14/05/2014)
Giàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. -AFP
Việc Trung Quốc quyết định rút giàn khoan dầu HD 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước thời hạn đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về động cơ đích thực của nước này sau hành động này. Bên cạnh đó là những câu hỏi là liệu phản ứng của Hoa Kỳ có thực sự tạo sức ép lớn lên hành động này của Trung Quốc. Đã có nhiều bài phân tích về hành động này của Trung Quốc. Chuyên gia về châu Á và Trung Quốc thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), bà Bonnie Glaser, đưa ra những nhận định khác so với những phân tích từng được đưa ra trước kia.

Bạo động ở Tân Cương : Hàng chục người chết


Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ các nghi phạm các vụ tấn công khủng bố ở Tân Cương giữa tháng 6/2014. Ảnh do truyền hình Trung Quốc CCTV công bố.
Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ các nghi phạm các vụ tấn công khủng bố ở Tân Cương giữa tháng 6/2014. Ảnh do truyền hình Trung Quốc CCTV công bố.  -REUTERS/CCTV/via Reuters TV

Trọng Nghĩa  -RFI

Theo Tân Hoa Xã, sáng ngày 28/07/2014, một cuộc « tấn công khủng bố » đã xẩy ra tại Huyện Toa Xa (Shache/Yarkand), vùng Tân Cương. Đã có hàng chục thường dân bị thiệt mạng, nhưng lực lượng an ninh cũng đã hạ sát được hàng chục kẻ khủng bố.
Hãng tin chính thức Trung Quốc, được AFP trích dẫn, cho biết là một nhóm « khủng bố » võ trang bằng dao, đã xông vào tấn công một đồn công an và nhiều cơ quan chính quyền khác tại Huyện Toa Xa. Trích nguồn từ công an địa phương, Tân Hoa Xã cho biết là « hàng chục thường dân – cả người Duy Ngô Nhĩ lẫn người Hán – đã bị giết hoặc bị thương ».

Đôi gót chân Achilles của chủ quyền

BBC

Dương Danh Huy

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm
Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
Một gót là công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng (CHPVĐ).
Gót kia là việc từ 1954 đến 1975 VNDCCH không có tuyên bố hay hành động chủ quyền gì với Hoàng Sa, Trường Sa.

Chuyện nàng An Thị

Tony Buổi sáng FB

https://scontent-b-lax.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10480184_819221838130677_4820715253460468913_n.jpg?oh=4905bc6d09d1f947970e21f667dc9dfa&oe=54380B75
Tony đi công tác miền Tây Nam Bộ, thấy ăn nói cũng có chút kiến thức nên bà con hay hỏi thăm. Gần đây câu mà bà con hay hỏi nhất là việc thương lái Trung Quốc sang thu mua mấy cái “trời ơi đất hỡi” của mình, mục đích là gì vậy? Bữa thì râu mèo, bữa thì đuôi chuột, bữa thì cây sưa, bữa thì là xoài non, lá vải….Bữa thì đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu….toàn những thứ lạ lùng.
Tony nợ 1 câu trả lời.

Trung Quốc: văn hóa lừa đảo từ thời cổ đại

DCVOnline | Tin Tân Hoa Xã

ruaZHENGZHOU (Trịnh Châu – Tân Hoa Xã) – Các nhà khảo cổ cho biết các nghi lễ bói toán đã được hàng ngàn người Trung Quốc thời cổ đại sử dụng có thể có một số thủ đoạn gian trá đằng sau hậu trường.
Giới nghiên cứu tìm thấy thủ đoạn gian trá trong bói toán Trung Quốc thời cổ đại
Trong triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN), các hoàng đế đều dựa nhiều vào những lời tiên tri và bói toán để quyết định về các vấn đề khác nhau, từ việc nội chính đến ý nghĩa của những giấc mơ của họ.

Mỹ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC


Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh chụp tại Washington ngày 28/07/2014
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh chụp tại Washington ngày 28/07/2014 – Reuters

Thanh Phương  -RFI

Hôm qua, 28/07/2014, Ngoại trưởng John Kerry đã công bố bản báo cáo thường niên của bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo trên thế giới năm 2013.
Bản báo cáo năm nay đặc biệt chú trọng đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc ngược đãi các thiểu số tôn giáo trên thế giới, khiến hàng triệu người thuộc các thiểu số này phải rời bỏ làng quê, đi lánh nạn ở nơi khác.

Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung

BBC


Cựu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu nhóm các Đảng viên lão thành
Hơn 60 Đảng viên Cộng sản lão thành vừa gửi thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi từ bỏ con đường xây dựng XHCN và thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bức thư mà BBC có trong tay đề ngày 28/7/2014 với 61 chữ ký của nhiều nhân vật hoạt động lâu năm và có tiếng ở Việt Nam như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các kinh tế gia Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan… được gửi tới Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, Đảng CSVN đã “dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin”.
“Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc.”

***TIN NGÀY 30/7/2014 -Thứ Tư.



Posted by phamtayson on 30/07/2014

Cập nhật lúc00 giờ 10 ngày 3,1.2014

Chính trị – Xã hội

Tàu cá Trung Quốc : Công cụ lấn chiếm Biển Đông   -(RFI)   —   Rút giàn khoan – TQ muốn hợp tác phát triển trong vùng đặc quyền kinh tế của VN  -(RFA)
Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung  -(BBC)  —   Nhiều đảng viên kỳ cựu kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa xã hội  -(RFI)    —   Thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên -(RFA)   —  Những người cộng sản muốn cải tổ  -(RFA)
Người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc sau vụ tranh chấp giàn khoan  -(VOA)   —   Mỹ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC  -(RFI)   —  Mỹ: Tôn trọng tự do tôn giáo bảo vệ cho sự ổn định  -(VOA)

***TIN NGÀY 29/7/2014 -Thứ Ba.





 Posted by phamtayson on 29/07/2014

Chính trị – Xã hội

Trung Quốc muốn gì ?

Thời đại Mới – Số 31

Cao Huy Thuần

Giáo sư Cao Huy Thuần -(Quechoa)
Cách đây chỉ hơn hai mươi năm, thế giới nói đến Trung Quốc như một cường quốc đang lên – a rising Power. Và lo ngại đặt câu hỏi: ông lên như thế thì ông sẽ lên đến đâu, và lên đến đó thì ông sẽ làm gì? Hai mươi năm sau, Trung Quốc đã lên vượt bực, lên cực nhanh, làm cả thế giới chóng mặt, và câu hỏi đâm ra lo ngại một cách chính xác hơn: ông lên như thế thì liệu chiến tranh có xảy ra không?
Mươi năm trước đây, dưới khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, “thao quang dưỡng hối” giấu sức mạnh chờ thời gian, Trung Quốc đã làm thế giới tưởng rằng ông trỗi dậy một cách hòa bình, rằng “Trung Quốc mạnh lên thì cả thế giới đều được phúc lợi chung”. Sau đó không lâu, thế giới bừng tỉnh giấc nam kha hòa bình khi giọng ông thay đổi, tác phong thay đổi, từ mềm thành cứng, từ thủ thành công, từ lịch sự đến đe dọa, gây hấn, trịch thượng. Ông bốp chát với Mỹ, căng thẳng với Nhật, trấn áp lân bang, lè lưỡi bò liếm hết Biển Đông, liếm tất, không chừng liếm qua đến cả Ấn Độ Dương. Vậy thì chiến tranh là hậu quả phải tiên liệu cùng với cái đà trỗi dậy của ông? Ông muốn gì? Đó là câu hỏi đặt ra trong sách báo ngày nay.

GS Nguyễn Văn Tuấn – Cảnh sát Tây, cảnh sát Ta


http://anhbasam.files.wordpress.com/2014/07/h171.jpg?w=438&h=225
Hình chép của Basam

GS Nguyễn Văn Tuấn

Mỗi lần có bạn bè đồng nghiệp từ VN sang đây công tác, họ thường nhờ tôi khi có dịp chở đi vòng Sydney, qua các khu phố Việt, có khi đi xa thử rượu đỏ ở vùng Hunter Valley. Ai cũng bày tỏ ngạc nhiên là không thấy bóng dáng cảnh sát / police ở đâu (1). Thật ra, thì thỉnh thoảng cũng có, nhưng họ cũng đi trên xe như mình, và họ bận tuần tra, chứ đâu có thì giờ “đứng đường” như cảnh sát như ở VN.
Sống ở đây lâu, tôi cũng không để ý sự hiện diện của cảnh sát. Đi chợ (shop) thì thỉnh thoảng gặp họ đạp xe đạp hay cưỡi ngựa tuần tra, nhưng cả tháng mới thấy họ một lần. Còn trên xa lộ thì thỉnh thoảng cũng gặp xe cảnh sát, nhưng họ cũng lái xe vù vù như mình, nên cũng không ai để ý ai. Tuy nhiên, với công nghệ scan, họ chỉ cần chạy ngang một xe là biết xe đó đã hết hạn đăng kí hay chưa! Còn xe cảnh sát chìm thì không biết được. Loại cảnh sát chìm này cũng dùng xe như dân thường, cũng có khi “chơi” xe sport xịn, ăn mặc bụi đời, nhưng súng ống thì trang bị tận răng. Họ thường có nhiệm vụ đi bắt những tội phạm nguy hiểm, tội phạm liên quan đến ma tuý, và hành tung rất “xuất quỉ nhập thần”. Nói chung là rất ít thấy cảnh sát trên đường phố.

Phạm Kỳ Đăng – Ngoại giao lôi kéo và tranh thủ

Phạm Kỳ Đăng

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 kéo vào sâu lãnh hải biển Đông vấp phải sự chống đối quyết liệt của người dân Việt Nam. Lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước bị Trung quốc khóa chặt các huyệt trọng yếu, cứng họng một thời gian dài, chỉ có Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối kịp thời và kiên quyết nhất.
Giới am hiểu thời cuộc, cho rằng ngoại giao là kênh duy nhất để tranh đấu, „Kẻ yếu thì không có bao nhiêu vũ khí trong tay, ngoại trừ việc dựa vào ngoại giao và luật quốc tế“ – nhà nghiên cứu Carlyle Theyer bình luận. Các nước hầu như không can dự một lời, dẫu rằng Việt Nam đã ký hiệp ước đối tác chiến lược với 14 nhà nước gì đó, nhiều trong số đó cả cường quốc. Có điều Việt Nam, từ lâu khẳng định muốn hội nhập, đều không có tiếng nói tương thanh và những thiết chế tương ứng để giao lưu và liên thông với thế giới văn minh – dân chủ, thật vô lý cho đến hôm nay vấn cố duy trì sự lệch pha về tổ chức và nhân sự đối với các đối tác chiến lược còn lại, trừ Trung quốc.

Trà Giang – Văn nghệ cũng không hòa hợp hòa giải được, huống là…

Trà Giang



congco.jpg

Họ đại diện cho bên thắng cuộc, đầu cơ vào sự thắng cuộc, ăn theo cửu vạn vào quyền bính được thiết lập sau thắng cuộc…Tôi sống ở một tỉnh lẻ, rất nhỏ, quanh năm lo kiếm miếng ăn đã là khó, nên nói đến chuyện lớn như thế này là quá sức, là lãng phí.
Cơ sự là vì chuyện qua đời của nhà văn Tô Hoài. Lúc nhỏ tôi có đọc, học “Dế Mèn phiêu lưu ký” của ông; lớn lên cũng đọc thêm một số tác phẩm của ông, nhất là các tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa văn học lớp 12, thuộc phần văn học cách mạng Việt Nam, gần đây nhất là “Ba người khác”.

Nguyễn Ngọc Già – Công an Đồng Tháp thiệt là bá láp.

Trích : -Hay cộng sản các người muốn nói rằng: dù bọn công an Đồng Tháp có giựt đồ trên tay người ta, xông vào lục lọi cả thân thể người khác thì nạn nhân cũng làm thinh? Hay nhỏ nhẹ xin xỏ? Có phải đó là cái thứ “văn hóa” trong đấu tranh bất bạo động mà cộng sản các người cố tình lừa lọc bao năm qua để những ai thích “làm màu”, thích chứng tỏ “văn hóa”, thích ta đây “lịch lãm” luôn tìm cách né tránh, vì sợ mang tiếng “cực đoan”, “vô học” để cuộc đấu tranh giải thể chế độ phản dân hại nước tiếp tục dai dẳng và âm ỉ tồn tại?
Thôi! Dẹp ba cái trò bá láp như công an Đồng Tháp đi! Ngày tận thế của cộng sản đang lừng lững đến rồi đó!
Ờ quên! Trần Đại Quang coi biểu xấp nhỏ ở Tam Kỳ đem 3.000 đô Mỹ [7] trả lại cho cô Huỳnh Thục Vy đi! Ăn cướp cả 3 năm trời rồi làm thinh luôn! Kỳ thấy mẹ!

Nguyễn Ngọc Già

cand.jpg
Tất nhiên, CSVN không những dốt mà lì lợm và bướng bỉnh. Bài này chỉ xin nêu ra việc mới nhất của những kẻ phản dân hại nước về điều đó.

Công an là đồ ăn cướp có gì sai?


Video dân oan Mỹ Đức kêu cứu – Nhà cầm quyền cướp đất bỏ tù dân

Danluan

Dân Luận: Hàng loạt sai phạm trong quá trình thu đồi đất nông nghiệp, như không có quyết định thu hồi đất, không lập phương án đền bù, không họp dân thông báo công khai dự án đã được điều tra làm rõ… Trên các phương tiện truyền thông trong nước cũng đã nhắc đến các sai phạm này. Tuy nhiên, thay vì sửa sai thì nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức lại có hàng loạt các sai phạm khác về mặt tố tụng, khiến người dân vừa mang nỗi đau mất đất, lại phải chịu oan tù tội.

Vì một tiền đồ dân tộc còn đứng trên hai chân

Phạm Thị Hoài – Procontra

Theo báo cáo mới nhất của WHO, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam thời điểm 2008- 2010 với 6,6 lít (độ cồn tuyệt đối) thuộc nhóm trung bình trên thế giới, thậm chí thấp hơn một chút so với mức trung bình trong khu vực (6,8 lít), kém xa Nga (15,1 lít) và hầu hết các nước châu Âu (10,0 – 12,4 lít). Tửu thần không nhất thiết kìm hãm sự phát triển của một quốc gia. Các nước uống ít nhất tập trung ở Ả-rập và châu Phi (dưới 5,0 lít), trong khi châu Âu vẫn tiếp tục truyền thống dẫn đầu thế giới. Hai nước thịnh vượng bậc nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương uống khỏe gấp đôi Việt Nam, Hàn quốc: 12,3 lít; Úc: 12,2 lít.