Lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneve, ngày 9/10/1954.
Bùi Tín -VOA
Ngày 20 tháng 7 năm nay đánh dấu vừa tròn 60 năm ngày ký kết Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Có những sự kiện lịch sử phức tạp, cần một thời gian khá dài mới có thể đánh giá đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự kiện ấy. Hiệp định Genève là một sự kiện như thế.
Ở Hà Nội, ngày 16/7, một cuộc mít-tinh kiểu «cúng cụ» tẻ nhạt đã diễn ra, với diễn văn ngắn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và sự có mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có một màn kịch mang tính vui nhộn cấp quốc gia là khi kết thúc Ban Tổ chức báo tin Nhà Nước đã quyết định tuyên dương và tặng danh hiệu Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Tặng cho ai vậy? Xin thưa: cho tập thể “Đoàn đại biểu ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa» tại Genève 60 năm trước. Hình như tất cả đều đi theo «bác» rồi. Sao lại truy tặng muộn mằn đến vậy.
Bản tuyên dương cụt lủn, không nêu tên một cá nhân nào, cũng chẳng có lời lý giải nào về chiến tích quân sự trên chiến trường nào của cái tập thể này, để có thể mang danh hiệu Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, khi tập thể này không hề có mặt trong Quân đội Nhân dân. Trái khoáy khó hiểu.
Chuyện này như chuyện tiếu lâm, đánh đố, để mua vui chốc lát khi giá điện tăng giữa mùa nóng bức.
Chuyện nghiêm chỉnh đáng nói dịp này là đã có cách nhìn không giáo điều công thức, không còn lười biếng xuôi chiều đối với một sự kiện then chốt này trong lịch sử nhiễu nhương của dân tộc 60 năm nay.
Có thể kể ra bài viết của ông Vũ Khoan, nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng, về hưu năm 2007, hiện là cố vấn cấp cao Quỹ nghiên cứu biển Đông.
Ông đặt vấn đề là «Chúng ta học được những gì từ sự kiện này 60 năm truớc?». Mạng Anh Ba Sàm đăng bài báo này, dù ông chủ mạng là nhà báo Nguyễn Hữu Vinh đang bị bắt giữ. Báo địa phương tạp chí Văn hóa Nghệ An cũng đăng lại ngày 16/7. Báo lề phải hình như phải ngậm tăm theo gậy chỉ huy của Ban Tuyên huấn Trung ương, mặc dù ông Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng, ủy viên Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng.
Thật ra bài báo của ông cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan không có gì là ghê gớm, không tiết lộ điều gì mới mẻ, cũng không đưa ra được một nhận định nào rõ ràng dứt khoát, thế nhưng nó không còn là quan điểm chính thống của đảng, nó đặt ra nhiều câu hỏi cho giới nghiên cứu lịch sử, nó chạm đến một nhược điểm mang tính sinh tử của đảng CS VN, đó là thái độ cúi đầu tuân thủ những lời khuyên bảo, có khi là những mệnh lệnh cưỡng ép của các đảng CS lớn, được coi là đàn anh, của các đảng CS Liên Xô, Trung Quốc.
Đó là thái độ nhẫn nhục, phục tùng, cam chịu, từ bỏ tư thế độc lập tự chủ của dân tộc, của đất nước, đi ngược lại với truyền thống kiên cường, tự tin, tự lập, tự cường trải qua hàng nghìn năm lịch sử của nhân dân ta.
Ông Vũ Khoan không che dấu niềm cay đắng khi nhắc lại chuyện đất nước phải chia cắt làm hai mà không theo kiểu «da báo» như đã dự kiến lúc ban đầu là theo sự áp đặt của 2 đoàn Trung Quốc và Liên Xô do Chu Ân Lai và Molotov đề ra. Sự chia đôi đất nước để lại những di hại kéo dài, một vết thương sâu hoắm còn rất lâu mới thành sẹo, là một quyết định nguy hiểm bị áp đặt từ bên ngoài. Rồi đến chia cắt ở nơi nào, ở vĩ tuyến nào cũng lại là vấn đề hệ trọng tuột ra khỏi đòi hỏi hợp lý của phía Việt Nam theo so sánh thế và lực của 2 bên tham chiến lúc ấy.
Theo những văn kiện lưu trữ, phía Việt Nam khởi đầu cho rằng chia cắt theo Vĩ tuyến 13 là công bằng, hợp lý. Nhiều lần ông Phạm Văn Đồng đã nêu lên cho Ngoại trưởng Pháp Bidault thấy Vĩ tuyến 13 trên bản đồ đi qua đèo Cù Mông, ở phía Nam của thành phố Qui Nhơn. Về sau chính Chu Ân Lai cùng Molotov ép phía Việt Nam phải nhất thiết chấp nhận chia cắt ở Vĩ tuyến 17,qua sông Bến Hải, Vĩnh Linh – Quảng Trị, ngay cả khi phía VN đã chịu lùi từ Vĩ tuyến 13 về Vĩ tuyến 16 (qua đèo Hải Vân, phía Bắc thành phố Đà Nẵng).
Vấn đề thời gian tổng tuyển cử cũng vậy. Phía Việt Nam đề ra trong vòng 6 tháng, cuối cùng phải chấp nhận ý kiến của Chu Ân Lai là 2 năm, vào tháng 7 năm 1956, chìu theo đề nghị của đoàn Pháp.
Còn có gì cay đắng, có thể nói là ô nhục hơn cho người Việt là chuyện Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc Kinh báo cáo tình hình cho Mao, khi trở lại Genève đã dừng chân ở Liễu Châu gần biên giới Việt – Trung, triệu tập ông Hồ Chí Minh cùng Tướng Võ Nguyên Giáp sang, chỉ để báo tin rằng hội nghị Genève sắp kết thúc, những thỏa thuận cuối cùng sắp đạt, yêu cầu lãnh đạo VN và đoàn đại biểu VN ở Genève hãy đồng thuận. Một thái độ đàn anh, kẻ cả, theo kiểu cách gò ép, áp đặt trước chuyện đã rồi của lãnh đạo nước lớn, đảng lớn đối với chú em nhỏ yếu, phụ thuộc, dễ bảo.
Điều mà ông Vũ Khoan có thể nghĩ đến nhưng chưa dám nói trắng ra là thái độ từ bỏ lập trường độc lập tự chủ của đảng CS VN từ 60 năm trước đã kéo dài lê thê cho đến tận hôm nay, và được tô đậm thêm gấp bội cách đây 24 năm, qua sự kiện Thành Đô, có thể coi là cử chỉ tự nguyện đầu hàng, chui sâu vào cái tròng thuộc địa kiểu mới của bọn bành trướng bá quyền TQ.
Thái độ nhu nhược 60 năm trước ở Genève thật ra chỉ là một bước sẩy chân thời ấu trỉ, khi con cáo già Chu Ân Lai lợi dụng cuộc họp quốc tế đầu tiên Trung quốc Cộng sản được tham gia để tự đánh bóng mình như một cường quốc thế giới. Thật ra dù cho vĩ tuyến có xê dịch ít nhiều thì cuộc chiến cũng không có gì thay đổi hay đảo lộn về cơ bản. Điều hệ trọng là theo cái nếp tư duy từ nhiệm thái độ độc lập tự chủ ấy, 36 năm sau, cả bộ sậu lãnh đạo bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười, cố vấn Phạm Văn Đồng đều bị bí mật gọi sang Thành Đô đúng vào ngày lễ Quốc khánh chẵn 45 năm (2/9/1945 – 2/9/1990), và tại đây cái «sảy» đã nảy cái «ung», một ung nhọt khủng khiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ.
24 năm sau thảm họa Thành Đô, đảng CS Việt Nam bị đảng CS Trung Quốc khống chế, lũng đoạn, áp đảo, mua chuộc đã thoái hóa trầm trọng, buộc phải ôm chặt xiềng xích ý thức hệ Mác – Lê nin, bám riết ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mù quáng chế độ độc quyền đảng trị phi pháp, tự cô lập với thế giới dân chủ văn minh, do đó không sao thoát khỏi quá trình tan rã vì chính do nạn tham nhũng kiểu phe nhóm cường hào do nó nuôi dưỡng theo mô hình TQ.
Từ bảo sao nghe vậy bị dắt mũi 60 năm trước, dẫn đến thành thuộc địa mới và tay sai qua sự kiện Thành Đô năm 1990, từ cái «sảy» tệ hại đã nảy ra cái «ung» chết người. Thoát Trung là con đường sống, Thoát Trung cũng tức là thoát chủ nghĩa Mác – Lê nin tội ác, thoát ảo tưởng chủ nghĩa xã hội mơ hồ, thoát độc quyền đảng trị kiểu TQ. Thoát Trung cũng là chọn bạn tốt mà kết thân, như Hoa Kỳ, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Âu, Úc.…Họ không có dã tâm bành trướng, tham lam.
Trên đây mới chính là bài học sâu sắc cần rút ra từ sự kiện ký kết Hiệp định Genève 60 năm trước. Người Việt phải chủ động nắm lấy vận mệnh của dân tộc, của đất nước mình, bằng cái đầu lãnh đạo tỉnh táo của chính mình, không thể thoái thác việc cầm cương bẻ lái cho bất kỳ ai khác.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Có những sự kiện lịch sử phức tạp, cần một thời gian khá dài mới có thể đánh giá đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự kiện ấy. Hiệp định Genève là một sự kiện như thế.
Ở Hà Nội, ngày 16/7, một cuộc mít-tinh kiểu «cúng cụ» tẻ nhạt đã diễn ra, với diễn văn ngắn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và sự có mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Có một màn kịch mang tính vui nhộn cấp quốc gia là khi kết thúc Ban Tổ chức báo tin Nhà Nước đã quyết định tuyên dương và tặng danh hiệu Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Tặng cho ai vậy? Xin thưa: cho tập thể “Đoàn đại biểu ngoại giao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa» tại Genève 60 năm trước. Hình như tất cả đều đi theo «bác» rồi. Sao lại truy tặng muộn mằn đến vậy.
Bản tuyên dương cụt lủn, không nêu tên một cá nhân nào, cũng chẳng có lời lý giải nào về chiến tích quân sự trên chiến trường nào của cái tập thể này, để có thể mang danh hiệu Anh hùng các Lực lượng Vũ trang Nhân dân, khi tập thể này không hề có mặt trong Quân đội Nhân dân. Trái khoáy khó hiểu.
Chuyện này như chuyện tiếu lâm, đánh đố, để mua vui chốc lát khi giá điện tăng giữa mùa nóng bức.
Chuyện nghiêm chỉnh đáng nói dịp này là đã có cách nhìn không giáo điều công thức, không còn lười biếng xuôi chiều đối với một sự kiện then chốt này trong lịch sử nhiễu nhương của dân tộc 60 năm nay.
Có thể kể ra bài viết của ông Vũ Khoan, nhà ngoại giao kỳ cựu, từng là Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại, Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng, về hưu năm 2007, hiện là cố vấn cấp cao Quỹ nghiên cứu biển Đông.
Ông đặt vấn đề là «Chúng ta học được những gì từ sự kiện này 60 năm truớc?». Mạng Anh Ba Sàm đăng bài báo này, dù ông chủ mạng là nhà báo Nguyễn Hữu Vinh đang bị bắt giữ. Báo địa phương tạp chí Văn hóa Nghệ An cũng đăng lại ngày 16/7. Báo lề phải hình như phải ngậm tăm theo gậy chỉ huy của Ban Tuyên huấn Trung ương, mặc dù ông Vũ Khoan từng là Phó Thủ tướng, ủy viên Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng.
Thật ra bài báo của ông cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan không có gì là ghê gớm, không tiết lộ điều gì mới mẻ, cũng không đưa ra được một nhận định nào rõ ràng dứt khoát, thế nhưng nó không còn là quan điểm chính thống của đảng, nó đặt ra nhiều câu hỏi cho giới nghiên cứu lịch sử, nó chạm đến một nhược điểm mang tính sinh tử của đảng CS VN, đó là thái độ cúi đầu tuân thủ những lời khuyên bảo, có khi là những mệnh lệnh cưỡng ép của các đảng CS lớn, được coi là đàn anh, của các đảng CS Liên Xô, Trung Quốc.
Đó là thái độ nhẫn nhục, phục tùng, cam chịu, từ bỏ tư thế độc lập tự chủ của dân tộc, của đất nước, đi ngược lại với truyền thống kiên cường, tự tin, tự lập, tự cường trải qua hàng nghìn năm lịch sử của nhân dân ta.
Ông Vũ Khoan không che dấu niềm cay đắng khi nhắc lại chuyện đất nước phải chia cắt làm hai mà không theo kiểu «da báo» như đã dự kiến lúc ban đầu là theo sự áp đặt của 2 đoàn Trung Quốc và Liên Xô do Chu Ân Lai và Molotov đề ra. Sự chia đôi đất nước để lại những di hại kéo dài, một vết thương sâu hoắm còn rất lâu mới thành sẹo, là một quyết định nguy hiểm bị áp đặt từ bên ngoài. Rồi đến chia cắt ở nơi nào, ở vĩ tuyến nào cũng lại là vấn đề hệ trọng tuột ra khỏi đòi hỏi hợp lý của phía Việt Nam theo so sánh thế và lực của 2 bên tham chiến lúc ấy.
Theo những văn kiện lưu trữ, phía Việt Nam khởi đầu cho rằng chia cắt theo Vĩ tuyến 13 là công bằng, hợp lý. Nhiều lần ông Phạm Văn Đồng đã nêu lên cho Ngoại trưởng Pháp Bidault thấy Vĩ tuyến 13 trên bản đồ đi qua đèo Cù Mông, ở phía Nam của thành phố Qui Nhơn. Về sau chính Chu Ân Lai cùng Molotov ép phía Việt Nam phải nhất thiết chấp nhận chia cắt ở Vĩ tuyến 17,qua sông Bến Hải, Vĩnh Linh – Quảng Trị, ngay cả khi phía VN đã chịu lùi từ Vĩ tuyến 13 về Vĩ tuyến 16 (qua đèo Hải Vân, phía Bắc thành phố Đà Nẵng).
Vấn đề thời gian tổng tuyển cử cũng vậy. Phía Việt Nam đề ra trong vòng 6 tháng, cuối cùng phải chấp nhận ý kiến của Chu Ân Lai là 2 năm, vào tháng 7 năm 1956, chìu theo đề nghị của đoàn Pháp.
Còn có gì cay đắng, có thể nói là ô nhục hơn cho người Việt là chuyện Chu Ân Lai từ Genève trở về Bắc Kinh báo cáo tình hình cho Mao, khi trở lại Genève đã dừng chân ở Liễu Châu gần biên giới Việt – Trung, triệu tập ông Hồ Chí Minh cùng Tướng Võ Nguyên Giáp sang, chỉ để báo tin rằng hội nghị Genève sắp kết thúc, những thỏa thuận cuối cùng sắp đạt, yêu cầu lãnh đạo VN và đoàn đại biểu VN ở Genève hãy đồng thuận. Một thái độ đàn anh, kẻ cả, theo kiểu cách gò ép, áp đặt trước chuyện đã rồi của lãnh đạo nước lớn, đảng lớn đối với chú em nhỏ yếu, phụ thuộc, dễ bảo.
Điều mà ông Vũ Khoan có thể nghĩ đến nhưng chưa dám nói trắng ra là thái độ từ bỏ lập trường độc lập tự chủ của đảng CS VN từ 60 năm trước đã kéo dài lê thê cho đến tận hôm nay, và được tô đậm thêm gấp bội cách đây 24 năm, qua sự kiện Thành Đô, có thể coi là cử chỉ tự nguyện đầu hàng, chui sâu vào cái tròng thuộc địa kiểu mới của bọn bành trướng bá quyền TQ.
Thái độ nhu nhược 60 năm trước ở Genève thật ra chỉ là một bước sẩy chân thời ấu trỉ, khi con cáo già Chu Ân Lai lợi dụng cuộc họp quốc tế đầu tiên Trung quốc Cộng sản được tham gia để tự đánh bóng mình như một cường quốc thế giới. Thật ra dù cho vĩ tuyến có xê dịch ít nhiều thì cuộc chiến cũng không có gì thay đổi hay đảo lộn về cơ bản. Điều hệ trọng là theo cái nếp tư duy từ nhiệm thái độ độc lập tự chủ ấy, 36 năm sau, cả bộ sậu lãnh đạo bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, thủ tướng Đỗ Mười, cố vấn Phạm Văn Đồng đều bị bí mật gọi sang Thành Đô đúng vào ngày lễ Quốc khánh chẵn 45 năm (2/9/1945 – 2/9/1990), và tại đây cái «sảy» đã nảy cái «ung», một ung nhọt khủng khiếp đe dọa sự tồn vong của chế độ.
24 năm sau thảm họa Thành Đô, đảng CS Việt Nam bị đảng CS Trung Quốc khống chế, lũng đoạn, áp đảo, mua chuộc đã thoái hóa trầm trọng, buộc phải ôm chặt xiềng xích ý thức hệ Mác – Lê nin, bám riết ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mù quáng chế độ độc quyền đảng trị phi pháp, tự cô lập với thế giới dân chủ văn minh, do đó không sao thoát khỏi quá trình tan rã vì chính do nạn tham nhũng kiểu phe nhóm cường hào do nó nuôi dưỡng theo mô hình TQ.
Từ bảo sao nghe vậy bị dắt mũi 60 năm trước, dẫn đến thành thuộc địa mới và tay sai qua sự kiện Thành Đô năm 1990, từ cái «sảy» tệ hại đã nảy ra cái «ung» chết người. Thoát Trung là con đường sống, Thoát Trung cũng tức là thoát chủ nghĩa Mác – Lê nin tội ác, thoát ảo tưởng chủ nghĩa xã hội mơ hồ, thoát độc quyền đảng trị kiểu TQ. Thoát Trung cũng là chọn bạn tốt mà kết thân, như Hoa Kỳ, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Âu, Úc.…Họ không có dã tâm bành trướng, tham lam.
Trên đây mới chính là bài học sâu sắc cần rút ra từ sự kiện ký kết Hiệp định Genève 60 năm trước. Người Việt phải chủ động nắm lấy vận mệnh của dân tộc, của đất nước mình, bằng cái đầu lãnh đạo tỉnh táo của chính mình, không thể thoái thác việc cầm cương bẻ lái cho bất kỳ ai khác.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét