Trang thứ nhất bản kiến nghị do 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam
gửi đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ
toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung
Quốc, hôm 28/7/2014. -Screen capture
Ngày 28/7/2014, 61 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam gửi kiến nghị đến
Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai điểm: từ bỏ chế độ toàn trị,
và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô năm 1991 với Trung Quốc. Giáo
sư Tương Lai một trong 61 đảng viên đạt bút ký, lên tiếng với RFA về
bản kiến nghị này.
Muốn cứu đảng ra khỏi suy thoái
Kính Hòa: Thưa Giáo sư, từ trước đến giờ đã có những kiến
nghị như thế này rồi, lần này Giáo sư đánh giá thế nào về khả năng lắng
nghe của Ban chấp hành trung ương Đảng (BCHTƯ)? GS Tương Lai: Về khả năng lắng nghe thì chúng tôi còn đang chờ
đợi. Nhưng khi mà gửi bức thư này đến BCHTƯ và toàn thể đảng viên đảng
cộng sản Việt Nam, thì chúng tôi, một nhóm những người đảng viên của
đảng, những người cho đến hiện nay vẫn đứng trong đội ngũ của đảng,
chúng tôi muốn biểu tỏ thái độ của chúng tôi vì lý do gì cho đến giờ
phút này, chúng tôi vẫn đứng trong đảng, trong lúc có một số người hô
hào ra khỏi đảng.
Cái lý do mà chúng tôi đứng lại trong đảng vì chúng tôi muốn rằng với tư
cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi
cơn suy thoái trầm trọng này. Mà suy thoái trầm trọng vì cái đường lối
lý luận sai lầm. Suy thoái về đường lối lý luận sai lầm đó nó dẫn tới
một suy thoái nghiêm trọng khác là sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhân danh
ý thức hệ Xã hội chủ nghĩa, và nhân danh cùng do đảng cộng sản lãnh
đạo, Trung Quốc thao túng đảng cộng sản Việt Nam và những người lãnh đạo
Việt Nam, biến họ phụ thuộc vào Trung Quốc. Và chính sự phụ thuộc đó đã
làm cho uy tín của đảng càng ngày càng giảm sút, mất niềm tin trầm
trọng trong đảng viên và trong nhân dân. Cái việc đảng mất uy tín trầm
trọng đó có trách nhiệm của tất cả các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam,
trong đó có chúng tôi. Nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về bộ phận
lãnh đạo là Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương.
Chúng tôi muốn rằng với tư cách là một người đảng viên, chúng tôi muốn làm sao cứu đảng ra khỏi cơn suy thoái trầm trọng này.
-GS Tương Lai
Kỳ này nhân việc BCHTƯ sắp họp một hội nghị, mà chuyên đề theo chúng
tôi biết là bàn về biển Đông, bàn về kiện Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ đây
là thời cơ chúng tôi đưa ra bức thư ngỏ này, đưa ra lời kêu gọi. Vì tôi
cho rằng đây là cái thời điểm rất quyết định.
Trong dịp này chúng tôi muốn Đảng cộng sản Việt Nam, mà trước hết là
BCHTƯ, cơ quan cao nhất của đảng, phải có sự chuyển biến mạnh mẽ để lấy
lại niềm tin của dân. Mà muốn lấy lại niềm tin của dân khi mà uy tín đã
xuống tận đáy rồi thì không có gì khác là giương cao ngọn cờ dân tộc dân
chủ. Muốn giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ thì phải đi với dân, giải
phóng dân, không đặt cái ách cai trị theo chế độ toàn trị phản dân chủ
của một đảng cầm quyền nhân danh ý thức hệ cộng sản, ý thức hệ xã hội
chủ nghĩa nhưng mà lại thực hiện một chế đọ chuyên chế nặng nề đè nặng
lên đời sống của nhân dân.
Trang thứ hai bản kiến nghị do 61 đảng viên
đảng cộng sản Việt Nam gửi đến Ban chấp hành trung ương Đảng đề nghị hai
điểm: từ bỏ chế độ toàn trị, và bạch hóa thông tin về hội nghị Thành Đô
năm 1991 với Trung Quốc, hôm 28/7/2014. Screen capture.
Kính Hòa: Giáo sư vừa nói đến vấn đề ý thức hệ. Nếu nhớ
không lầm thì trước đây Giáo sư cũng chính là người đòi hỏi đổi tên đảng
Cộng sản thành đảng Lao động. Vậy thì có phải lần này mà ý thức hệ bị
thách thức cao nhất kể từ khi có những bảng kiến nghị phải không ạ? GS Tương Lai: Tôi cũng không biết có phải là lần này là lần thách thức cao nhất. Vấn đề này tôi sẽ suy nghĩ thêm.
Năm 1951 khi đổi tên Đảng cộng sản Đông dương sang Đảng cộng sản Việt
Nam, sang Đảng Lao động Việt Nam thì chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng
Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động cho nên phải là đảng của dân tộc.
Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu cho bảng Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí
Minh dẫn ra các câu nói bất hủ trong bảng Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ
và trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp.
Bây giờ trở lại với cái tên, nước là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
đảng là đảng Lao động Việt Nam thì cái Đảng hiện nay mới có cơ may lấy
lại được uy tín, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dân. Tôi thấy là
cũng có nhiều người đề cập đến vấn đề này. Thậm chí cái hồi thảo luận
về Hiến pháp cũng có đề nghị thay đổi tên nước là Việt Nam dân chủ cộng
hòa thay cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kính Hòa: Cám ơn Giáo sư đã dành thì giờ cho RFA thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét