Nguyễn Mộng Hoài
Gần
đây, nhiều bloger đã bị ghép vào một số điều mơ hồ của luật và bị bắt,
bị đem ra xử. Tòa xử các bloger nói là công khai, nhưng thực ra là làm
vội và không công khai. Dường như, những vị quan tòa xử các vụ này đều
"miễn cưỡng" làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc xử theo kiểu nào thì cũng
chứng tỏ "chúng ta" đang ở thế yếu và theo một nền "nhân trị" chứ không
hoàn toàn là "pháp trị", và nếu có "pháp trị" thì cũng là do "chỉ đạo"
mà soạn ra các điều luật có lợi cho nhà cầm quyền. Chỉ người dân bị trị
là thiệt thòi.
Trong
thời đại "bùng nổ thông tin" và phương tiện thông tin ngày càng hiện
đại này, người ta khó và không thể "bịt mồm" bất kỳ một phương tiện
nào. Người ta nghe thông tin một chiều quá nhiều rồi, nhận thức quá méo
mó rồi, nên đòi hỏi phải nhiều chiều. Vì vậy, tôi có cảm giác là các
báo, đài "quốc doanh" của ta bây giờ ít hấp dẫn người đọc, người nghe,
người xem lắm rồi thì phải. Ớn cái "một chiều" ấy, người ta tìm đến cái
đa chiều, mà đáp ứng cái đa chiều ấy chính là hệ thông báo mạng và những
người làm báo mạng, trong đó có đội ngũ những blogger. Theo dõi thường
xuyên trên mạng, chúng tôi thấy "nhà báo mạng" thật đa dạng, thật nhiều
trình độ, từ một vị tướng đã 99 tuổi, đã từng có 25 năm làm đại sứ ở
nước "bốn tốt" hiểu khá rõ ông bạn vàng. Nhưng bài viết của Cụ thật đáng
để ghi nhớ. Tiến sĩ, thạc sĩ, tướng về hưu, nhà văn, nhà báo, thậm chí
cháu học sinh đều có thể viết bài, đưa clip, ảnh lên mạng. Phạm Viết Đào
là một ví dụ.