Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Phương Tây sẵn sàng trừng phạt Nga sau cuộc bỏ phiếu ở Crimea

Phiatruoc

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Cassandra Vinograd & Lara Jakes, AP/Huffington Post
LONDON (Associated Press) – Hiện nay có rất ít hy vọng rằng cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tại Crimea sẽ được dừng lại và phương tây đã sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga bắt đầu vào thứ Hai tới đây. Nhiều quan chức Hoa Kỳ mô tả rằng Moscow đang tiếp tục phá hoại chính phủ mới thành lập ở Kiev và góp sức gây thêm nhiều thẳng giữa những người phản đối tại Ukraina.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov tại London ngày 14 tháng Ba, 2014 trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng Đông-Tây liên quan đến Ukraina. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry gặp người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov tại London ngày 14 tháng Ba, 2014 trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng Đông-Tây liên quan đến Ukraina. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã bay đến London vào hôm thứ Sáu để gặp người đồng nghiệm Nga Sergey Lavrov trong một nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng Đông–Tây liên quan đến Ukraina. Vào ngày Chủ nhật tới đây, bán đảo Crimea thân Nga sẽ bỏ phiếu trưng cầu dân ý nhằm tách bản đảo này ra khỏi Ukraina, và có lẽ sẽ sát nhập vào nước Nga vì nhiều người tại đây không muốn các lãnh đạo mới ở Kiev tìm kiếm mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với châu Âu.
Một nhóm nhỏ người biểu tình Ukraina đã tụ tập tại khu vực gần đường Downing ở London với khẩu hiệu “NATO cứu Ukraina” trong lúc chờ đợi ông Kerry ông đến họp với Thủ tướng Anh David Cameron và Ngoại trưởng William Hague trước cuộc hội đàm với ông Lavrov.
Ông Cameron nhấn mạnh lại việc trừng phạt Nga khi trao đổi với Ngoại trưởng Kerry, và nói rằng “chúng tôi [Anh Quốc] muốn thấy nhiều bước tiến bộ cũng như Hoa Kỳ vậy”.
“Chúng tôi muốn thấy Ukraina và Nga trao đổi với nhau. Và nếu họ không làm được thì tất nhiên sẽ có những hậu quả”, ông Cameron nói thêm.
Ông Kerry cảm ơn nước Anh đã đứng cùng Hoa Kỳ và nói “tất cả chúng ta hy vọng sẽ không bị buộc phải làm những điều này. Nhưng chúng ta tiếp tục xem xét những gì sẽ xảy ra trong những ngày tới”.
Các nhà lãnh đạo châu Âu và Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi Moscow rút các toán quân của mình ở Crimea về nước và ngừng khuyến khích lực lượng dân quân địa phương thổi phồng việc bỏ phiếu như một sự lựa chọn để trở lại Nga hoặc quay trở lại thời chủ nghĩa phát xít đen tối của Ukraina trong Thế chiến thứ II, khi một số cư dân tại đây đã hợp tác với những kẻ chiếm đóng thuộc Đức Quốc xã.
Các quan chức phương Tây đã nhiều lần yêu cầu Nga bắt đầu các cuộc đàm phán ngoại giao với Kiev như một cách nhằm giảm căng thẳng tại Ukraina.
Nhưng cuộc bỏ phiếu sắp tới tại Crimea dường đã được sẵn sàng, và các chuyên gia theo dõi tình hình cho biết kết quả gần như chắc chắn sẽ dẫn đến việc ly khai khỏi Ukraina.
Ông Kerry nói trước một ủy ban Thượng viện hôm thứ Năm rằng ông có kế hoạch sẽ nói rõ ràng với người đồng nhiệm Lavrov rằng các bên liên quan đều bị ảnh hưởng nếu diễn biến này không giảm bớt cường độ căng thẳng. Ông đề nghị sẽ áp lực Nga chấp nhận “một cái gì đó ngắn hạn trong chính sách thôn tính đầy đủ” tại Crimea – nhưng ông không nói rõ thêm chi tiết.
“Tất nhiên sẽ có một loại số phản ứng sau cuộc trưng cầu [tại Crimea]. Ngoài ra, nếu không có dấu hiệu giảm bớt cường độ căng thẳng trong cách giải quyết vấn đề này thì cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ sẽ đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt rất nghiêm ngặt vào ngày thứ Hai tới đây”, ông Kerry nói với các thượng nghị sĩ.
“Tôi hy vọng rằng họ [Nga] sẽ nhận thức được rằng cộng đồng quốc tế thực sự rất mạnh mẽ và thống nhất về vấn đề này”, ông nói.
Ý kiến ​​của ông cũng tương tự như lời của Thủ tướng Đức Angela Merkel, người trước đó vài giờ trước cho biết Nga có nguy cơ đối mặt với những hậu quả chính trị và kinh tế “rất lớn” nếu như không xoa dịu lập trường của mình đối với chính phủ mới tại Kiev.
Tình hình tại bán đảo Crimea. Ảnh: AFP
Tình hình quân sự tại bán đảo Crimea. Ảnh: AFP
Ukraina – một quốc gia với quy mô dân số tương tự như Pháp – hiện đang trong một giai đoạn khó khăn giữa mối quan hệ lâu dài, truyền thống với Nga và mối quan hệ kinh tế với phương Tây. Trong nhiều tháng qua, Nga đã hai lần di chuyển hàng ngàn quân đến biên giới Ukraina – điều mà các quan chức Mỹ mô tả là một chiến thuật nhằm đe dọa Kiev trong kịch bản tập dược quân sự.
Hiện nay vẫn chưa rõ rằng liệu Nga có chú ý đến những lời cảnh báo của phương Tây hay không. Moscow đã từ chối rút các toán quân ra khỏi Crimea và tiếp tục không tôn trọng biên giới lãnh thổ của Ukraina. Theo một thỏa thuận an ninh lâu dài với phía Ukraina, Nga được phép triển khai lên đến 25,000 quân tới bán đảo Crimea và được phép đóng lực lượng hải quân ở đó.
“Nói thẳng ra rằng hiện có những giới hạn về các biện pháp trừng phạt và cô lập, đặc biệt khi chúng ta đang nói về một nhân vật vốn không có tính đáp ứng nồng nhiệt trong cả sự nghiệp chính trị trước nhiều vấn đề của phương Tây”, John Norris – chuyên gia an ninh tại Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ ở Washington cho biết. Nhân vật mà ông đang đề cập đến là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Kerry và Lavrov đã nói chuyện hầu như mỗi ngày từ khi cuộc khủng hoảng Ukraina xảy ra nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa tìm được bất kỳ một điểm chung nào.
Tại buổi điều trần ở Thượng viện, ông Kerry nói rằng Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ có các biện pháp chống lại Moscow vào ngày thứ Hai tới đây nếu Nga chấp nhận và tiếp tục tác động lên quyết định của Crimea trong việc đòi ly khai khỏi Ukraina. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu nói rằng cuộc trưng cầu tại Crimea vào ngày Chủ nhật tới đây là vi phạm hiến pháp của Ukraina cũng như luật pháp quốc tế. Trong khi đó, Nga cho biết họ sẽ tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu tại Crimea.
Trong một chương trình khác nhằm hỗ trợ chủ quyền của Ukraina, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk hôm thứ Năm, một ngày sau khi ông Yatsenyuk được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại Washington. Nhà Trắng cho biết ông Biden nói với Yatsenyuk rằng Hoa Kỳ “tiếp tục đứng phía sau Ukraina và người dân Ukraina trong việc đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này”.
Chính quyền của ông Obama đã áp đặt một số lệnh trừng phạt đối với các quan chức Nga vì những bất ổn mà các nhân vật này đã gây ra tại Ukraina.
Tuy nhiên, Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã không đưa ra quyết định bỏ phiếu mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga cũng như chưa phê duyệt số tiền tài trợ 1 tỷ USD dành cho Ukraina và kế hoạch của Quỹ Tiền tệ Quốc nhằm giúp Kiev tái cấu trúc nền kinh tế nước này. Thượng viện sẽ không bỏ phiếu về những vấn đề trên cho đến ngày 24 tháng Ba. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa đang mạnh mẽ thúc đẩy một dự luật khác nhằm viện trợ Ukraina do họ tự soạn thảo mà không bao gồm các biện pháp trừng phạt Nga hoặc sửa đổi các quy định của IMF.
Thượng nghị sĩ John McCain đã chỉ trích mạnh mẽ những người trong Đảng Cộng hòa vì không hành động “khi người dân Ukraina than khóc xin sự giúp đỡ của chúng ta”. Ông nói rằng ông chưa bao giờ thấy xấu hổ như hôm nay bởi những hành động của các đảng viên trong đảng của ông.
“Đừng bao giờ tự gọi mình là Đảng Cộng hòa của Reagan”, ông McCain nói. “Ronald Reagan sẽ không bao giờ để những cuộc loại xâm lược loại này xảy ra mà không lên tiếng và chúng tôi không chỉ đề cấp đến các toán quân đội có mặt [ở Crimea]. Chúng tôi đang nói về phản ứng cũng như các biện pháp trừng phạt đối với Vladimir Putin”.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét