Phòng họp của Hội đồng Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) văn phòng ở Geneva. -AFP Nghe bài này
Hội
đồng Nhân quyền LHQ đang họp khoá thứ 25 tại Genève từ ngày 3 đến 28
tháng 3 năm nay. Bên lề cuộc họp LHQ thường có những hội nghị quan trọng
trên những vấn đề nhân quyền trong thế giới. Từ Genève, phóng viên Ỷ
Lan gởi về bài tường thuật như sau:
Ngày thứ ba, 11 tháng Ba vừa
qua tại toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Genève, chính phủ Hoa Kỳ cùng với Cộng đồng
các Quốc gia Dân chủ đã họp hội nghị để thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng.
Đặt dưới quyền chủ toạ của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại
giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, và bà Maria Leissner,
Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Bà cũng là cựu Đại sứ Thuỵ
Điển cho Dân chủ.
Tham
dự hội nghị còn có Tiến sĩ Tomicah Tillerman, Cố vấn tối cao về xã hội
dân sự và các quốc gia dân chủ đang lên của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John
Kerry, đại diện các chính phủ Canada, Thuỵ Điển, Nhật bản, Ý Đại Lợi, Ba
Lan, Uruguay, Mongolia và Moldovia, cùng đại diện các xã hội dân sự,
như đại diện Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam đồng thời cũng là Uỷ
viên Ban Thường vụ Quốc tế các tổ chức Phi chính phủ thuộc Cộng đồng
các Quốc gia Dân chủ.
Nhân dịp này, chúng tôi phỏng vấn ông Scott
Bubsby để hiểu rõ hơn cơ cấu mới bảo vệ và thăng tiến tự do ngôn luận và
tự do tư tưởng trong thế giới. Ỷ Lan : Thưa ông Scott
Busby, là Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và
Lao động, ông đến Genève tham dự Hội đồng Nhân quyền LHQ. Hôm thứ ba vừa
qua ông lại chủ toạ Hội nghị với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ để
thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng.
Xin ông cho biết rõ về sáng kiến này ?
Ông
Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân
chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở
Washington DC.
Scott Busby : Vâng, hôm thứ ba,
thông qua Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, chúng tôi thành lập Nhóm Hành
động nhắm vào việc thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng. Đây là
kết quả mà Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ lấy quyết định hồi tháng sáu
năm ngoái, để thực hiện việc này một cách đồng bộ. Cuộc hội nghị tại
Genève là cú “kích bật” cho việc thành lập Nhóm Hành động Thăng tiến Tự
do ngôn luận và Tự do tư tưởng.
Trong
Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đã có một số Nhóm Hành động trên nhiều
lĩnh vực. Ví dụ, Nhóm Hành động thăng tiến Xã hội dân sự, một nhóm khác
cho vấn đề quản lý tốt quốc gia...Nhưng cho đến nay, chưa có Nhóm Hành
động cho Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng, nên chúng tôi đồng ý là phải
cho ra đời nhóm mới quan trọng này
Scott Busby
Ỷ Lan :
Xin ông vui lòng giải thích ngắn gọn Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ là
gì ? và Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng sẽ
làm gì, thưa ông ? Scott Busby : Cộng đồng các Quốc gia Dân
chủ là một nhóm quốc gia có trên 100 chính phủ họp nhau hơn một thập kỷ
vừa qua để thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu.
Trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đã có một số Nhóm Hành động trên
nhiều lĩnh vực. Ví dụ, Nhóm Hành động thăng tiến Xã hội dân sự, một nhóm
khác cho vấn đề quản lý tốt quốc gia, và nhiều nhóm cho những vấn đề
khác. Nhưng cho đến nay, chưa có Nhóm Hành động cho Tự do ngôn luận và
Tự do tư tưởng, nên chúng tôi đồng ý là phải cho ra đời nhóm mới quan
trọng này. Ỷ Lan : Vì sao Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ quan tâm tới vấn đề tự do ngôn luận và tư tưởng, thưa ông ? Scott Busby
: Tôi nghĩ rằng đã có một số chính phủ nhận ra rằng đang có sự đe doạ
khủng khiếp đối với hoặc thông qua những điều luật hạn chế tự do ngôn
luận, ví dụ như điều luật về báng bổ khiến cho việc thảo luận về tôn
giáo trở thành bất hợp pháp, và các cuộc đàn áp chống đối khả năng phát
biểu ý kiến của nhân dân trên trực tuyến hay ngoài luồng. Ỷ Lan :
Liệu Nhóm Hành động Thăng tiến Tự do ngôn luận và Tự do tư tưởng chỉ
hoạt động trong các quốc gia dân chủ mà thôi, hay cũng quan tâm tới vấn
nạn của những nước chưa có dân chủ ?
Sự
kiện chính quyền VN thông qua Nghị định 72 hạn chế thông tin trên
Internet, là điều chúng tôi quan ngại, hay các điều luật xử phạt những
ai bị xem “xâm phạm an ninh quốc gia”. Chúng tôi quan ngại cho những
điều luật như thế được sử dụng rộng rãi, mà kết quả là sự hạn chế tự do
ngôn luận tại VN
Scott Busby
Scott Busby
: Nhóm Hành động quan tâm tới mọi vấn nạn trong bất cứ quốc gia nào.
Bất cứ ở đâu có sự đe doạ cho tự do ngôn luận, không chỉ riêng tại các
quốc gia dân chủ, mà kể cả các quốc gia chưa có dân chủ. Bất cứ quốc gia
nào áp dụng những bộ luật nhằm hạn chế tự do ngôn luận, hoặc tiếp diễn
chính sách hạn chế tự do ngôn luận, hay quốc gia nào đang có số đông
những vụ bắt bớ hay hành xử chống lại tự do ngôn luận. Mục đích của Nhóm
Hành động là trực tiếp nói thẳng với chính phủ của các quốc gia nào
đang có sự đe doạ cho tự do ngôn luận. Ỷ Lan : Hoa Kỳ chủ trì Nhóm Hành động này phải không thưa ông ? Còn có quốc gia nào khác tham dự vào Nhóm Hành động hay không ? Scott Busby
: Chính phủ Hoa Kỳ là Đồng chủ tịch của Nhóm Hành động với chính phủ
Uruguay, và như thế chúng tôi cộng tác chung để thực hiện sự uỷ thác của
Nhóm Hành động. Hiện nay các quốc gia có chân trong Nhóm Hành động là
Canada, Ý Đại Lợi, Moldova, Ba Lan, và Thuỵ Điển. Và chúng tôi cũng có
sự góp mặt của một số đại diện của xã hội dân sự là những chuyên gia về
vấn đề tự do ngôn luận và tư tưởng. Ỷ Lan : Xin hỏi ông một
câu hỏi chót. Cuộc phỏng vấn này sẽ phát về Việt Nam, là quốc gia mà
ông đã có dịp đến thăm nhiều lần. Ông có quan tâm gì tới vấn đề tự do
ngôn luận và tư tưởng tại Việt Nam không ? Scott Busby :
Đương nhiên, vấn đề tự do ngôn luận và tự do tư tưởng là mối quan tâm
của chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi đã ghi nhận với sự quan ngại những cuộc
bắt bớ và đàn áp các bloggers và những nhà hoạt động khác khi họ phát
biểu những lời phê phán chính quyền. Chúng tôi đã nói thẳng các mối quan
ngại này với chính phủ Việt Nam. Chúng tôi cũng quan tâm tới các điều
luật hay các quy định được sử dụng để hạn chế tự do ngôn luận. Như sự
kiện chính quyền Việt Nam thông qua Nghị định 72 hạn chế thông tin trên
Internet, là điều chúng tôi quan ngại, hay các điều luật xử phạt những
ai bị xem “xâm phạm an ninh quốc gia”. Chúng tôi quan ngại cho những
điều luật như thế được sử dụng rộng rãi, mà kết quả là sự hạn chế tự do
ngôn luận tại Việt Nam. Ỷ Lan : Như vậy thì ông nghĩ rằng Nhóm Hành động mới sẽ quan tâm tới những vấn nạn như thế trong nhiệm kỳ của mình ? Scott Busby : Vâng. Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia mà Nhóm Hành động sẽ phải hoạt động. Ỷ Lan : Xin cám ơn ông Scott Busby.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét