Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Tàu cá bị “tàu lạ” cướp đã về đến Khánh Hòa

RFA 

13.12.2014
tau-ca-vn-bi-cuop-622.jpg
Tàu cá KH-98192TS tại cảng Hòn Rớ, thanh phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hôm 13/12/2014. Courtesy TNO

Hôm nay (13/12) chiếc tàu cá Việt Nam cùng 7 thuyền viên bị cướp sạch tài sản gần quần đảo Trường Sa đã về tới cảng Hòn Rớ, thanh phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Dân chủ Mỹ – độc tài Việt


 
Phạm Trần (Danlambao) – Phúc trình “động trời” của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ công bố ngày 09/12 (2014 đã tiết lộ dưới thời Tổng thống Cộng hòa George W. Bush, cơ quan tình báo CIA (Central Intelligence Agency) đã được Bộ Tư pháp cho phép áp dụng những biện pháp vô nhân đạo để tra tấn tù nhân, đi ngược lại với truyền thống và đạo lý của nhân dân Mỹ.

Hạ viện Mỹ đòi Washington xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh

media
Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ yêu cầu Lầu năm góc xét lại chính sách “giao lưu” với quân đội Trung Quốc (Wikimedia)
 
Chiều hướng cứng rắn của Mỹ đối với các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh tại các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương càng lúc càng rõ nét. Dấu hiệu mới nhất là yêu cầu hôm 10/12/2014 của một dân biểu đầy thế lực, đòi Lầu Năm Góc xét lại chính sách đối thoại quân sự với Trung Quốc.

Trường Sa : Chiến hạm Việt – Trung gờm nhau gần Đá Gạc Ma

media
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam trên Biển Đông. Bắc Kinh biến đảo Gạc Ma thành tiền đồn của Trung Quốc tại Trường Sa – DR
 
Theo tờ Vượng báo tại Đài Loan vào hôm nay, 13/12/2014, một bức ảnh vừa được một trang web Trung Quốc tiết lộ đã cho thấy rõ tình hình căng thẳng dai dẳng tại Biển Đông : Hai chiến hạm thuộc loại hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc đã ở trong tư thế gờm nhau tại vùng biển gần Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.

VN làm gì nếu TQ lập vùng cấm bay ADIZ?

BBC

Việt Nam không thể ‘thoái thác trách nhiệm’ lên tiếng nếu Trung Quốc có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông và việc ‘thoái thác trách nhiệm’ ấy là ‘không thể, không được phép’, theo ý kiến một nhà phân tích tình hình khu vực từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 13/12/2014, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

21 tổ chức xã hội dân sự ra tuyên bố về hai vụ án tử hình Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

Danquyen

Tuyên bố về hai vụ án tử hình

Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

Kính gởi :
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
- Chính phủ và Quốc hội các quốc gia dân chủ
- Các tổ chức nhân quyền quốc tế và các hãng thông tấn hoàn vũ
- Các cơ quan tư pháp tại các nước văn minh.

Nhân quyền và chế độ Cộng sản biến hình


Danquyen

Trần Quang Thành  
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trò chuyện với  nhà báo Trần Quang Thành
 
Lời giới thiệu: Nhân quyền hay quyền con người như tên gọi của nó, là những quyền tự nhiên của mỗi con người được hưởng và được bảo vệ. Các tổ chức và cá nhân khác phải thừa nhận và tôn trọng những quyền đó. Nhân quyền là những quyền mang tính phổ quát, không phân biệt giới tính, màu da, tôn giáo, văn hóa, độ tuổi, sắc tộc, tầng lớp, quan điểm chính trị, v.v…. Ngay cả ở một quốc gia mà luật pháp không công nhận hay bảo vệ những quyền này, thì người dân của đất nước đó vẫn có những nhân quyền bất khả xâm phạm, và không ai có thể phủ nhận. Vì vậy không thể ngụy biện rằng nhân quyền ở VN khác với nhân quyền ở Mỹ, ở Pháp, ở Úc, v.v….
 

Bắc Kinh bác bỏ mọi chứng cứ pháp lý của Hà Nội

Đanchimviet

Trần hồng Tâm
oil-hongleiViệt Nam quyết định đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra trọng tài quốc tế. Ngay lập tức, phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi gọi đó là hành vi phạm pháp, vô giá trị, học theo Philipppine, không thể chấp nhận.
Việt Nam đã gởi một bản tuyên bố tới Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế ở Hague tuần trước. Đưa ra ba luận điểm:
Thứ nhất, Việt Nam chấp nhận quyết định phán xử của tòa trong những vụ mà Philippine đã đưa ra. Điều này đã trực tiếp đi ngược lại với quan điểm của Trung Quốc là tòa không có thẩm quyền phán xử trong tranh chấp lãnh hải.

Tài liệu về cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông

Basam

National Interest

Tác giả: Gregory B. Poling
Người dịch: Trần Văn Minh

Ngày 10-12-2014
Bắc Kinh đang tiến nhanh tới gần thời hạn 15 tháng 12 để đệ trình phản luận ra tòa án trọng tài quốc tế về các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, do Philippines đệ đơn kiện. Hồ sơ này được đặt dưới cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc dựa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), được tóm tắt ở đây. Chính phủ Trung Quốc không có ý định tham gia vụ kiện, hoặc bác bỏ 4.000 trang chứng cứ và lập luận của Philippines, nhưng Trung Quốc cũng muốn bảo đảm rằng năm thẩm phán xét xử vụ án tại Tòa án Trọng tài Thường trực để ý tới các lập luận của Trung Quốc trong phán quyết.

TẠI SAO NƯỚC TÀU BỊ TỤT HẬU ?

 Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

Gần đây, theo Bản Tường trình của Quỹ Tiền tệ Thế giới, tháng 10/2014, thì Tổng sản lượng quốc gia của Trung cộng, tính theo khả năng mua bán, đã vượt qua Hoa kỳ, Trung cộng là 17632 tỷ $, Hoa kỳ là 17416 tỷ $. Tuy nhiên theo nhiều nhà kinh tế và chuyên viên thì Trung cộng vẫn bị liệt vào hàng các quốc gia kém phát triển, nếu không muốn nói là chậm tiến, do nhiều lý do, vì sản lượng tính theo đầu người hàng năm, thì Trung cộng mới chỉ bằng 1/5 Hoa kỳ, và còn thua nhiều nước khác.

TS Nguyễn Thành Sơn: Vinacomin lặp lại lời nguyền khoáng sản

Danquyen

Nguồn: Theo Đất Việt

Hiếu Lam
‘Vinacomin xin giảm thuế suất xuất khẩu thực chất Vinacomin đang hết ruộng cày, không còn khả năng xuất khẩu nữa. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước cũng không dùng loại than của Vinacomin do nhiệt năng thấp, giá thành cao’ – TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH-Vinacomin phân tích.Tư duy ỉ lại…
5 cái “chết người” của tập đoàn than (quốc doanh) Vinacomin

Thượng viện Canada đã thông qua Dự luật “Hành trình tìm Tự do”

Mike Blanchfield | DCVOnline lược dịch và bổ túc

senateOTTAWA – Thượng viện Canada đã thông qua dự luật ít người biết do một Thượng nghị sĩ đảng Bảo Thủ [đương cầm quyền] bảo trợ là trung tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao ngày càng tăng giữa Canada và Việt Nam.
Ảnh Thượng viện Canada trong một phiên họp. Nguồn: CP
Ảnh Thượng viện Canada trong một phiên họp. Nguồn: CP

Chính phủ Việt Nam đang phản đối dự luật kể trên, cảnh báo rằng nó có thể gây bất lợi cho quan hệ thương mại và đầu tư của Canada với Việt Nam.

Bắc Kinh thắng trận nhưng đang thua trong cuộc chiến ở Hồng Kông

By Ling A. Shiao | DCVOnline lược dịch
voteNhững người biểu tình có thể kiệt lực, nhưng vấn đề của Trung Quốc với Hồng Kông chắc chắn vẫn còn đó.
Biểu tình ở Hong Kong. Nguồn: .foreignpolicyjournal.com
Biểu tình ở Hong Kong. Nguồn: foreignpolicyjournal.com

Sau hai tháng dài, những người biểu tình ủng hộ dân chủ của Hồng Kông đang kiệt lực và chia rẽ. Nỗ lực của họ trong tuần vừa qua để thú đẩy phong trào bằng cách bao vây trụ sở chính phủ đã thất bại vì dùi cui, hơi cay và bị cảnh sát bắt giữ. Sau đó, người lãnh đạo cấp tiến sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã tuyệt thực, nay đã ngừng, trong khi nhóm đồng sáng lập Phong trào Chiếm Trung, những người đã mở màn cho các cuộc biểu tình, lại lên tiếng kêu gọi sinh viên phải rút lui. Chia rẽ nội bộ này nhấn mạnh một thực tế là sinh viên Hong Kong đã không còn lựa chọn khả thi. Bắc Kinh có thể nay mai sẽ vui vẻ tuyên bố chiến thắng huy hoàng.

***TIN NGÀY 13/12/2014 -Thứ Bảy.




Chính trị – Xã hội