Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

***TIN NGÀY 13/5/2015 -Thứ Tư.




Chính trị – Xã hội


Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu kéo máy bay, tàu chiến đến Trường Sa  -(GDVN) –Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu thuộc cấp xem xét lựa chọn này, bao gồm việc điều động máy bay hải quân giám sát các đảo nhân tạo, đồng thời điều tàu quân sự tiến vào trong phạm vi 12 hải lý tại 7 bãi đá Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp).
Trung Quốc phản ứng xấu với Mỹ về tuần tra biển Đông  – TTO – Ngày 13-5, chính quyền Trung Quốc giãy nảy phản ứng sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tuần tra quân sự trên biển Đông, gần khu vực Bắc Kinh xây đảo nhân tạo trái phép, để bảo vệ tự do hàng hải.
Mỹ tính đưa tàu chiến ra Biển Đông -(VNN)   —  Hoa Kỳ có thể đưa chiến đấu cơ và chiến hạm đến Biển Đông  -(RFI)   —   Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ lại giở trò, mời tàu Mỹ tránh gió ở Trường Sa-(GDVN)
Hải quân Nhật Bản-Philippines đã và đang “chọc giận Bắc Kinh”-(GDVN)   —   Chuyển đổi tàu để giữ biển: Malaysia nhanh hơn Việt Nam    -(ĐV)

KHÔNG THỂ CÓ CHUYỆN ‘HAI PHE BỐN MÂU THUẪN’ TÁI DIỄN Ở CÁI THỜI CỘNG SẢN ĐANG CÁO CHUNG NÀY

Tô Hải

Kể từ trước và sau ngày nước Nga kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức hàng tuần, đã có không ít những đài, báo có uy tín thế giới tung ra những cái tin khá…. . giật gân… Nào là:
-“Lịch sử đang được đẩy lùi 70 năm…
-“Cuộc diễu binh đầy tính hiếu chiến (agressif), và thách thức của Poutine”, “kẻ đang muốn viết lại lịch sử”…
-Hạ nhục Poutine hay hạ nhục cả nước Nga?
-Cái bắt tay của những đồng chí cũ hay sự cấu kết của những kẻ cơ hội…. v.v… (*)

Nhất là sau cuộc diễu binh lích sử “hoành tráng chưa từng có” ngày 9/5/2015 trên quảng trường đỏ với sự vắng mặt hầu hết các người đứng đầu các nước “đồng minh” cũ thường có mặt trên khán đài những lần kỷ niệm 50, 60 năm trước kia…(68-26 nước đã khước từ lời mời), kể cả những nước từng “cảm ơn về vai trò quyết định của Liên Sô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít…”

Từ “Biến cố Flushing” đến “Hội Thập Tam” ở Việt Nam: Liệu ĐCSTQ có đạt được mục đích?

Đaikynguyen

Quang Minh 12 Tháng Năm , 2015
Nguyễn Doãn Kiên (phải) cùng với một phụ tá, cả hai cùng mặc áo vàng in chữ Pháp Luân Công, giương cao biểu ngữ tuyên truyền đấu tranh chính trị ngay giữa quảng trường Ba Đình, Hà Nội (ảnh lấy từ trang web của Hội Thập Tam do Nguyễn Doãn Kiên tham gia điều hành)
Nguyễn Doãn Kiên (phải) cùng với một phụ tá, cả hai cùng mặc áo vàng in chữ Pháp Luân Công, giương cao biểu ngữ tuyên truyền đấu tranh chính trị ngay giữa quảng trường Ba Đình, Hà Nội , ngày 13 tháng 1 năm 2014 (ảnh lấy từ trang web của Hội Thập Tam do Nguyễn Doãn Kiên tham gia điều hành)

Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 2 – (Phần 1& 2)

Đaikynguyen

Epoch Times

Chương 2: Hiển thị tài văn chương, Phụ tử hưởng đặc ân; Chuyên viên Điện Cơ làm Gian tế cho cả hai nước (1940-1956)

(Luis Novaes/Epoch Times)
(Luis Novaes/Epoch Times)

Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Chương 1 –( Phần 1& 2 )

Đaikynguyen

Epoch Times

Con nuôi một liệt sỹ: Lừa gạt ĐCSTQ (Phần 1)

img-real-story-jiang-zemin-cap01
(Luis Novaes/Epoch Times)

Khi Giang Trạch Dân còn là Thị trưởng Thượng Hải, người ta đồn đại rằng Giang là một con cóc chuyển sinh. Điều khiến người ta kinh ngạc về lời đồn đại ấy, không chỉ vì Thượng Hải là một thành phố phát triển công nghệ cao trực thuộc trung ương, mà còn vì đây chính là nơi mà Giang đã bước trên những nấc thang quyền lực. Lời đồn đại đó sau này còn theo Giang đến Bắc Kinh, khi ông ta chuyển đến thủ đô của Trung Quốc năm 1989. Nhân dân Bắc Kinh gọi ông ta là “Giang Đại Cáp Mô.” Suy cho cùng, ngoại hình của Giang quả là giống với một con cóc. Và lời đồn đại này khá dễ hiểu trong văn hóa Trung Quốc; bởi vì có “Đắc Kỷ loạn triều đình”, hồ ly tinh có thể chuyển sinh thành mỹ nữ gây họa loạn triều đình, thì một con cóc chuyển sinh thành Thị trưởng Thượng Hải cũng không phải là điều gì quá mới mẻ.
Con cóc ấy là ‘thủy trạch chi dân‘, đã hấp thu tà khí ngàn năm nơi đầm sâu mà hóa thành người. Vào ngày kia, nó chuyển sinh vào một gia đình họ Giang giàu có ở đường Điền Gia, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, được đặt tên là “Giang Trạch Dân.”

Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân – Lời mở đầu – (1 & 2 )

Đaikynguyen

Epoch Times

Lời mở đầu


(Luis Novaes/Epoch Times)
Ngày tàn của Giang Trạch Dân đang đến gần. Vấn đề chính là lúc nào, chứ không phải là nếu như, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ bị bắt. Giang chính thức lãnh đạo Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, và thêm một thập kỷ đứng đằng sau chỉ đạo các sự kiện. Trong hai thập kỷ này, Giang đã làm hại Trung Quốc không kể xiết. Bây giờ thời đại của Giang đã đến hồi kết thúc, Đại Kỷ Nguyên công bố lại loạt bài “Quyền lực bằng mọi giá: Chuyện đời thật của Giang Trạch Dân,” lần đầu công bố phiên bản tiếng Anh năm 2011. Qua đó độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự nghiệp của nhân vật then chốt đối với Trung Quốc hiện đại này.

NHÂN DỰ ÁN LONG THÀNH NHỚ LẠI VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHUYỆN CŨ

Nguyễn đình Cống FB

CHUỆN MỚI – Dự án sân bay Long thành đã một lần đưa ra Quốc hội thảo luận, chưa thông qua. Vừa rồi hội nghị TW Đảng lần 11 ( tháng 5- 2015) có nêu ra, chuẩn bị trình Bộ Chính trị xem xét và sẽ đưa ra Quốc hội biểu quyết. Trong lúc Bộ Giao thông đã đầu tư nhiều công sức thuyết minh dự án thì một số nhà khoa học làm phản biện vạch ra nhiều sai lầm, nhiều tác hại và kiến nghị chưa nên làm. Tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực sân bay nên không dám lạm bàn những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và kinh tế, chỉ xin liên hệ một vài chuyện cũ về mặt xã hội.

Ngân sách 2013 bị lạm chi hơn 41.000 tỷ đồng

VnExpress

Thứ hai, 11/5/2015 | 17:59 GMT+7

Bội chi ngân sách năm 2013 lên tới 6,6% GDP, cao hơn nhiều mức 5,3% GDP đã được duyệt, theo công bố tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay.

Những lo ngại về bội chi ngân sách lại được đặt ra tại phiên họp quyết toán ngân sách năm 2013 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chiều 11/5, khi những báo cáo của Chính phủ cho thấy bội chi vượt kế hoạch 5,3% GDP đã đề ta.

Những nét son đầy hứng khởi


Ảnh của hãng thông tấn AP chụp cho thấy blogger Điếu Cày ngồi cạnh nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.
Ảnh của hãng thông tấn AP chụp cho thấy blogger Điếu Cày ngồi cạnh nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.

Bùi Tín – VOA

Dịp kỷ niệm 40 năm 30/4 kết thúc chiến tranh năm nay mang lại nhiều niềm vui khác hẳn những năm trước. Nhiều bài bình luận trên các mạng có chất lượng, phơi bày sự thật, nói trắng ra sự thật, chỉ rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến ngày 30/4/1975 là ý đồ xâm chiếm, thôn tính miền Nam bằng vũ lực của Đảng CS cầm quyền trên miền Bắc, ngang nhiên vi phạm Hiệp định Paris năm 1973, cố tình chà đạp các điều khoản «tôn trọng quyền tự quyết của mỗi miền được lựa chọn chế độ chính trị của mình», «tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN», «cam kết không đe dọa dùng vũ lực và không dùng vũ lực», «không bên nào thôn tính lấn chiếm bên nào».

Xăng tăng giá đến bao giờ?



Cao Huy Huân – VOA

Việc giá xăng tăng đột ngột thêm gần 2.000 đồng/lít khiến rất nhiều người tiêu dùng “sốc nặng”. Tuy nhiên bản thân tôi, dưới góc nhìn cá nhân, vẫn thấy đây là chuyện dễ đoán và dễ biết trước được. Hệ thống xăng dầu Việt Nam hiện đang tồn taị quá nhiều lổ hổng khiến những “quả bom về giá” vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu của những người dân vốn chật vật với cuộc sống lạm phát và giá cả đắt đỏ.

Nhà nước khủng bố



Nguyễn Hưng Quốc – VOA

Ở Việt Nam, từ mấy năm nay, dư luận thường xôn xao trước hiện tượng công an bắt người trái phép, mang vào đồn và đánh đập đến chết. Thi thể được mang vào bệnh viện xét nghiệm, người ta thấy người thì giập phổi, người thì toàn bộ nội tạng đều bị nát nhừ. Có trường hợp công an thừa nhận dùng nhục hình để tra tấn; có trường hợp chúng chối phăng, cho là nạn nhân hoặc tự tử hoặc bị bệnh từ trước hoặc lén lút dùng ma tuý quá liều.

Đấu tranh quyền lực và đấu tranh dân quyền

Kính Hòa, phóng viên RFA

2015-05-11
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM.
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM.  AFP
<
Cạnh tranh quyền lực ở thượng tầng
Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt nam, bước chuẩn bị cho đại hội của đảng này vào năm tới được nhiều người chú ý ngay sau khi những ngày lịch sử tháng tư qua đi.

Nữ tù nhân lương tâm Phạm Thị Lộc mãn án tù

RFA

11-05-2015
Anh Trịnh Bá Phương đến thăm hỏi cô Phạm Thị Lộc sau khi cô mãn hạn 42 tháng tù giam tại trại giam số 5. Cô được trở về với gia đình và bà con lối xóm chiều ngày 10-5-2015.
Anh Trịnh Bá Phương đến thăm hỏi cô Phạm Thị Lộc sau khi cô mãn hạn 42 tháng tù giam tại trại giam số 5. Cô được trở về với gia đình và bà con lối xóm chiều ngày 10-5-2015.   Facebook trinhbaphuong
 
Nữ tù nhân lương tâm Phạm Thị Lộc, người bị bắt và kết án vì tham gia giúp đỡ những người dân đi kêu oan khiếu kiện, hôm qua mãn án tù 42 tháng với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước’.
Bà Phạm Thị Lộc cho đài Á Châu Tự do biết như sau:

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Chí Tuyến bị hành hung

RFA

11-05-2015
Anh Nguyễn Chí Tuyến hiện đang được cấp cứu và băng bó vết thương tại Phòng Khám Đa Khoa Giao thông vận tải Gia Lâm.
Anh Nguyễn Chí Tuyến hiện đang được cấp cứu và băng bó vết thương tại Phòng Khám Đa Khoa Giao thông vận tải Gia Lâm.   Ảnh: Người Hà Nội

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội, người được cộng đồng tranh đấu tại thủ đô cũng như nhiều nơi trong nước biết đến qua những lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, đạp xe vì môi trường, tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới 1979…, hôm nay bị những thành phần mà cộng đồng mạng gọi là côn đồ hành hung bị thương.
Đích thân nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến kể lại sự việc với Đài Á Châu Tự Do vào tối hôm nay như sau:

Lãnh đạo thua vì ‘tư duy Marxist’?

Vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?

‘Bài diễn văn của ông Trọng nhiều hàm ý’

BBC


Nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang đấu đá để tranh quyền lãnh đạo?
Một nhà quan sát từ trong nước cho rằng bài diễn văn bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 11 hôm 7/5 của ông Trọng nêu ra một loạt các tiêu chuẩn để được vào Ban Chấp hành Trung ương khóa tới là ‘có nhiều hàm ý’.

Hội nghị trung ương 11 đã bàn bạc về các tiêu chí lựa chọn những người vào ban lãnh đạo tối cao của Đảng trong khóa tới.

Vĩnh Tân, Bình Thuận hôm nay, Dũ Lộc ngày mai: Đẩy dân vào chỗ chết?

JB Nguyễn hữu Vinh -RFA

Phần I – Nối giáo cho giặc
Ngày 6/4/2015, báo chí nhà nước đưa tin: “Xô xát ở Hà Tĩnh, 10 chiến sĩ công an bị thương“. Đọc bản tin này, người ta nhận thấy hình như, cuộc xô xát đó, chỉ có công an bị thương? Bản tin viết: “Biết tin người dân kéo ra ngăn không cho công nhân thi công đường điện, chính quyền xã đã báo với cơ quan cấp trên. Khi lực lượng chức năng được huy động đến bảo vệ công trường thì xảy ra xô xát với người dân”. Với cách đưa tin như vậy, người ta biết được rằng lực lượng công an chỉ được điều động khi có người dân đến ngăn cản việc thi công?

Về việc dùng “dự trữ ngoại tệ” của NHNN

Diễn đàn

Vũ quang Việt
Đọc tin chính phủ đề xuất Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho vay dự trữ ngoại tệ làm ngân sách mà giật mình, dù chỉ là đề xuất nghiên cứu.
Việc chính phủ yêu cầu ngân hàng nhà nước lấy dự trữ ngoại tệ cho chính phủ vay không khác gì chính phủ bảo NHNN in tiền mua ngoại tệ vào, rồi đưa ngoại tệ đó cho chính phủ sử dụng và qua đó nhận được một đống giấy nợ của chính phủ (dưới hình thức trái phiếu).

Báo động ngân sách và tiếng nói thanh niên


Các Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiều lần kiến nghị cải cách quản lý, chi tiêu ngân sách công.
Tờ báo điện tử của Việt Nam Một Thế Giới mới đây phát động một chiến dịch gây sửng sốt cho không ít người, đó là công khai cổ vũ giới trẻ quan tâm đến vấn đề minh bạch ngân sách quốc gia, vốn được cho là “mật” đối với giới lãnh đạo đảng cộng sản.

GIA ĐÌNH LIỆT SĨ ĐẶNG THÙY TRÂM LÊN TIẾNG VỀ CUỐN NHẬT KÝ

Tễu

Tễu bình: Rất thông cảm với gia đình Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm phát biểu với tư cách người thân của liệt sĩ. Đọc xong bài này, thấy rằng hiểu biết của bà Đặng Kim Trâm về văn học, về thể ký, và về văn bản học rất khiêm tốn.
Hơn nữa! Trước kia, lúc đang thời sự nóng hổi thì gia đình và bộ máy tuyên truyền hướng đến di sản của Đặng Thùy Trâm như một chứng cứ lịch sử, người thật việc thật. Nhưng khi vấp phải sự bình luận, phản biện, phê bình, nghi ngờ của dư luận thì lại bảo di sản đó “không phải là một tài liệu lịch sử”. Thế là sao!?

Đặng Thùy Trâm là một con người thật (khác hẳn với anh hùng Lê Văn Tám bịa đặt). Nhật ký của cô là có thực, không phải ngụy tạo, vậy thì tại sao lại dám thêm dù chỉ một chữ (mà không có chú thích rõ là chữ này là thêm vào). Ông Vương Trí Nhàn là một nhà nghiên cứu có tăm tiếng, có hiểu biết về văn học và văn hóa sao lại làm việc ấy?!  

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm không phải là một tài liệu lịch sử”

An Khê thực hiện
7:56 AM, 08/05/2015

“Cuốn nhật ký được in ra dưới dạng một xuất bản phẩm, chứ không phải là một tài liệu lịch sử. Và đó là quyền lựa chọn của gia đình, ai đó khác không thể yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ được. Những người to tiếng trong chuyện này, tôi đồ là có khi họ còn chẳng đọc kỹ cả bản gốc lẫn cuốn sách…” – chị Đặng Kim Trâm, em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, cũng chính là người đã thực hiện những thao tác biên tập đầu tiên với cuốn nhật ký, lên tiếng về việc cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” – vừa bị cho là đã được cắt gọt đáng kể so với bản gốc, gây nghi ngờ về độ trung thực…

Học giả = làm ruộng

Nguyễn Tuấn FB

Ảnh của Nguyễn Tuấn.

Nguyễn Đổng Chi là một học giả nổi tiếng. Mới đọc bên fb của Hoàng Oanh thấy người ta tổ chức hội thảo 100 năm ngày sinh của ông, và cái hình chụp lại tờ “Giấy thông hành” cấp cho ông vào ngày 24/5/1955 (tức thời Cải cách ruộng đất) rất thú vị. Tờ giấy ghi nghề nghiệp của ông là “làm ruộng”, nhưng phía dưới ghi mục đích của chuyến đi là “gặp Ban nghiên cứu Văn Sử Địa”. Vui thật! Một anh nông dân mà có việc gì phải đi gặp một cơ quan nghiên cứu, mà còn nghiên cứu văn sử địa!

Thêm một chứng từ không hay

GS Nguyễn văn Tuấn FB

Chúng ta, người Việt, gọi tên Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này thì ai cũng biết. Nhưng bạn nghĩ sao nếu chính phủ VN gọi theo người Tàu là “Tây Sa” và “Nam Sa”? Ấy thế mà đó là cách gọi trên giấy trắng mực đen của Bộ Ngoại giao VNDCCH!
Tôi mới đọc trên fb của bác Hoàng Dzũng viết về một tài liệu được trưng bài trong buổi hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của học giả – nhà văn Nguyễn Đổng Chi. Tài liệu là một văn bản của Bộ Ngoại giao VNDCCH gửi cho học giả Nguyễn Đổng Chi vào ngày 22/1/1974. Nhưng cái tên trong văn bản đó mới là đáng nói. Nguyên văn như sau:

Những Toan Tính của Trung Quốc ở Biển Đông Từ 41 Năm Qua Sẽ Thất Bại

Basam

The National Interest
Tác giả: Leszek Buszynski
Liêm Nguyễn lược dịch
07-05-2015
H1Mặc dù chúng ta chỉ cảm thấy sốc và ngạc nhiên với những động thái hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, hành vi của nước này thực ra khá liên tục trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Lần đầu tiên Trung Quốc dùng võ lực trong khu vực là vào tháng Giêng năm 1974 khi quân đội nước này cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ miền Nam Việt Nam. Rồi vào tháng Ba năm 1988, Hải quân Trung Quốc lại đụng độ với tàu Việt Nam để chiếm đoạt thêm 7 hòn đảo trong quần đảo Trường Sa.

HỒNG QUÂN, NỖI KINH HOÀNG CỦA PHỤ NỮ BERLIN NĂM 1945

Nhipcauthegioi

(NCTG) Vào cuối Thế chiến thứ hai, đúng vào những ngày Châu Âu thoát khỏi ách phát-xít và quốc xã, đã diễn ra những cuộc cưỡng hiếp hàng loạt lớn nhất của lịch sử thời hiện đại. Phụ nữ Berlin kinh hoàng trước những đơn vị Hồng quân tràn vào nước Đức và họ không có đường trốn chạy.
Phụ nữ Đức năm 1945 - Ảnh tư liệu
Phụ nữ Đức năm 1945 – Ảnh tư liệu

Hoà hợp, hoà giải, đoàn kết.

Nguoibuongio

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp 30 tháng 4 là lác đác những ý kiến bóng gió về việc hoà hợp, hoà giải của những người làm công tác mặt trận, ngoại giao…nỗ lực của các cơ quan này nhằm mọi cách để xoa dịu, hàn gắn cuộc chiến 1975 bao nhiêu thì bên phía tư tưởng văn hoá, quân đội lại gay gắt bây nhiêu.

Bây giờ nói về hoà giải, chưa nói đến bên ” thua cuộc ” mà chỉ nói đến nay cả bên ” thắng cuộc ” cũng còn đầy bất đồng trước vấn đề này.  Một nhóm trong bên ” thắng cuộc” thì ỉ ôi ca bài ca con cá, tình nghĩa, nước non. Còn một nhóm lớn trong bên ” thắng cuộc ” thì ra rả điệp khúc chiến thắng hào hùng, kể lể chiến công, liệt kê số địch ( bên thua cuộc ) bị diệt, tội ác của địch, rồi những đau thương do địch gây ra.
Có ý kiến của bên ” thắng cuộc ” cho rằng, hoà giải thì hoà giải nhưng không được quên quá khứ, vẫn phải nhắc nhở.

Đại Vệ Chí Dị

Nguoibuongio

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 70
Vệ Kính Vương năm thứ tư.
Sản hội họp ở kinh thành lần thứ 11. Vệ Kính Vương triệu quần thần, ban bố tiêu chí chọn quan lại, đại thần năm tới.
Vương lúc trước làm quan trấn thủ kinh thành, liên quan đến vụ Sĩ Phú Trà, thiên hạ đồn Vương lúc ấy biển thủ mấy ngàn lạng vàng. Chúa có lần đã sai quan thanh tra lại vụ đấy, nhưng rồi vì thế Vương mạnh nên không làm được gì.

40 Năm Quán Quân Giải Lú


Đinh tấn Lực

TrongLu
Đinh Tấn Lực
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nhân sự  Đại hội lần thứ XII, với tinh thần coi cán bộ và công tác cán bộ là ‘cái gốc của mọi công việc’, là ‘nguyên nhân của mọi nguyên nhân’, là ‘then chốt của then chốt’, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận kỹ lưỡng và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và thống nhất cao với Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị” (Nguyễn Phú Trọng – diễn văn bế mạc Hội nghị 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, 7/5/2015).

Bế Mạc Hội Nghị 11-11 TW Hội Nhậu

 Đinh Tấn Lực

HoiNhau
Người không nhậu như cờ không gió, là một tình trạng không thể chấp nhận được trong bối cảnh đất nước đang vươn lên từ hố thẳm với vị trí đứng chót ASEAN hiện nay. Tuy nhiên, toàn thể hội viên phải sáng suốt nhận ra chiều gió để phất cờ cho đúng chiều và đúng điệu. Hội nghị lần thứ 11 khoá 11 có mục tiêu chung ngắn gọn và cụ thể như thế.

2.000 công nhân Công ty OSCO đình công ở Bình dương.

Hai ngàn công nhân công ty OSCO VN đình công


DL – Sáng ngày 8/5/2015, hai ngàn công nhân công ty Giày Da OSCO VN đình công vì công ty không cho đem nước uống vào nơi làm việc. Công an, cảnh sát 113, an ninh cũng có mặt để vãn hồi trật tự. Tuy nhiên sau đó việc đối thoại giữa công nhân và ban giám đốc không thành nên công nhân đã ra về.

Trung Quốc chuẩn bị lập vùng phòng không ở Biển Đông

mediaVùng phòng không TQ đã áp đặt trên Biển Hoa Đông. Ảnh minh họaREUTERS/Ministry of National Defense of the People’s Republic of
 
Theo một nhà phân tích Philippines, Trung Quốc đang tiến hành các bước để tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ ) ở Biển Đông. Trang thông tin ABS – CBNnew.com ngày 07/05/2015, trích dẫn lời giáo sư Richard Heydarian cho rằng cái « sườn » của vùng phòng không này đang được thiết lập dựa trên các hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bà Sanchez nói về ông Trọng thăm Mỹ


Dân biểu Sanchez trả lời phỏng vấn Nguyễn Hùng tại văn phòng Nghị viện ở Washington DC

Hạ nghị sỹ Loretta Sanchez nói Hoa Kỳ luôn hoan nghênh mọi người khác chính kiến nhưng bản thân bà từng bị Việt Nam từ chối visa.
Trong phỏng vấn với Nguyễn Hùng của BBC tiếng Việt tại văn phòng của bà tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, bà Sanchez bình luận về chuyến đi sắp tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng trước hết bà nói về hiểu biết của bà về Cuộc chiến Việt Nam 40 năm về trước.

Cuộc gặp mặt giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam

Nguyễn tường Thụy -RFA


Ông Tom Malinowski Ảnh: Internet
Sáng 6/5/2015, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Có 14 đại diện các tổ chức Xã hội dân sự nhận được lời mời đã đến tham dự. Một số không có mặt được vì bị cản trở.

Công an Việt Nam cấm xuất cảnh hàng loạt

Nguyễn tường Thụy – RFA

Ngày hôm nay 7/5/2015, chị Nguyễn Thị Nhung (mẹ Nguyễn Phương Uyên) cùng cháu Hào – Cuénot Lê (bạn Uyên) ra sân bay để đi chuyến bay VJ 801 khởi hành 11 giờ 15 phút tại sân bay Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan. Vào lúc 10 giờ  thì chị Nhung và cháu Hào bị chặn không cho lên máy bay với “lý do” công an Bình Thuận không giải quyết cho chị Nhung xuất cảnh. Vào lúc 11 giờ trưa nay, chị Nhung đã ra nhưng bị thu hộ chiếu còn Hào không thể liên lạc được. Anh Linh (ba cháu Uyên) cho biết, cho đến 18 giờ 30 vẫn chưa có tin tức gì về Hào.

Hàng loạt đòi hỏi gay gắt phải trả tự do cho Tạ Phong Tần

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

2015-05-07
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch "Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới
Ngày 25 tháng 3 năm 2015 tổ chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế (CPJ) mở chiến dịch “Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed ), Tạ Phong Tần được nêu tên trong danh sách 9 người trên khắp thế giới  RFA files

Trong ngày Tự do báo chí Thế giới Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu đích danh chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Tạ Phong Tần, một nhà báo độc lập, một blogger có nhiều bài viết phân tích và chỉ trích chính phủ Việt Nam, đang bị giam giữ với bản án 10 năm tù giam. Mặc Lâm có thêm chi tiết về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Hoa kỳ lên tiếng

Tư vấn độc lập, Tiền bạc, trong cuộc cạnh tranh ở biển Đông

Kính Hòa, phóng viên RFA

2015-05-07
Ngoài việc bành trướng sức mạnh trên biển Đông, Trung Quốc ngày càng cố gắng sử dụng cái gọi là sức mạnh mềm của họ
Ngoài việc bành trướng sức mạnh trên biển Đông, Trung Quốc ngày càng cố gắng sử dụng cái gọi là sức mạnh mềm của họ  Photo Chinanews
<
Trong tháng Tư năm 2015, một học viện mang tên là Viện nghiên cứu Hoa kỳ – Trung quốc được thành lập tại Virginia, gần thủ đô nước Mỹ. Đây là một tổ chức được gọi là tư vấn độc lập (Think Tank) của người Trung quốc được nói là để nghiên cứu các vấn đề trên biển, trong đó có biển Đông. Báo chí Mỹ đưa tin rằng tổ chức này có quan hệ chặt chẽ với Viện nghiên cứu Nam hải của Trung quốc vốn có nhà nước Trung quốc đứng đằng sau. Sau đây là ý kiến của một số nhà quan sát và nghiên cứu về biển Đông mà Kính Hòa ghi nhận được về sự thành lập của tổ chức này của Trung quốc.
Thủ thuật mới của Trung quốc

Thực tế về nhân quyền tại Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA

Nạn bắt bớ người dân giữa đường phố
Nạn bắt bớ người dân giữa đường phố   Files photos

Trong những ngày này một số nhà đấu tranh tại Việt Nam bị lực lượng an ninh phong tỏa không cho ra khỏi nhà. Một trong những người đó có bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản và là một cựu tù nhân chính trị nổi tiếng trong nước.
Ông dành cho Đài Á Châu Tự do cuộc nói chuyện vào chiều ngày 6 tháng 5. Trước hết ông đưa ra nhận định về khác việt trong lời nói và việc làm của nhà cầm quyền Hà Nội khi lên tiếng trên trường quốc tế  và hành xử thực tế trong nước.

Nhận định của Dân biểu Mỹ về Nhân quyền Việt Nam

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

2015-05-07
Dân Biểu Alan Lowenthal tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày 4 tháng 5, 2015.
Dân biểu Alan Lowenthal tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày 4/5/2015.  Courtesy of Văn phòng Dân biểu Alan Lowenthal
Your browser does not support the audio element.

Dân Biểu Liên bang Alan Lowenthal đang có mặt với phái đoàn Nhân quyền của Hoa kỳ trong chương trình Đối thoại nhân quyền lần thứ 19 diễn ra tại Hà nội vào ngày hôm nay 7 tháng 5 năm 2015. Trước đó ông đã gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ,  thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung tại Sài Gòn cũng như thăm viếng Nghĩa trang quân đội Biên hòa trong dịp này. Mặc Lâm có cuộc trao đổi ngắn với ông sau đây

Dân là gì trong mắt chính quyền?



Cao Huy Huân – VOA

Sài Gòn đang bước vào những ngày bận rộn để “chào mừng” cái gọi là “đất nước tròn 40 năm giải phóng và hòa hợp hai miền Nam-Bắc”. Nhiều khi bắt gặp vài ba câu chuyện hồi tưởng của các vị gắn bó với chiến trường Việt Nam suốt mấy chục năm ròng. Không ít trong số họ với những bộ đồ bạc màu cần cù lao động sau chiến đấu. Nhưng cũng kịp ngồi lại mời khách vài ly trà, lục lại ký ức như mới hôm qua về những nỗi khổ nếm mật nằm gai, về những khoảnh khắc chiến đấu không mệt mỏi bên nòng súng đến điếc cả tai, và cả những vết thương lòng khi đồng đội lần lượt nằm xuống ngay bên cạnh mình. Tất nhiên họ không quên kể, bằng ánh mắt rực sáng của những người chiến thắng.

Nếu thật thế thì nghiêm trọng quá!


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.

Bùi Tín – VOA

Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sang Bắc Kinh trong chuyến đi thăm chính thức theo lời mời của ông Tập Cận Bình.Chuyến đi cập rập không được chuẩn bị từ trước, vội vã chỉ để đi trước cuộc sang Hoa Kỳ để gặp Tổng thống Obama đã được ấn định trong tháng 5 này. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 4, 2015.

Trung Quốc ngăn tàu Việt Nam gặp nạn vào Trường Sa sửa chữa

Nguyentandung

Thứ tư, 06/05/2015, 09:06 (GMT+7)
(Thời sự) – Ông Dương Minh Thạnh (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) chiều 5-5 liên lạc từ ngư trường Trường Sa về cho biết một ngày trước, tàu cá QNg 96293 TS của ông Nguyễn Thành Châu (xã An Hải) với 16 lao động đang khai thác hải sản tại khu vực đá GaVen (quần đảo Trường Sa) thì bị hư máy.
4b_IVWH

Nghĩ về chuyện cầm bút và bồi bút

Viettusaigon – RFA

000_DM-Hkg10172879.jpg
Nhiếp ảnh gia chiến tranh Việt Nam Đinh Quang Thanh, 80 tuổi, đang đưa hình ảnh máy bay trực thăng Mỹ bị rơi trên đường phố Sài Gòn vào ngày 30/4/1975 trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại Hà Nội hôm 25/3/2015  AFP photo
(Có audio)

Trong vài ngày trở lại đây, kể từ khi lễ kỉ niệm “40 năm giải phóng miền nam” bắt đầu rục rịch cho đến khi nó kết thúc, rồi sang ngày Báo Chí Thế Giới, báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều nhân vật “gương mẫu”, tiêu biểu, từ các đồng chí cựu chiến binh xuất hiện trên truyền hình với những chuyện xuất thần cho đến các đồng chí xuất hiện trên báo, nếu không xuất thần thì cũng xuất chúng, nói chung là xuất…!

‘Việt Nam nên phá giá tiền đồng’

BBC


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phá giá tiền đồng so với đồng đôla 1% hồi đầu năm nay

Việt Nam nên phá giá tiền đồng để tránh thâm hụt kép về tài chính lẫn thương mại trong năm nay, theo báo cáo mới nhất của HSBC.

Ngày 30/04 có thật là như thế?

Bà Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn

BBC


Bà Võ Thị Hảo (bìa phải) trong một cuộc tuần hành ở Hà Nội
Nhà văn Võ Thị Hảo vừa phản hồi về việc Hội Nhà văn Việt Nam “gạch tên” chín hội viên, những người tham gia tổ chức có tên Văn đoàn độc lập Việt Nam, bằng tuyên bố từ bỏ hội này.
Trước đó bà cũng đã chính thức xin cư trú chính trị tại Đức, theo nguồn tin của BBC.