Trịnh Hội Gửi tới BBC từ Manila
Mấy tuần trước, tôi tình cờ
đọc một bài báo khẳng định rằng vào dịp kỷ niệm lần thứ 40 sự thất trận
của Sài Gòn trước các lực lượng cộng sản Bắc Việt, quốc gia nay là Việt
Nam đã vượt qua được quá khứ và một thế hệ trẻ thích mua sắm đang chạy
theo lối sống Âu Mỹ và hưởng thụ những thành quả về mặt kinh tế.
Tác giả là một Việt Kiều (một người Việt hải ngoại, một thuật ngữ ám chỉ những người lớn lên ở phương Tây) cũng giống như tôi.Cô tỏ vẻ kinh ngạc vì chỉ bốn thập niên sau khi thoát khỏi chiến tranh, nhiều cựu “thuyền nhân” đã biết cách xoay sở để tìm vận may làm giàu ở một nước mà cha mẹ họ đã bỏ chạy trong hoảng loạn và nước mắt.
Tuy nhiên cô nhìn nhận, không phải Việt Kiều nào cũng có thể vượt qua chuyện đau buồn. “Một số người bị ám ảnh bởi chiến tranh và áp bức,” cô viết.
Lúc đó, tôi thấy nhận định của bài viết gần như quá ngu ngơ và ấu trĩ.
Và đáng ngại hơn thế nữa, người viết có sức thuyết phục, trích dẫn nhiều Việt Kiều, kể cả Henry Nguyễn, một chuyên gia cũ của Goldman Sachs, tốt nghiệp Harvard, người mà năm ngoái đã đưa McDonald’s vào Việt Nam.
Ngẫu nhiên, Henry Nguyễn không phải ai khác mà là con rể của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu một người có căn bản như tác giả mà không nhận thức được những lý do đích thực vì sao nhiều người Việt Nam ở nước ngoài vẫn chọn không chịu về quê hương mình sau 40 năm, thì chúng ta còn ao ước gì trên thế gian này?
Thật quá đơn giản để cho rằng vì quá khứ cay đắng đã cản đường về của họ. Trong thực tế, đối với nhiều người, điều đó thật ra không đúng sự thật.
Mà chính ra, họ không muốn quay trở lại bởi vì những vi phạm nhân quyền trắng trợn vẫn tiếp tục bởi cùng một chế độ mà đã hãm hại họ.
Hãy tưởng tượng chế độ phát xít Đức Quốc xã vẫn nắm giữ quyền lực của mình tại nước Đức. Có ai dám giả định giống như thế không?
Cộng sản Việt Nam rõ ràng không phải là Đức Quốc Xã. Chế độ này không tạo ra những cánh đồng chết như Pol Pot đã làm ở Campuchia, cũng như họ chưa bao giờ sử dụng các buồng hơí ngạt để tiêu diệt các nhóm thiểu số.
Hoà bình cần công lý
Nhưng những gì chế độ Việt Nam thi hành là bóp nghẹt làm bặt tiếng những người bất đồng chính kiến bằng cách đàn áp những người thách thức quyền lực tuyệt đối của họ.Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà văn đấu tranh, đã bị kết án 16 năm tù vì đã cùng chấp bút một tuyên ngôn chính trị mang tên “Con đường Việt Nam.”
Một nhóm tự lập khác dựa trên đức tin, phát xuất ở miền Trung Việt Nam được biết qua danh xưng Bia Sơn đã bị giải tán cách đây hai năm với tất cả 22 nhà hoạt động trong nhóm bị bố ráp và bỏ tù, bị giam từ 10 năm đến chung thân.
Cho nên, vì thế, không chỉ đơn giản mà còn sai khi sử dụng một cụm từ nhàm chán để giải thích sự căng thẳng sâu sắc giữa 4.000.000 người trong cộng đồng Việt và nhóm quyền lực thống trị ở Việt Nam.
Chuyện phân chia không chỉ đơn thuần là một bi hài kịch.
Thay vào đó, nó nói về một cộng đồng lưu vong, 40 năm sau cuộc di tản tìm tự do, họ không muốn gì hơn là mang lại các quyền tự do đó trên quê hương của họ.
Có lẽ tôi không nên chê trách nhà văn Việt Kiều này mà có lẽ đã không lớn lên dưới chế độ cộng sản như tôi. Bởi vì chuyện làm tôi không ngớt cảm thấy bàng hoàng và kinh ngạc là một cuộc tranh luận thiếu vắng trầm trọng ở Việt Nam cũng như những gì đang xảy ra ở đó.
Một lập luận phổ biến trong báo giới thường nói về một cuộc chiến tranh do Mỹ chủ trương, bị mang tiếng bại trận một cách thảm hại hoặc một quốc gia hùng hổ đi lên đang thu hút các nhà đầu tư và các người du lịch ba lô.
Chỉ mới tuần trước, nhà báo Anh nổi tiếng Nick Davies đã viết một bài (trên trang The Guardian) có tựa đề “Việt Nam 40 năm sau: Làm thế nào một chiến thắng của cộng sản đã nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản lũng đoạn”
Dành nhiều tra cứu của ông về nguyên nhân và tàn phá của chiến tranh đã mang lại cho Việt Nam, Davies ghi nhận “Mỹ đã bỏ lại một Việt Nam trong tình trạng hủy hoại thể chất như thế nào.”
Rất lạ lùng khi thực tế hàng trăm ngàn các quân cán chính miền Nam đã bị gửi vào các “trại cải tạo” bởi bên thắng cuộc không hề được đả động đến trong bài viết của ông Davies.
Cũng như dữ kiện hơn một triệu thuyền nhân Việt Nam đã không bỏ trốn trong chiến tranh nhưng đã trốn khỏi Việt Nam trong thời bình.
Đối với nhiều người, trên thực tế, hòa bình đã không bao giờ xuất diện trên quê hương của họ, và nhất định không đến từ cái ngày định mệnh năm 1975.
Là một người tị nạn nổi tiếng, Albert Einstein, đã nhận xét: “Hòa bình không phải chỉ là không có chiến tranh, nhưng thiếu mất sự hiện diện của công lý.”
Có lẽ là một sự nhận thực đến chậm, tuy nhiên, ít ra đối với phong trào phản chiến có ý thức trong những năm 60 của Mỹ. Đó là một thực tế đối với Việt Nam là rốt cuộc họ đã gặt hái được sự tồi tệ nhất của cả hai thể chế: là một nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đoán với sự thái quá không kềm chế của chủ nghĩa tư bản.
Từ đó một dân tộc đã bị cướp cả quyền làm người và cơ hội phát triển của họ, trong khi giới cầm quyền bỏ ”đầy túi tham của mình và núp đằng sau những ngôn từ của cách mạng,” và điều đó, Davies đã kết luận, là lời nói dối lớn nhất.
Ước gì ông và thế giới đã đi đến kết luận như vậy cách đây 40 năm.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Trịnh Hội, một luật sư Úc gốc Việt đang làm cho VOICE, một tổ chức NGO giúp phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam. Bản tiếng Anh của bài đã đăng trên trang USToday ở đường dẫn này. Bản tiếng Việt do Thái Anh từ Hoa Kỳ chuyển ngữ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét