Kính Hòa, phóng viên RFA
<
Trong tháng Tư năm 2015, một học viện mang tên là Viện nghiên cứu Hoa kỳ – Trung quốc được thành lập tại Virginia, gần thủ đô nước Mỹ. Đây là một tổ chức được gọi là tư vấn độc lập (Think Tank) của người Trung quốc được nói là để nghiên cứu các vấn đề trên biển, trong đó có biển Đông. Báo chí Mỹ đưa tin rằng tổ chức này có quan hệ chặt chẽ với Viện nghiên cứu Nam hải của Trung quốc vốn có nhà nước Trung quốc đứng đằng sau. Sau đây là ý kiến của một số nhà quan sát và nghiên cứu về biển Đông mà Kính Hòa ghi nhận được về sự thành lập của tổ chức này của Trung quốc.
Thủ thuật mới của Trung quốc
Một người nghiên cứu trẻ tuổi các vấn đề về biển Đông là nhà báo Đoan Trang khi nghe tin này thì cảm thấy lo ngại:
“Xưa nay mình đã yếu thế hơn họ rồi. Tôi thấy lo ngại. Bây giờ mình phải làm gì?Càng ngày càng thấy yếu thế hơn họ, về quân sự, về con người.”
Cô nói thêm là thời gian gần đây Trung quốc ngày càng cố gắng sử dụng cái gọi là sức mạnh mềm của họ để mở rộng thanh thế, tạo điều kiện thuận lợi cho các tranh giành, cạnh tranh của họ trên thế giới.
Trong câu chuyện tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, theo thạc sĩ Hoàng Việt thì do người Trung quốc không có lý lẽ mạnh nên họ đã bắt đầu sử dụng những biện pháp khác:
“Thứ nhất là Trung quốc mua chuộc một số học giả. Ví dụ như Tiến sĩ Mark Valencia người Hoa Kỳ, trước đây ông có những bài viết mang tính khách quan, nhưng gần đây ông nhận được một quĩ nghiên cứu của Viện nghiên cứu biển Nam hải của Trung quốc đặt trên đảo Hải Nam thì những bài viết của ông bắt đầu nghiên về phía ủng hộ Trung quốc rất nhiều. Nhiều học giả cũng cho tôi biết là mặc dù Trung quốc nói là họ không quan tâm đến vụ Philippines kiện họ ở biển Đông, nhưng Trung quốc cũng nhóm họp các học giả có quan điểm ủng hộ Trung quốc để phân tích, đưa ra những luận điểm ủng hộ Trung quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người từng làm giám đốc một Think tank tại Hà nội nay đã bị giải tán vì những đạo luật của nhà nước Việt nam, cũng theo dõi sát sự việc thành lập think tank của Trung quốc về biển Đông tại Washinton DC:
“Tôi nghĩ đây là một bước đi rất là khôn của Trung quốc. Họ đặt cái tổ chức của họ ở Arlington ngay sát DC, buổi đầu tiên thì họ kéo Kissinger đến. Họ nói họ là độc lập, nhưng thực sự đây là bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh, để ru ngủ những người Mỹ rằng họ là chính đáng ở biển Đông.”
Ông Kissinger vốn là cựu Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ trong chiến tranh Việt nam và cũng có tiếng là có những quan điểm thân Trung quốc.
Bà Nong Hong, một người tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Alberta ở Canada được báo chí Mỹ trích lời nói rằng học viện mà bà đang đứng đầu không đại diện cho chính phủ Trung quốc.
Việt nam nên làm gì?
Ngoài việc thành lập tổ chức tư vấn của riêng mình, Trung quốc cũng đóng góp nhiều cho các tổ chức tư vấn độc lập tại Mỹ, ví dụ như là Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS)tại thủ đô nước Mỹ, nơi cũng hay tổ chức những buổi hội thảo về biển Đông. Vào năm ngoái truyền thông Mỹ tiết lộ rằng Trung tâm này nhận những khoản tiền trợ giúp từ các chính phủ nước ngoài, trong đó ngoài Trung quốc còn có Việt nam.
“Chính phủ Việt nam hỗ trợ tài chính cho CSIS thì tôi cho rằng đó cũng là điều hoan nghênh. Tuy nhiên điều đó thôi chưa đủ mà phải xây dựng các think tank từ phía Việt nam để truyền bá quan điểm mạnh hơn từ phía Việt nam, cho đến bây giờ quốc tế cũng ít biết quan điểm chính thức của Việt nam nó như thế nào.”
Ông cũng nói thêm là về đường dài thì Việt nam không thể đọ được với Trung quốc bằng cách tiếp cận bằng tài chính. Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì nhận xét:
“Cái cách tiếp cận như thế hay gọi là lobby cũng là một chuyện bình thường ở Mỹ. Và rất đáng tiếc là cái cuộc sống học thuật, nhất là học thuật xã hội ở Mỹ nó như vậy, và tôi nghĩ là ở những nước khác cũng thế. Tôi nghĩ đấy không phải là một tập quán lành mạnh nhưng cuộc sống nó là như vậy.”
Câu chuyện thành lập Viện nghiên cứu này làm nhiều người nghĩ đến các học viện Khổng tử mà Trung quốc thiết lập khắp nơi trên thế giới trong mấy năm qua. Và thời gian gần đây nhiều trường Đại học tại phương Tây từng chấp nhận học viện Khổng tử lại muốn chấm dứt quan hệ với tổ chức này. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Những nơi có học viện Khổng tử người ta không mặn mà nữa. Đối với viện này thì ban đầu có thể họ làm được chuyện này chuyện kia, nhưng dần dần các học giả Mỹ thấy chân tướng của nó, thì họ hoạt động không phải là dễ đâu.”
Ông cho rằng phải là những tổ chức tư vấn mang tính chất học thuật thực sự độc lập thì mới tồn tại dài lâu được.
Thạc sĩ Hoàng Việt thì nói rằng chân lý chỉ có một nên dù Trung quốc có thực thi thủ thuật nào thì sự thật trên biển Đông vẫn là sự thật. Tuy nhiên ông cũng cho rằng đứng trước những hành động mới của Trung quốc như vậy thì cũng nên đặt câu hỏi ra cho những người Việt nam, và đặc biệt là chính phủ Việt nam là phải nên làm gì.
Trong tháng Tư năm 2015, một học viện mang tên là Viện nghiên cứu Hoa kỳ – Trung quốc được thành lập tại Virginia, gần thủ đô nước Mỹ. Đây là một tổ chức được gọi là tư vấn độc lập (Think Tank) của người Trung quốc được nói là để nghiên cứu các vấn đề trên biển, trong đó có biển Đông. Báo chí Mỹ đưa tin rằng tổ chức này có quan hệ chặt chẽ với Viện nghiên cứu Nam hải của Trung quốc vốn có nhà nước Trung quốc đứng đằng sau. Sau đây là ý kiến của một số nhà quan sát và nghiên cứu về biển Đông mà Kính Hòa ghi nhận được về sự thành lập của tổ chức này của Trung quốc.
Thủ thuật mới của Trung quốc
Một người nghiên cứu trẻ tuổi các vấn đề về biển Đông là nhà báo Đoan Trang khi nghe tin này thì cảm thấy lo ngại:
“Xưa nay mình đã yếu thế hơn họ rồi. Tôi thấy lo ngại. Bây giờ mình phải làm gì?Càng ngày càng thấy yếu thế hơn họ, về quân sự, về con người.”
Cô nói thêm là thời gian gần đây Trung quốc ngày càng cố gắng sử dụng cái gọi là sức mạnh mềm của họ để mở rộng thanh thế, tạo điều kiện thuận lợi cho các tranh giành, cạnh tranh của họ trên thế giới.
Trong câu chuyện tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, theo thạc sĩ Hoàng Việt thì do người Trung quốc không có lý lẽ mạnh nên họ đã bắt đầu sử dụng những biện pháp khác:
“Thứ nhất là Trung quốc mua chuộc một số học giả. Ví dụ như Tiến sĩ Mark Valencia người Hoa Kỳ, trước đây ông có những bài viết mang tính khách quan, nhưng gần đây ông nhận được một quĩ nghiên cứu của Viện nghiên cứu biển Nam hải của Trung quốc đặt trên đảo Hải Nam thì những bài viết của ông bắt đầu nghiên về phía ủng hộ Trung quốc rất nhiều. Nhiều học giả cũng cho tôi biết là mặc dù Trung quốc nói là họ không quan tâm đến vụ Philippines kiện họ ở biển Đông, nhưng Trung quốc cũng nhóm họp các học giả có quan điểm ủng hộ Trung quốc để phân tích, đưa ra những luận điểm ủng hộ Trung quốc.
Gần đây thì Trung quốc thành lập một think tank ngay ở Hoa Kỳ, và người đứng đầu không ai khác hơn là Nong Hong trước đây là Phó giám đốc Viện nghiên cứu Nam hải. Nước Mỹ là nơi tự do thành lập các think tank nên Trung quốc lợi dụng cái điều này để tuyên truyền, lobby, ru ngủ thế giớiGần đây thì Trung quốc thành lập một think tank ngay ở Hoa Kỳ, và người đứng đầu không ai khác hơn là Nong Hong trước đây là Phó giám đốc Viện nghiên cứu Nam hải. Nước Mỹ là nơi tự do thành lập các think tank nên Trung quốc lợi dụng cái điều này để tuyên truyền, lobby, ru ngủ thế giới bằng luận điệu của họ đối với vấn đề biển Đông.”
Thạc sĩ Hoàng Việt
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người từng làm giám đốc một Think tank tại Hà nội nay đã bị giải tán vì những đạo luật của nhà nước Việt nam, cũng theo dõi sát sự việc thành lập think tank của Trung quốc về biển Đông tại Washinton DC:
“Tôi nghĩ đây là một bước đi rất là khôn của Trung quốc. Họ đặt cái tổ chức của họ ở Arlington ngay sát DC, buổi đầu tiên thì họ kéo Kissinger đến. Họ nói họ là độc lập, nhưng thực sự đây là bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh, để ru ngủ những người Mỹ rằng họ là chính đáng ở biển Đông.”
Ông Kissinger vốn là cựu Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ trong chiến tranh Việt nam và cũng có tiếng là có những quan điểm thân Trung quốc.
Bà Nong Hong, một người tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Alberta ở Canada được báo chí Mỹ trích lời nói rằng học viện mà bà đang đứng đầu không đại diện cho chính phủ Trung quốc.
Việt nam nên làm gì?
Ngoài việc thành lập tổ chức tư vấn của riêng mình, Trung quốc cũng đóng góp nhiều cho các tổ chức tư vấn độc lập tại Mỹ, ví dụ như là Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS)tại thủ đô nước Mỹ, nơi cũng hay tổ chức những buổi hội thảo về biển Đông. Vào năm ngoái truyền thông Mỹ tiết lộ rằng Trung tâm này nhận những khoản tiền trợ giúp từ các chính phủ nước ngoài, trong đó ngoài Trung quốc còn có Việt nam.
Tôi nghĩ đây là một bước đi rất là khôn của Trung quốc. Họ đặt cái tổ chức của họ ở Arlington ngay sát DC, buổi đầu tiên thì họ kéo Kissinger đến. Họ nói họ là độc lập, nhưng thực sự đây là bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh, để ru ngủ những người Mỹ rằng họ là chính đáng ở biển ĐôngNói về việc đóng góp tài chính này của Việt nam vào Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng:
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
“Chính phủ Việt nam hỗ trợ tài chính cho CSIS thì tôi cho rằng đó cũng là điều hoan nghênh. Tuy nhiên điều đó thôi chưa đủ mà phải xây dựng các think tank từ phía Việt nam để truyền bá quan điểm mạnh hơn từ phía Việt nam, cho đến bây giờ quốc tế cũng ít biết quan điểm chính thức của Việt nam nó như thế nào.”
Ông cũng nói thêm là về đường dài thì Việt nam không thể đọ được với Trung quốc bằng cách tiếp cận bằng tài chính. Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì nhận xét:
“Cái cách tiếp cận như thế hay gọi là lobby cũng là một chuyện bình thường ở Mỹ. Và rất đáng tiếc là cái cuộc sống học thuật, nhất là học thuật xã hội ở Mỹ nó như vậy, và tôi nghĩ là ở những nước khác cũng thế. Tôi nghĩ đấy không phải là một tập quán lành mạnh nhưng cuộc sống nó là như vậy.”
Những nơi có học viện Khổng tử người ta không mặn mà nữa. Đối với viện này thì ban đầu có thể họ làm được chuyện này chuyện kia, nhưng dần dần các học giả Mỹ thấy chân tướng của nó, thì họ hoạt động không phải là dễ đâuTheo truyền thông Mỹ đưa tin thì hiện nay một vấn đề quan trọng của tổ chức nghiên cứu về biển Đông này của Trung quốc là phải chứng minh cho mọi người thấy rằng họ thực sự độc lập với nhà nước Trung quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Câu chuyện thành lập Viện nghiên cứu này làm nhiều người nghĩ đến các học viện Khổng tử mà Trung quốc thiết lập khắp nơi trên thế giới trong mấy năm qua. Và thời gian gần đây nhiều trường Đại học tại phương Tây từng chấp nhận học viện Khổng tử lại muốn chấm dứt quan hệ với tổ chức này. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Những nơi có học viện Khổng tử người ta không mặn mà nữa. Đối với viện này thì ban đầu có thể họ làm được chuyện này chuyện kia, nhưng dần dần các học giả Mỹ thấy chân tướng của nó, thì họ hoạt động không phải là dễ đâu.”
Ông cho rằng phải là những tổ chức tư vấn mang tính chất học thuật thực sự độc lập thì mới tồn tại dài lâu được.
Thạc sĩ Hoàng Việt thì nói rằng chân lý chỉ có một nên dù Trung quốc có thực thi thủ thuật nào thì sự thật trên biển Đông vẫn là sự thật. Tuy nhiên ông cũng cho rằng đứng trước những hành động mới của Trung quốc như vậy thì cũng nên đặt câu hỏi ra cho những người Việt nam, và đặc biệt là chính phủ Việt nam là phải nên làm gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét