Tễu
Tễu bình: Rất thông cảm với gia đình Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm phát biểu với tư cách người thân của liệt sĩ. Đọc xong bài này, thấy rằng hiểu biết của bà Đặng Kim Trâm về văn học, về thể ký, và về văn bản học rất khiêm tốn.Hơn nữa! Trước kia, lúc đang thời sự nóng hổi thì gia đình và bộ máy tuyên truyền hướng đến di sản của Đặng Thùy Trâm như một chứng cứ lịch sử, người thật việc thật. Nhưng khi vấp phải sự bình luận, phản biện, phê bình, nghi ngờ của dư luận thì lại bảo di sản đó “không phải là một tài liệu lịch sử”. Thế là sao!?
Đặng Thùy Trâm là một con người thật (khác hẳn với anh hùng Lê Văn Tám bịa đặt). Nhật ký của cô là có thực, không phải ngụy tạo, vậy thì tại sao lại dám thêm dù chỉ một chữ (mà không có chú thích rõ là chữ này là thêm vào). Ông Vương Trí Nhàn là một nhà nghiên cứu có tăm tiếng, có hiểu biết về văn học và văn hóa sao lại làm việc ấy?!
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm không phải là một tài liệu lịch sử”
An Khê thực hiện
Báo Lao động số 102
7:56 AM, 08/05/2015
“Cuốn nhật ký được in ra dưới dạng một xuất bản phẩm, chứ không phải là một tài liệu lịch sử. Và đó là quyền lựa chọn của gia đình, ai đó khác không thể yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ được. Những người to tiếng trong chuyện này, tôi đồ là có khi họ còn chẳng đọc kỹ cả bản gốc lẫn cuốn sách…” – chị Đặng Kim Trâm, em gái liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, cũng chính là người đã thực hiện những thao tác biên tập đầu tiên với cuốn nhật ký, lên tiếng về việc cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” – vừa bị cho là đã được cắt gọt đáng kể so với bản gốc, gây nghi ngờ về độ trung thực…
<?> Là người đánh máy và biên tập bản thảo lần 1, chị có can thiệp nhiều về mặt nội dung?
– Có, nhưng không nhiều, chủ yếu là các lỗi chính tả, một vài từ khó hiểu và một vài câu hơi lủng củng do người viết sơ ý và chỉ định viết riêng cho mình. Phần cắt gọt nhiều nhất có chăng là tôi đã để lại một ngày trong số những ngày được ghi chép thay vì công bố nó, bởi nó là câu chuyện hết sức riêng tư của chị Thùy (liệt sĩ Đặng Thùy Trâm – PV). Nhưng rốt cuộc thao tác đó của tôi cũng trở nên thừa khi mới đây bản gốc của nó (hiện đang được lưu giữ tại kho lưu trữ của Trung tâm Việt Nam (ĐH Texas, Mỹ) sau khi được số hóa, đưa lên mạng đã trình làng nguyên bản. Sau này, khi bản thảo được chuyển đến tay nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn – biên tập viên NXB Hội Nhà văn Việt Nam, thì cuốn nhật ký được biên tập thêm lần nữa với mục đích đưa đến bạn đọc một xuất bản phẩm sáng rõ nhất có thể, nhưng cũng không can thiệp gì nhiều. Đừng quên, cuốn nhật ký được in ra dưới dạng một xuất bản phẩm, chứ không phải là một tài liệu lịch sử. Và đó là quyền lựa chọn của gia đình, ai đó khác không thể yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ được. Những người to tiếng trong chuyện này, tôi đồ là có khi họ còn chẳng đọc kỹ cả bản gốc lẫn cuốn sách…
<?> Công bố hay không công bố, công bố toàn bộ hay từng phần, đó đương nhiên là quyền của chủ sở hữu, nhưng hẳn chị cũng biết, yêu cầu số 1 của thể ký là sự trung thực, nhất là khi nó chứa đựng những thông tin liên quan đến thời cuộc, lịch sử… Lòng tin không dễ gì có được, qua một cuốn sách, vậy liệu có đáng để bị rơi rụng không chỉ vì một vài đối chiếu, nghi ngờ nhỏ?
– Cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được xuất bản tròn đúng 10 năm, đã được dịch ra 20 thứ tiếng và nhận về nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí đối nghịch, nhưng tôi chưa bao giờ lên tiếng. Tuy nhiên, lần này thì tôi không im lặng nữa vì những lẽ sau: Đành rằng, tôi có thể bỏ qua ý kiến khen chê về cuốn sách, về người biên tập, về việc xuất bản cuốn sách…, bởi một khi một cuốn sách đã được xuất bản thì nó có cuộc đời của nó, tôi không muốn và không thể can thiệp vào đó. Nhưng một khi ai đó đã vì bất đồng chính kiến hoặc vì một định kiến nào đó mà cố tình dựng chuyện, bôi nhọ và chà đạp lên danh dự một con người, đặc biệt đó là một người đã khuất, thì tôi thấy không thể chấp nhận được. Nhiều người khuyên tôi nên kiện kẻ đã cố tình bôi nhọ, nhưng cuối cùng tôi đã không chọn cách đó. Vì tôi tin chị Thùy của tôi cũng sẽ không chọn cách đó. Đó không phải là tinh thần của chị Thùy. Chiến tranh đã qua rồi, không nên dựng thêm bờ chiến tuyến nào nữa với bất kỳ lý do nào.
Xin nhắc lại, cuốn sách không phải là một tư liệu lịch sử, vậy nên ai muốn dò đến ngọn nguồn sự thật theo hướng tiếp cận lịch sử thông qua một cuốn nhật ký chiến tranh thì làm ơn tìm đến bản gốc (đã được công bố trên mạng). Còn nếu như bạn không quá quan trọng điều đó mà quan tâm nhiều hơn đến những giá trị nhân văn khác nữa thì bạn có thể tìm đọc cuốn sách đã được xuất bản và biên tập theo như cách nhiều cuốn nhật ký chiến tranh nổi tiếng khác trên thế giới cũng đã được biên tập.
Nhưng dù đọc cả hai bản và tìm thấy một vài điểm khác nhau (mà theo tôi là không nhiều) trong đó, tôi cũng không nghĩ là bạn lại có thể dễ dàng đổ vỡ hay rơi rụng niềm tin mà bạn đã có được kia. Lẽ tự nhiên, cái gì khó có thì cũng khó mất, niềm tin do đó sẽ ở lại.
– Xin cảm ơn chị.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Nếu một cuốn nhật ký cần biên tập lại cho
câu cú văn phạm sáng sủa là việc nên làm (như ý kiến của anh Vương Trí
Nhàn), miễn là nó không bóp méo đi sự thật: Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm không
có những suy nghĩ, hành động dám xả thân, mà biên tập sai bản chất con
người Đặng Thùy Trâm, biến sự hèn nhát thành anh hùng. Nếu vì những bất
bình của nhiều tiêu cực hiện tại mà đụng vào phần thiêng liêng của một
thế hệ với cả một con người đã khuất thì sẽ gặp phải sự lên án của hàng
triệu nhân chứng sống còn đây. Với tôi, một thời đại đã đi qua và một
thời đại đã thực sự có hàng vạn, hàng vạn chứ không phải ít, đã dám hy
sinh cho đất nước, chiến đấu, công tác, hoạt động kháng chiến chống Mỹ
tới giọt máu cuối cùng của đời họ…”. P.V ghi
____________
Tễu bình: Rất thông cảm với gia đình Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm phát biểu với tư cách người thân của liệt sĩ. Đọc xong bài này, thấy rằng hiểu biết của bà Đặng Kim Trâm về văn học, về thể ký, và về văn bản học rất khiêm tốn.
Tễu bình: Rất thông cảm với gia đình Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm phát biểu với tư cách người thân của liệt sĩ. Đọc xong bài này, thấy rằng hiểu biết của bà Đặng Kim Trâm về văn học, về thể ký, và về văn bản học rất khiêm tốn.
Hơn nữa! Trước kia, lúc đang thời sự nóng hổi thì gia đình và
bộ máy tuyên truyền hướng đến di sản của Đặng Thùy Trâm như một chứng
cứ lịch sử, người thật việc thật. Nhưng khi vấp phải sự bình luận, phản
biện, phê bình, nghi ngờ của dư luận thì lại bảo di sản đó “không phải là một tài liệu lịch sử”. Thế là sao!?
Đặng Thùy Trâm là một con người thật (khác hẳn với anh hùng Lê
Văn Tám bịa đặt). Nhật ký của cô là có thực, không phải ngụy tạo, vậy
thì tại sao lại dám thêm dù chỉ một chữ (mà không có chú thích rõ là chữ
này là thêm vào). Ông Vương Trí Nhàn là một nhà nghiên cứu có tăm
tiếng, có hiểu biết về văn học và văn hóa sao lại làm việc ấy?!
Độc giả Doan Hoa: Tôi tin rằng cuốn nhật ký này (và giống như hàng ngàn, hàng vạn cuốn nhật ký khác) được viết ra để chủ nhân của chúng tự tâm sự với chính mình trong những ngày chiến tranh ác liệt đó nên rất chân thật. Không ai trong số họ nghĩ mình sẽ chết mặc dù cái chết luôn kề bên cạnh và họ tin rằng sau này, khi cuộc sống trở lại thanh bình thì những dòng tâm tư đó sẽ là kỷ niệm của một chặng đường đời và thỉnh thoảng họ sẽ lại nhớ đến nó khi đọc lại những tâm tư của mình. Không ai viết nhật ký cho đảng, cho chính phủ. Việc sửa đổi nội dung nhật ký để phục vụ một mục đích nhất định là điều cần phải lên án.
Độc giả Doan Hoa: Tôi tin rằng cuốn nhật ký này (và giống như hàng ngàn, hàng vạn cuốn nhật ký khác) được viết ra để chủ nhân của chúng tự tâm sự với chính mình trong những ngày chiến tranh ác liệt đó nên rất chân thật. Không ai trong số họ nghĩ mình sẽ chết mặc dù cái chết luôn kề bên cạnh và họ tin rằng sau này, khi cuộc sống trở lại thanh bình thì những dòng tâm tư đó sẽ là kỷ niệm của một chặng đường đời và thỉnh thoảng họ sẽ lại nhớ đến nó khi đọc lại những tâm tư của mình. Không ai viết nhật ký cho đảng, cho chính phủ. Việc sửa đổi nội dung nhật ký để phục vụ một mục đích nhất định là điều cần phải lên án.
_____________
Phụ lục của Tễu Blog:
1- Về cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, xin xem tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_k%C3%BD_%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%B9y_Tr%C3%A2m
2. Nhật ký Đặng Thùy Trâm – Bản gốc. Quyển 1
3. Nhật ký Đặng Thùy Trâm – Bản gốc. Quyển 2
*********************************************
Tôi đồng ý với ý kiến này của bạn Doan Hoa và cũng lấy làm ngạc nhiên y như bác Tễu đã bình: “Trước kia, lúc đang thời sự nóng hổi thì gia đình và bộ máy tuyên truyền hướng đến di sản của Đặng Thùy Trâm như một chứng cứ lịch sử, người thật việc thật. Nhưng khi vấp phải sự bình luận, phản biện, phê bình, nghi ngờ của dư luận thì lại bảo di sản đó “không phải là một tài liệu lịch sử”. Thế là sao!?”
Riêng với Đặng Thùy Trâm thì tôi tin rằng nay cô đang thanh thản nơi chốn vĩnh hằng, và thông điệp của cô với tất cả chúng ta là đừng bao giờ, tuyệt đối đừng bao giờ tái diễn cảnh nồi da xáo thịt như nó đã được đảng cộng sản phát động và lãnh đạo để không những chém giết đồng bào mà còn gây căm thù, đố kỵ, ghen ghét, thù hận, qua nhiều thế hệ, mãi đến hôm nay 40 năm sau cuộc chiến mà vẫn chưa thể nói với nhau lời xin lỗi, dù là muộn màng.
Chỉ có tiểu thuyết mới thêm bớt, hư cấu mà thôi.
(Người Quảng Bình)
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C3%A0ng_Sao
“Ở nơi đây, ông có viết nhật ký gồm những suy nghĩ của ông về cái gọi là “hậu phương xã hội chủ nghĩa” và sau đó bị tố cáo, đấu tố và cô lập đến nỗi ông có cảm giác không còn được coi là con người mà đã thành “một con vật, một con chó, theo như Hồi ký “Tôi bị bắt (Nhớ lại những năm tháng tôi bị bắt rồi được thả ra và sống như tù)” sau này của ông…
Trả lời
Liệt sĩ ĐTT không phải là nhà văn,viết trong hoàn cảnh không phải là tốt nhất,lại là nhật kí của riêng mình nên chuyện sai chính tả,câu văn lủng củng,riêng tư là điều đương nhiên
Người đọc sẽ cảm nhận được những bản sắc rất riêng đó của liệt sĩ và chắc chắn sẽ rất yêu mến và nhớ lâu
Thật lố bịch khi cho rằng điều đó là không hay,không đẹp để rồi “biên tập” chúng.Chẳng khác gì sữa di chúc của người đã khuất,một hành vi bị coi là tội phạm
Đọc một cuốn nhật kí đã bị “biên tập” chẳng khác gì xem một vở kịch
mà là bản ghi chép lại dựa vào Nhật ký. Cái gì cũng có giá của nó. Thế mới biết cứ cái gì dính đến chính trị là rắc rối, không dễ nuốt đâu, hỡi con người ạ. Như Phu xích nói: nhân loại hỡi, tôi yêu hết thẩy mọi người. Hãy cảnh giác. Cảnh giác ở đây là việc làm của mình.
Tự nhiên tôi thấy…ghét cái bản mặt kia của ông Vương Trí Nhàn.
Xin cảm ơn các quý vị độc giả tham gia diễn đàn của TỄU và xin được chia sẻ cung các quý vị về những ý kiến nhận xét xoay quanh cuốn Nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm !
( Tôi đã phải chờ đợi 10 năm trời để được giải tỏa sự ức chế này !)
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn TỄU ! Xin cảm ơn các quý vị !
Đúng là sản phẩm của VC, nói kiểu nào cũng được!
Trả lời
Hóa ra mình đã bị che mắt. Tình cảm của mình dành cho chị là do đạo diễn của người biên tập. Tôi không ngờ người trí thức như Ông Vương Trí Nhàn lại có cách lập lờ trong biên tập nhật ký ĐTT như vậy, ông ta bị tụt hạng thảm hại trong con mắt của tôi rồi.
Thật ra tôi vẫn thương cảm cho Đặng Thùy Trâm hơn, sau khi xem đầy đủ nhật ký.
Một người con gái đẹp trong một gia đình nền nếp Hà Nội vừa bước vào đời đã bị chặn mất và chặn vĩnh viễn tương lai tươi đẹp của mình bằng bức tường giai cấp. Cô ấy đành phải buông đời mình, đời một cô gái trinh trắng để lo cho gia đình, cho các em của mình, bằng việc làm vợ hờ của một bí thư huyện ủy, để hy vọng có lối thoát tương lai của các em của mình ….. Nước mắt tôi đã rơi vì hiểu được hoàn cảnh của người khác giai cấp với giai cấp cầm quyền (tôi cũng như vậy), phải sống và cố ngóc đầu lên.
Riêng về gia đình của chị Đặng, tôi nghĩ họ không phải muốn lấy nước mắt của người đọc qua nhật ký bi tráng của chị, mà họ còn muốn lấy thứ gì khác nữa cơ !
Quá chuẩn, cảm ơn Doan Hoa đã giúp cho tôi hiểu được vấn đề. Nói dại lở ĐTT thích viết tiểu thuyết thì nó cũng mang ra để nhồi sọ chúng tôi à! Tốt nhất bao giờ nghe những gì CS nói, ai cố để cho CS mượn tiếng nói của mình thì vui lòng chịu phán xét mai sau! Cô Kim Trâm hãy dũng cảm dám làm dám chịu.
Cái sai của người sống, dù là thân nhân của người đã khuất cũng cần phải lên án.
Một nén nhang kính viếng hương hồn liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Mong chị hãy xá tội cho những kẻ đang sống dã ăn mày hư danh người đã khuất.
Chúng ta hãy hỏi, ai, ai là người đầu têu gây ra thảm họa này? Chỉ bao giờ chúng ta trả lời được câu hỏi này, không phải để đào mồ trốc mả người đó lên mà để ngăn chặn không để một con người nào tương tự manh nha tái dựng lại lịch sử đau buồn này. Đó là bài học lịch sử. Và sau đó hãy tha thứ cho nhau những người đồng bào con Lạc cháu Hồng chúng ta.